Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho Cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với tại ngân hàng Eximbank - chi nhánh Bạc Liêu (Trang 78)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

3.1.7 Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho Cán bộ tín dụng

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi tất cả cán bộ tín dụng cần phải có năng lực và trình độ tổng hợp cao. Do đặc thù của công tác tín dụng là giao lưu rộng với nhiều DN, nhiều thành phần kinh tế, luôn lưu động để nắm bắt tình hình kinh tế thị trường, tình hình SXKD của DN có quan hệ tín dụng với NH nên việc lựa chọn cán bộ để giao công tác tín dụng là hết sức quan trọng. Cán bộ được giao công tác này phải hội đủ các điều kiện: trung thực, có tác phong đạo đức tốt, có trình độ kiến thức kinh tế tài chính cần thiết, hay nói cách khác là phải hội đủ độ tin cậy nhằm tránh các rủi ro chủ quan từ cán bộ tín dụng.

Con người là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động nên công tác đào tạo là một trong những biện pháp quan trọng của chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Để giữ vững và phát triển ngoài khả năng của mỗi người, NH cần chú trọng trong việc đào tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ NH đặc biệt là cán bộ tín dụng. Bằng cách phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ. Theo lời khuyên của các chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng thì không có phương pháp phân tích phức tạp nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn trong quản trị rủi ro. Do đó, để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, cần tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hoá và có kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng

NH nên xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần đối với các cá nhân, các đơn vị trực thuộc, các cá nhân người lao động phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên và hạn chế tối đa những tiêu cực có thể xảy ra bằng cách phát động phong trào thi đua rộng rãi vào đầu năm đối với cán bộ nhân viên, đặt ra tiêu chí thi đua cụ thể để nhân viên phấn đấu thực hiện đồng thời cũng đặt ra chế độ kỷ luật nghiêm minh để hạn chế tiêu cực trong cán bộ. Nên phát huy tính dân chủ trong cơ quan khi đề ra các tiêu chí thi đua khen thưởng và kỷ luật.

Hiện nay, tỷ lệ cán bộ có trình độ thạc sỹ tại CN chỉ chiếm 7,73%. Trong những năm tới, CN cần phấn đấu để nâng cao tỷ lệ này. Đồng thời, CN cần tăng số lượng nhân viên tín dụng để giảm bớt áp lực công việc cho mỗi nhân viên.

3.1.8 Thành lập phòng thông tin tín dụng

Thành lập phòng thông tin tín dụng được trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng thông tin tín dụng:

- Tổ chức lưu trữ, thu thập thông tin về KH, thông tin ngành kinh doanh, thông tin về thị trường sản phẩm, đối thủ cạnh tranh của KH, tình kinh kinh tế xã hội, thông tin công nghệ,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về KH vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay cũng như giám sát khoản vay.

- Luôn cập nhật thông tin thường xuyên và có sự sang lọc kỹ càng.

- Tiếp cận với các phương tiện truyền thông, báo chí để khai thác thông tin nhằm nắm bắt thêm các thông tin liên quan đến hoạt động cho vay trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với tại ngân hàng Eximbank - chi nhánh Bạc Liêu (Trang 78)