Nhà nho Ngô Đức Kế phê phán Truyện Kiều

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà thơ mới Lưu Trọng Lư và bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều Luận văn ThS. Văn học (Trang 46)

1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX

2.4.1. Nhà nho Ngô Đức Kế phê phán Truyện Kiều

Ngô Đức Kế là một sĩ phu yêu nước, đậu tiến sĩ, nhưng ông không màng công danh phú quý mà quyết hiến dâng đời mình cho dân tộc. Ông là một trong những sĩ phu tích cực hoạt động của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ. Mục đích hoạt động của ông cũng như của phong trào Duy Tân nói chung là mở mang dân trí, chấn hưng dân trí, xây dựng thực nghiệp, làm cho dân giàu nước mạnh, có sức tự cường để đi đến tự lập (tức là độc lập). Thực hiện đường lối chung đó, Ngô Đức Kế cũng như các đồng chí của ông đặc biệt chú ý tới vấn đề xây dựng một nền học thuật chân chính cho nước nhà. Vì vậy, khi viết bài Chánh học cùng tà thuyết, Ngô Đức Kế tất rõ âm mưu của Phạm Quỳnh và báo Nam Phong, lúc này cụ Ngô Đức Kế vừa ở Đảo về, dõng dạc

45

chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức, thanh niên. Mặc dù, trong hoàn cảnh bấy giờ, với chế độ kiểm duyệt của Pháp, cụ không nói được đường hoàng như chúng ta ngày nay. Những đoạn cụ viết về chánh học và tà thuyết, chánh học làm cho thế đạo nhân tâm phải tốt, vận nước cường thịnh, tà thuyết làm cho thế đạo nhân tâm phải xấu và vận nước suy đồi, những đoạn ấy chỉ trích Phạm Quỳnh là “ học mướn viết thuê ”, “ đứa văn sĩ giả dối ”, “ anh giả dối lóp lép ” những đoạn ấy nói : “

“ …bậc hiền nhân quân tử thì kín tiếng giấu tăm, nằm co ở nơi thảo dã, mà bọn bỉ phu tặc tử thì khua chuông gõ mõ, nhảy nhót ở trên vũ đài ”[24,tr.1709]

Về việc sùng bái Truyện Kiều cho là “ quốc hoa ”, “ quốc túy ”, “ quốc hồn ”, để đi đến kết luận lừa người ta thả mồi bắt bóng : “ nếu không có

Truyện Kiều thì tình trạng dân tộc Việt Nam sẽ ra thế nào ”, cụ nhận định : “ … thiệt là “ con oanh, học nói ” xằng xiên, bậy bạ, rồ dại, điên cuồng là tà thuyết vu dân đến thế là cùng ” v.v…

Nói tóm lại, cụ đã nhìn thấu tâm địa Phạm Quỳnh và tìm cách này cách khác vạch trần ra không hề nể. Trong bức thư của Phạm Quỳnh đăng báo Phụ nữ tân văn số 67, ngày 28-8-1930, chính y phải nói rằng : “ông Ngô thấy người ta hoan nghênh Kiều mà có ý căm tức nên viết bài phản đối, chứ ông Ngô cùng y không có hiềm khích gì cả”. Đúng. Có như thế. Đây là một người ái quốc căm tức một người phản quốc, và cũng căm tức thiên hạ mắc mưu y, hoan nghênh Kiều hùa theo y mà quên nhiệm vụ khẩn trương trước mắt.

Nhưng, nếu trong bài Chánh học cùng tà thuyết, Ngô Đức Kế chỉ nói có thế mà thôi thì đã đi một chuyện, và chúng ta chẳng có gì mà phải thảo luận. Đằng này, cụ còn đánh vào cả bản thân Truyện Kiều, và những lập luận của cụ quả thật còn đậm màu sắc phong kiến. Thành ra khi đứng trên quan

46

điểm chính trị mà ông chửi phong trào sùng bái Truyện Kiều thì đúng, nhưng khi đứng trên quan điểm “ luân lý ” mà chửi Truyện Kiều thì lại là bảo thủ. Rồi đứng trên cái lập trường “ chánh học ” đó, thấy đối phương khen Kiều, thì cụ chê Kiều, chê từ cái tên sách chê đi. Cụ nói phủ đầu một câu như sau :

“ Một đôi nam nữ, đêm thanh vắng, trèo tường trổ ngõ, ước hội chuyện trò với nhau, đối với phong hóa đạo đức đã là việc làm bất chính ; mở đầu quyển sách như thế, dù sau có tô vẽ hiếu nghĩa gì đi nữa, cũng không đủ làm gương tốt cho đời. ”[24,tr.1709]. Cụ tán thưởng cái phép gia đình giáo dục của các cụ tiền bối cấm con xem Truyện Kiều, bởi vì xem Truyện Kiều thì “ sinh ra cái tư tưởng trộm ngọc cắp hương, khêu hoa, ghẹo nguyệt, say đắm trong trời tình bể ái ”[24,tr.1708].

Cụ đánh giá Truyện Kiều :

Văn chương tuy hay mà truyện là truyện phong tình, thì cái vẻ ai, dâm, sầu, oán, đạo, dục, tăng, bi, tám chữ ấy không đằng nào tránh khỏi ”, “ …Truyện ấy chỉ là một thứ văn chương ngâm vịnh chơi bời để lúc thanh nhàn mà đọc đôi câu cho tiêu khiển… ” [24,tr.1709]

- Ngô Đức Kế tiếp tục đưa ra hàng loạt các luận điểm, lập luận phản bác, phủ nhận sạch trơn giá trị của Truyện Kiều:

+ Truyện Kiều làm đảo lộn toàn bộ giá trị đích thực.

+ Tên sách – mối quan hệ giữa các đối tượng trong quá trình tiếp nhận, quan trọng là chủ thể tiếp nhận.

+ Truyện Kiều không có giá trị vì đề cập đến chuyện bậy bạ về đạo đức. + Truyện Kiều chỉ để ngâm vịnh chơi bời.

+ Truyện Kiều quá bi lụy.

Trên cơ sở lập luận, Ngô Đức Kế cho rằng Truyện Kiều ảnh hưởng xấu đến tầng lớp thanh niên An Nam lúc bấy giờ.

47

- Quan niệm văn học của Ngô Đức Kế (Quốc văn). Theo ông, tiểu thuyết là lối văn chương không cao quý. “Cứ như lời họ thì từ lúc Gia Long lại nay, nước Nam ta có cái của rất quý báu mà người mình ngu dại không biết là quý, nay nhờ đức văn sỹ có cái đại nhãn, đại thức mà phát minh ra cái của báu ấy cho dân cho nước được nhờ, kể cái công phát kiến không kém gì ông Kha Luân Bố (Colombo) tìm được Mỹ châu vậy” [24,tr.1708].

Mục đích của việc tổng thuật một cách cụ thể các luận điểm, chúng tôi thấy được các luận điểm trong cuộc xung đột của hai con người, thấy được sự khác nhau trong quan niệm của hai thế hệ với việc thừa hưởng chế độ giáo dục khác nhau (Phạm Quỳnh kém Ngô Đức Kế 10 tuổi).

+ Ngô Đức Kế là người cuối cùng đại diện cho văn học truyền thống, văn học nhà nho yêu nước chống Pháp. Ông là đại diện cuối cùng đánh dấu cho sự thất bại của loại hình nhà nho yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Báo hiệu sự cáo chung, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của loại hình nhà nho này.

Với Ngô Đức Kế: Ông quan niệm giá trị quan trọng nhất của văn chương là đạo đức, nghệ thuật bị xếp dưới đạo đức, luân lý, đây là quan niệm văn học “văn dĩ tải đạo” của Nho giáo. Chức năng của văn học là “treo gương dậy đời”. Theo ông đó mới là văn chương đích thực. Văn chương với ông là quốc văn – tất cả những tri thức nói chung của con người. Theo nghĩa rộng tất cả những tri thức thuộc về tinh thần của con người đều là văn học. Quan điểm này có phần thực dụng, cực đoan. Ngô Đức Kế cho rằng văn học phải phục tùng đạo lý, trong các giá trị của văn học thì các giá trị luân lý, đạo đức là cao nhất.

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà thơ mới Lưu Trọng Lư và bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều Luận văn ThS. Văn học (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)