Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, mộc mạc

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương (Trang 79)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2 Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, mộc mạc

Thơ Nguyễn Bình Phương hầu như sử dụng những từ ngữ giản dị. Đọc thơ ông, người ta nhận thấy có xu hướng đưa ngôn ngữ đời thường gần gũi vào thơ để đối thoại, độc thoại. Từ khi thơ vận động theo hướng hiện đại hóa, cái tôi được giải phóng, thơ không bị gò bó vào các thể loại định sẵn hay những quy định chặt chẽ của niêm luật, vần luật thì các nhà thơ tự do hơn trong việc đưa vốn từ phong phú, đa dạng, giàu có của đời sống vào sáng tác của mình.

Nguyễn Bình Phương sinh ra và lớn lên ở một vùng núi nông thôn của Thái Nguyên nên thơ ông rất nhiều từ gắn chặt với không gian sống đó: “hàng cây, đất đai, những quả đồi, bầu trời, đồi cao, ánh chiều, bến quê, bóng bồ đề. một con suối, cánh rừng…”. Nhiều bài thơ của Nguyễn Bình Phương đơn thuẩn chỉ là những nét phác họa về không gian, khung cảnh, sự vật đặt cạnh nhau thậm chí chỉ là những bài thơ miêu tả. Cách nói của ông trong thơ cũng quen thuộc với điệu nói của người Việt, êm ái, thủ thỉ: “Em níu tay cúi đầu nhỏ nhẹ/ Cỏ trắng ơi cỏ trắng” (Khuya nào), hay có khi là những cách nói mang âm hưởng dân gian:

Một thúng nắng Một thúng mưa

Một thúng vừa mưa vừa nắng Ba bà thong dong đội gạo lên chùa

(Dằng dặc)

Nhạc điệu, âm diệu du dương ở thơ Nguyễn Bình Phương nhiều khi cũng được tạo dựng từ những cách quen thuộc như gieo vần, sự buông lơi của âm điệu nhất là trong những câu kết, đơn cử như câu kết của bài Linh Nham đêm: “Chạm bóng gầy chới với/ Lành lạnh câu thơ rơi…”. Nhạc tính, chất thơ ở thơ Nguyễn Bình Phương cũng được tạo ra từ sự lặp lại, xoay vòng của những câu thơ giống nhau hoặc những cấu trúc câu giống nhau trong cùng một bài theo nguyên lí song song- một nguyên lí đặc trưng của thơ ca:

Tháng tám phơi áo bờ rào

Chuồn chuồn ớt mắt tròn nhóng nhánh …

Tháng tám ra ngoài ao tìm gió Gặp bóng người ngồi câu …

Tháng tám ru con Ngõ buồn chạng vạng

Và kết thúc bài thơ cũng lặp lại cách nói mở đầu bằng “Tháng tám+ cụm động từ” nhưng đầy bất ngờ:

Tháng tám mang trầu cau sang hỏi Em lắc đầu…

(Bài hát vu vơ)

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương (Trang 79)