Nhà nho Huỳnh Thúc Kháng phê phán Truyện Kiều

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà thơ mới Lưu Trọng Lư và bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều Luận văn ThS. Văn học (Trang 49)

1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX

2.4.2.Nhà nho Huỳnh Thúc Kháng phê phán Truyện Kiều

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Huỳnh Thúc Kháng

Huỳnh Thúc Kháng sinh vào khoảng tháng 11 năm 1876, Tự Đức thứ 26. Ông họ Huỳnh, tiểu danh là Huỳnh Thước, trước gọi là Hanh, sau đổi là

48

Thúc Kháng, tự là Giới Sanh, hiệu Mính Viên, quê làng Thanh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Sau sự đàn áp nối tiếp các cuộc biểu tình cự sưu ở các tỉnh miền Trung năm 1908, cụ bị kết án tù chung thân và bị nhốt ở Côn Đảo suốt 13 năm, khi được tự do, năm 1926, ông ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ và được bầu làm viện trưởng. Năm 1928 ông từ chức nghị viện và nghị trưởng, rồi lập ra công ty Huỳnh Thúc Kháng, làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút báo Tiếng dân. Sau này Huỳnh Thúc Kháng tham gia chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa của Hồ Chí Minh.

Huỳnh Thúc Kháng dấn thân vào ngành báo sau những gian truân của một cuộc đời tận tụy với hoạt động tìm giải pháp cho tương lai đất nước. Đỗ tiến sĩ khoa thi Hội năm 1904, Huỳnh Thúc Kháng giùi mài kinh sử từ khi còn trẻ. Nhưng trong khoảng thời gian từ 1900 đến 1905 cụ đã tiếp xúc với các văn thư của các nhà cải cách Trung Quốc và với các bản dịch qua Hoa văn những tác phẩm của các nhà xã hội học phương Tây. Sau đó cụ kết hợp lực lượng với Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế và các nhà nho khác để phát động một phong trào canh tân Việt Nam qua sự tạo dựng một nền giáo dục mới và một xã hội mới.

Trong thời gian 13 năm bị đày ra Côn Đảo, Huỳnh Thúc Kháng được giữ một chân thư kí trong văn phòng của viên giám thị trại giam. Và chính lúc này, cụ đã có cơ hội học tiếng Pháp và đọc sách Pháp, nhờ thế mà đạt được một số vốn hiểu biết có ích sau này.

Sau khi được thả tự do, cụ lập ra tờ báo Tiếng dân, đây là tờ báo chứa đựng tất cả mọi mục của tờ báo hằng ngày: bài xã luận, bản tin, phóng sự đặc biệt...Nhưng nó tỏ rõ sự ưa thích đặc biệt đối với các vấn đề văn học và giáo dục. Ngoài ra còn có những bản tường thuật về những lớp người bị bạc đãi và những bản dịch các tiểu thuyết Trung Hoa hay Pháp đăng dần từng kỳ. Tuy

49

nhiên, tờ báo của cụ lại bị kiểm duyệt nghiêm ngặt và trước những khó khăn về kinh tế nên tờ báo của cụ phải giảm số trang in và thu nhỏ lại. Mục đích của tờ báo ngay từ đầu vẫn là hướng tới quảng đại quần chúng ở miền Trung. Sau này do mâu thuẫn với chính quyền Pháp nên tờ báo Tiếng dân của cụ buộc phải đóng cửa.

Quan điểm đạo đức

Có thể nói rằng từ đầu đến cuối Tiếng dân đều mang dấu ấn của vị chủ biên. Về phương diện này, quan điểm chính trị và văn hóa của tờ báo phần lớn chịu ảnh hưởng căn bản Nho giáo của Huỳnh Thúc Kháng. Thực ra cụ vẫn là một nho sĩ, kể cả khi cụ tỏ rõ những nhược điểm của Nho giáo. Cụ không bác bỏ giá trị của Nho giáo như là một học thuyết đáng quý, giúp ích rất nhiều cho nhân sinh xã hội. Nhà sử học Nguyễn Thế Anh viết về cụ Huỳnh Thúc Kháng như sau “cụ Huỳnh Thúc Kháng, tỏ ra là hiện thân của một loại trí thức được nuôi dưỡng trong Nho giáo và thấm nhuần Nho học” (Nguyễn Thế Anh, Nghiên cứu Huế tập 4- 2002, tr 22-32) vì vậy Huỳnh Thúc Kháng không ngớt cố gắng sống theo những nguyên tắc của các hiền nhân, giữ gìn sự trong sạch và phẩm chất của một nhà Nho chân chính. Đối với cụ, đạo đức phải được đặt trên tài năng; không có đạo đức thì tài năng sẽ chẳng có giá trị gì. Huỳnh Thúc Kháng tin rằng chữ viết phải được dùng trước tiên để trình bày các châm ngôn đạo đức. Do vậy, cụ gán cho tờ báo sứ mệnh giáo dục dân chúng để giải phóng xã hội. Cụ mong muốn dùng tờ báo của cụ làm một công cụ giáo dục để phổ biến tư tưởng tiến bộ và thông tin. Cụ hi vọng nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tinh thần của dân chúng để họ có thể “nhận thức được rằng họ là người Việt Nam” và được trang bị đầy đủ để hoạt động cho sự tiến bộ của xã hội Việt Nam. Sự đổi mới từ bên trong của tờ báo cho thấy vai trò của Tiếng dân có thiên hướng sẵn sàng phê bình, gạt cuộc vận động bất tận chống lại những lề thói lỗi thời cũng như những đổi mới nguy

50

hại, chống lại tất cả những gì nó coi là phi đạo đức bất công và vô nhân đạo. Chính quan điểm đạo đức Nho giáo bảo thủ đã ăn sâu vào tiềm thức của nhà Nho Huỳnh Thúc Kháng nên khi phê phán Truyện Kiều và nhân vật Thúy Kiều cụ tỏ ra nghiêm khắc quá mức.

Quan điểm văn học

Chủ nghĩa truyền thống, dù được giới hạn bởi các khái niệm triết học của chủ nghĩa tiến bộ xã hội mà Huỳnh Thúc Kháng luôn luôn bảo vệ, và đây chính là đặc tính về hình thức và nội dung của Tiếng dân. Tờ báo không thể thoát khỏi một kiểu cách cổ xưa, vì Huỳnh Thúc Kháng chỉ sử dụng chữ quốc ngữ làm phương tiện diễn đạt tư tưởng khi bước vào nghề làm báo. Tuy cụ vận động không biết mệt mỏi cho sự cải thiện ngôn ngữ học này nhưng trong các tác phẩm của cụ vẫn ảnh hưởng bởi các khái niệm văn học cổ điển và văn phong Trung hoa. Cụ cho rằng “văn dùng điển gần như thông lệ của nhà văn, nên thiếu nó không khác gì nhà nghèo thiếu gạo”

Các khái niệm văn học mà Tiếng dân bênh vực cũng chia sẻ cùng một quan điểm đạo đức, quan điểm văn học của cụ là văn chương nghệ thuật phải có một sứ mệnh giáo huấn, và mục đích của chúng là giúp con người nâng cao đời sống tinh thần của mình. Theo cụ, chủ nghĩa duy mĩ là phù phiếm, bởi vì một tác phẩm nghệ thuật trước hết phải phản ánh mối quan hệ giữa con người và thực tế đời sống, nó không thể chỉ được tạo ra làm trò tiêu khiển. Chính quan điểm văn học của cụ như vậy kết hợp với việc đổi mới xã hội và tỏ thái độ thù địch với tiểu thuyết cho nên cụ cương quyết lên án chủ nghĩa lãng mạn mà cụ coi là mầm mống của sự băng hoại đạo đức. Cụ chỉ chấp nhận những tác phẩm có nội dung thiên về khía cạnh giáo huấn đạo đức.

Theo cụ thì nghệ thuật thơ luôn là một phương tiện để giải trí, nếu không thì nó là cách thức biểu lộ các tình cảm sâu kín nhất. Cụ cho rằng nếu thơ phải biểu trưng cho tư tưởng của thi sĩ, nó cũng còn phải phản ánh các

51

thực tế xã hội vào một giai đoạn cụ thể. Bởi vì thi hứng sẽ thành ra vô ích nếu không dựa trên thực tại, dù là thực tại nào đi chăng nữa. Theo cụ thì các tác động qua lại giữa nhà thơ và môi trường sống là điều kiện cần thiết cho việc sáng tạo.

Chủ nghĩa giáo huấn và cổ điển của Huỳnh Thúc Kháng là những lý do giải thích ác cảm của cụ biểu lộ đối với phong trào Thơ mới nẩy nở vào cuối thập niên 1930. Cụ cho rằng đây là phong trào thời thượng ngu xuẩn mà giới trẻ sẵn sàng chạy theo, còn cụ thì luôn luôn chiến đấu. Với quan điểm như vậy nên cụ cho rằng Thơ mới là một thảm họa cho nền văn học Việt Nam, từ bỏ niêm luật và không tuân thủ vần cũng như điệu, loại thơ này không thể là một hình thức phát biểu nghệ thuật được. Do vậy cụ không thực sự tham dự cuộc tranh luận về thể loại văn học mới này. Tuy nhiên, để phản ứng lại sự phát triển của nó, cụ dành cho thơ cổ điển một chỗ lớn hơn trong tờ Tiếng dân. Do vậy, quan niệm của Huỳnh Thúc Kháng về vai trò của văn học được biểu hiện rõ rệt hơn qua thái độ khinh miệt của cụ đối với Truyện Kiều

của Nguyễn Du và tầm quan trọng của cụ dành trong tờ Tiếng dân cho cuộc tranh luận nổi tiếng quanh kiệt tác ấy. Cuộc tranh luận này bắt đầu từ năm 1924 khi Ngô Đức Kế phản đối lại sự ca ngợi Truyện Kiều bởi Phạm Quỳnh coi tác phẩm như là hiện thân của quốc hồn, quốc túy Việt Nam. Ngô Đức Kế phê phán Truyện Kiều và tác phẩm này cần phải loại bỏ vì nó là một phần của nền văn hóa cũ đã ru ngủ Việt Nam và đưa quốc gia vào một tình trạng thua kém. Huỳnh Thúc Kháng cho rằng tác phẩm như là một tà thuyết và ông viết: “[Ông Ngô] phải căm tức là chính phải. Con đĩ Kiều kia, có cái giá trị gì ? Người tô vẽ Kiều kia có công đức gì mà hoan nghênh ? […] Truyện Kiều chẳng qua là một lối văn chương mua vui mà thôi, chứ không phải là thứ sách học, mà nói cho đúng Truyện Kiều là thứ dâm thư, rõ không có ích mà có hại […]. Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương phong bại tục

52

kia, cái giống độc con đĩ Kiều gieo vào trong cõi tư tưởng không phải là ít ”[24,tr.1725]. Cụ đưa ra quan điểm này bởi vì ngay từ đầu cụ cho rằng thơ chỉ là phương tiện để giải trí và biểu lộ tình cảm sâu kín nhất, hơn nữa Huỳnh Thúc Kháng lại là một nhà nho có quan điểm đạo đức bảo thủ, công kích

Truyện Kiều, ngược lại Phạm Quỳnh lại cho tác phẩm Truyện Kiều là quốc hồn, quốc túy của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy nên cụ phản đối gay gắt đối với tác phẩm và nhân vật Thúy Kiều. Theo cụ thì đánh giá tác phẩm không phải là ở sự tôn vinh cái đẹp mà phải phán xét Kiều trên bình diện chính trị và đạo đức, vì quan điểm văn học của cụ là văn chương nghệ thuật phải có một sứ mệnh giáo huấn, và mục đích của chúng là giúp con người nâng cao đời sống tinh thần của mình. Do vậy cụ tán thành với quan điểm của Ngô Đức Kế ở chỗ cho Truyện Kiều là “ …một truyện phong tình, không đường nào tránh khỏi cái án tám chữ : ai dâm sầu oán, đạo dục tăng bi (thương dâm sầu oán, mở đường tà dục mà tăng nỗi buồn rầu), dầu văn có hay cũng là một thứ văn mua vui ”[24,Tr.1708]]. Chính vì cuộc tranh luận giữa Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng với Phạm Quỳnh về Truyện Kiều, một bên đại diện cho lớp nhà Nho có quan điểm đánh giá nhân vật trên bình diện đạo đức phong kiến bảo thủ và một bên đại diện cho tầng lớp trí thức Tây học đánh giá nhân vật dựa trên quan điểm xã hội hiện đại, quyền sống của con người, do vậy năm 1934, nhà thơ lãng mạn Lưu Trọng Lư cho rằng giá trị của Kiều chủ yếu nằm trong hình thức và ngôn ngữ của tác phẩm chứ không phải trong chủ đề của nó, thì cụ Kháng khẳng định rằng : “ Vương Thúy Kiều ở trong con mắt người Nam ta mà có giá trị xấp mấy đó là cái giá trị của văn ông Nguyễn Du, chớ bản thân và chân tướng cùng phẩm hạnh của Kiều chẳng có chút gì đáng chép, chỉ là con đĩ thường như hàng trăm hàng ngàn chị em khác ở xóm Bình Khang mà thôi ”[24,tr.1727]. Như vậy, mặc dù Huỳnh Thúc Kháng đã tỏ thái độ thông cảm với Nguyễn Du nhưng là một nhà

53

nho cấp tiến có quan điểm đạo đức bảo thủ Huỳnh Thúc Kháng vẫn công kích Thúy Kiều nói riêng và Truyện Kiều nói chung một cách quyết liệt cho tới cuối những năm 1930.

Và khi Lưu Trọng Lư phát biểu quan điểm của mình “phải thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của đạo đức Nho giáo, phải đứng trên quan điểm hiện đại, quan điểm đời sống để nhìn nhận nhân vật Thúy Kiều” [24, tr.1765] thì Huỳnh Thúc Kháng vẫn một mực đứng trên lập trường đạo đức nho giáo bảo thủ để công kích Truyện Kiều. Ông vẫn cho Truyện Kiều là một liều thuốc độc : “ Một cái hộp sơn son thiếp vàng trổ rồng trạm phượng, về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt mà ở trong đựng đầy những vật có chất độc, ai khen cái hộp tốt mặc ai, chớ những người chỉ đó mà nói với công chúng rằng trong có chất độc, chất độc ấy có hại…thật không có chút gì tàn nhẫn mà khi nào cũng là chánh đáng cả ”[24,tr.1784].

Trong những luận điểm trên, không những khi đánh giá nhân vật Thúy Kiều, Huỳnh Thúc Kháng cũng như Ngô Đức Kế, đều đứng trên lập trường đạo đức bảo thủ phong kiến mà khi đánh giá một tác phẩm văn học, hai ông cũng theo quan điểm văn học của nhà Nho chứ không phải lập trường chính trị để đánh giá Truyện Kiều như nhiều nhà nghiên cứu nhận xét. Hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức toàn vẹn, những bài học luân lý thật rõ ràng, luân lý hai ông đòi hỏi lại phải là đạo đức luân lý phong kiến bảo thủ mặc dù Huỳnh Thúc Kháng là một nhà nho chống lại Tống Nho một cách mạnh mẽ. Vì vậy, hai ông không hề chú ý đến giá trị của nó về mặt phản ánh hiện thực, phê phán hiện thực, giá trị của nó về mặt nhân đạo chủ nghĩa,vv… Chính vì đứng trên lập trường đạo đức bảo thủ phong kiến nên ông mới nghiệt ngã với Truyện Kiều như vậy, rồi nghiệt ngã cả với Nguyễn Du chê là văn sĩ “ trăm năm trong cõi ”, cho là “ không có công đức gì ”, vv…Rõ ràng đó là quan điểm “ văn học luân lý ” của các nhà

54

nho bảo thủ phong kiến. Nhà sử học Nguyễn Thế Anh qua khảo sát báo Tiếng dân đã chỉ ra lập trường tư tưởng nói chung của cụ Huỳnh để từ đó hiểu được quan điểm của cụ đối với Truyện Kiều: “Người biên tập tờ báo, cụ Huỳnh Thúc Kháng tỏ ra là hiện thân của một loại trí thức được nuôi dưỡng trong Nho giáo và thấm nhuần Nho học, nhưng để đối phó với thái độ của thế hệ trẻ hơn từ chối hệ thống các giá trị, thể chế và tập tục của xã hội cổ truyền, lại là những người dùng báo chí, một hình thức thông tin công cộng của phương Tây, để tham gia vào cuộc tranh luận về việc hiện đại hóa và xây dựng lại đất nước”[ Nguyễn Thế Anh, Nghiên cứu Huế tập 4 – 2002, tr 31].

Riêng đối với nhân vật Kiều từ chỗ tỏ thái độ khinh miệt, năm 1934, khi Lưu Trọng Lư phản đối và cho rằng giá trị của Kiều chủ yếu nằm trong hình thức và ngôn ngữ của tác phẩm chứ không phải trong chủ đề của nó, lúc này cụ đã dịu giọng hơn: “Vương Thúy Kiều ở trong con mắt người Nam ta mà có giá trị xấp mấy đó là cái giá trị của văn ông Nguyễn Du, chớ bản thân và chân tướng và phẩm hạnh của Kiều chẳng có chút gì đáng chép chỉ là con đĩ thường như hàng trăm ngàn chị em khác ở chốn Bình Khang”[24, tr.1726]. Đến năm 1939, cụ “tiến thêm một bước trong việc tạ tội với Nguyễn Du” là cho đăng một bài báo tán dương Truyện Kiều nhưng “ nhân danh đạo đức luân lí, Huỳnh Thúc Kháng vẫn giữ thái độ thù địch với Kiều” thậm chí Nguyễn Thế Anh nghĩ rằng “ thái độ khắc nghiệt mà Huỳnh Thúc Kháng khăng khăng bày tỏ với Kiều sẽ là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc đóng cửa tờ báo “Tiếng dân” [Nguyễn Thế Anh, Nghiên cứu Huế tập 4 – 2002, tr 31]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.3. Nhà Thơ mới Lƣu Trọng Lƣ bàn về Truyện Kiều Quan điểm văn học mới

Trong văn học trung đại quan niệm văn học khác với thời hiện đại, văn dùng để chở đạo “văn dĩ tải đạo”, thơ để nói lên chí “thi ngôn chí” và quan

55

niệm đánh giá về con người phải dựa vào đạo đức luân lý phong kiến vì vậy văn học không phát huy hết khả năng vốn có để bảo vệ quyền sống cá nhân của con người. Tuy nhiên, Nguyễn Du cũng là một nhà nho nhưng là nhà nho cấp tiến, vì vậy ông là hình mẫu điển hình cho chặng cuối đánh dấu sự hoàn

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà thơ mới Lưu Trọng Lư và bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều Luận văn ThS. Văn học (Trang 49)