Ảnh hƣởng của các biện pháp che phủ đến chiều cao thân chính của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lạc đp1 tại chiềng mung sơn la, vụ xuân năm 2013 (Trang 29)

giống lạc ĐP1

Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa trong việc xác định những biện pháp kĩ thuật hợp lí, tạo điều kiện cho lạc sinh trƣởng, phát triển tốt nhất. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao thân tăng dần trong thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng (thời kỳ cây con) và đạt cao nhất trong thời kỳ hoa rộ, khi cây chuyển sang giai đoạn đâm tia và hình thành quả thì tốc độ tăng trƣởng chiều cao giảm do cây tập trung dinh dƣỡng để nuôi quả. Kết quả theo dõi động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống lạc ĐP1 đƣợc thể hiện ở bảng 7 và đồ thị 1.

Bảng 7. Ảnh hƣởng của các biện pháp che phủ đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống lạc ĐP1

Đơn vị tính: cm Công thức Sau trồng (ngày) 15 30 37 44 51 58 CT 1 (Đ/C) 4,54 9,84 11,51 18,39 19,47 19,64a CT 2 6,65 11,.48 13,57 19,50 21,63 24,62b CT 3 8,56 14,.71 19,03 29,75 33,34 34,70c CV% 7,70 LSD 4,61

Đồ thị 1. Ảnh hƣởng của các biện pháp che phủ đến động thái tăng trƣởng chiều cao thân chính của giống lạc ĐP1

Qua kết quả theo dõi ở bảng 7 theo dõi kết quả và đồ thị 1 cho thấy, tốc độ tăng trƣởng chiều cao thân chính của các công thức có sự biến động. Với công thức không che phủ sau trồng 15 ngày, chiều cao thân chính đạt 4,54 cm, sau trồng 30 ngày tốc độ tăng trƣởng lên 5,3 cm, sau trồng 37 ngày tốc độ tăng trƣởng tăng lên 1,67 cm, (trung bình tăng 0,32 cm/ngày) và sau đó tốc độ tăng trƣởng giảm xuống 0,17 cm ở giai đoạn sau trồng 51 đến 58 ngày. Qua các lần đo cho thấy tốc độ tăng trƣởng cao nhất của công thức không che phủ là vào thời kỳ sau trồng 37 ngày đạt 11,51 cm.

Sau trồng 15 đến 30 ngày thì chiều cao cây trung bình của các công thức biến động từ 4,54 đến 14,71 cm, công thức che phủ nilon có chiều cao cây cao nhất là 14,71 cm, công thức không che phủ (Đ/C) có chiều cao thấp nhất với 11,51 cm. Về tốc độ tăng trƣởng của công thức che phủ bằng lá chuối có tốc độ tăng trƣởng lên 4,83 cm (trung bình tăng 0,38 cm/ngày).

Sau trồng 37 ngày chiều cao thân chính của cả 3 công thức thể hiện rõ sự chênh lệch đó là chiều cao thân chính biến động từ 11,51 đến 19,03 cm. Công thức không che phủ tốc độ tăng trƣởng đạt 1,87 cm (tốc độ tăng trung bình 0,38

cm/ngày). Trong đó công thức có chiều cao trung bình cao nhất là công thức che phủ bằng nilon đạt 19,03 cm, tốc độ tăng trƣởng lên 4,32 cm (trung bình tăng 0,63cm/ngày). Công thức có chiều cao thấp nhất là công thức không che phủ đạt 11,51 cm, tốc độ tăng trƣởng 1,87 cm (trung bình tăng 0,38 cm/ngày).

Ở lần theo dõi sau trồng 44 ngày chiều cao thân chính trong giai đoạn này tăng mạnh ở cả 3 công thức, trong giai đoạn này tốc độ tăng trƣởng chiều cao tăng mạnh vì đây là thời kỳ đang ra hoa. Đáng chú ý nhất là công thức che phủ bằng nilon với chiều cao 29,75 cm, tăng so với lần đo sau trồng 37 ngày là 10,72 cm (tốc độ tăng trƣởng 0,99 cm/ngày). Chiều cao cây trung bình các công thức biến động từ 18,39 đến 29,75 cm, công thức không che phủ (Đ/C) với chiều cao trung bình thấp nhất đạt 18,39 cm.

Sau trồng 58 ngày thời gian này gặp điều kiện thời tiết thuận lợi mƣa nhiều nhƣng chiều cao thân chính tăng chậm vì đây là thời kỳ lạc chuyển sang giai đoạn sinh trƣởng sinh thực cây tập trung vào phát triển hoa, quả. Công thức che phủ bằng lá chuối đạt chiều cao 24,62 cm (tốc độ tăng trƣởng đạt 0,42 cm/ngày), cao hơn so với lần đo sau trồng 51 ngày 2,99 cm,. Chiều cao cây trung bình của công thức không che phủ là thấp nhất đạt 19,64 cm, chiều cao cây trung bình của công thức che phủ bằng nilon là cao nhất đạt 34,7 cm. Chiều cao cây ở 3 công thức có sự sai khác nhau chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

Ở tất cả các thời điểm theo dõi, chiều cao thân chính của các công thức có che phủ đều cao hơn công thức không che phủ (Đ/C). Trong các công thức có che phủ thì công thức che phủ nilon có sự tăng trƣởng chiều cao là lớn nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lạc đp1 tại chiềng mung sơn la, vụ xuân năm 2013 (Trang 29)