Chuẩn bị dung dịch thử

Một phần của tài liệu ĐỊnh lượng cefoperazon trong chế phẩm bằng cực phổ sống vuông (Trang 45)

- Thuốc bột pha tiêm đơn thành phần: Cefoperazon 1 g

Cân chính xác một lượng bột thuốc tương ứng khoảng 0,0500 g cefoperazon định mức với nước thành 100 ml. Lấy 0,5 ml dung dịch này cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước vừa đủ được dung dịch thử.

- Thuốc bột pha tiêm hai thành phần: Cefoperazon kết hợp với sulbactam tỉ lệ 1:1.

Cân chính xác một lượng thuốc tương ứng khoảng 0,0500 g cefoperazon định mức với nước thành 100 ml. Lấy chính xác 0,5 ml dung dịch này cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước vừa đủ được dung dịch thử.

3.2.2. Kết quả định lượng

Tiến hành định lượng bằng phương pháp đường chuẩn, lấy 0,3 ml dung dịch thử định mức thành 25 ml với dung dịch đệm B-RpH. Đo dòng cực phổ sóng vuông với các thông số sau:

Thế tích góp – 0,3 V Thời gian tích góp 120 s Thời gian cân bằng 10 s Biên độ xung 0,1 V Tần số 80 Hz Bước thế 0,007 V Tốc độ khuấy 2000 vòng/ phút Khoảng thế – 0,3 ÷ – 1,2 V Thời gian sục khí 100 s Kích cỡ giọt 4

Kết quả định lượng được trình bày ở (hình 3.6a và b) và (bảng 3.7) (ví dụ với chế phẩm Cefobid và Sulperazon). Kiểm định t ghép cặp với độ tin cậy 95% cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh kết quả định lượng các chế phẩm đã khảo sát bằng cực phổ sóng vuông và HPLC.

Hình 3.8a. Cực phổ đồ sóng vuông của cefoperazon trong chế phẩm Cefobid

Hình 3.8b. Cực phổ đồ sóng vuông của cefoperazon trong chế phẩm Sulperazon

Bảng 3.7. Kết quả định lượng các chế phẩm có chứa cefoperazon trên thị trường

Chế phẩm Hàm lượng % so với nhãn (TBC± SD, n = 6) Cực phổ sóng vuông HPLC Cefobid 101,2 ± 1,2 100,8 ± 1,3 Neoaxon 100,2 ± 0,5 100,7 ± 0,7 Sulperazon 101,1 ± 1,2 100,4 ± 0,9 Jincetam 100,8 ± 1,1 99,8 ± 0,7 Bacamp 99,9 ± 1,3 100,9 ± 1,1 Cefactam 102,3 ± 0,4 100,1 ± 1,1

Trong nghiên cứu này, phương pháp HPLC được sử dụng làm phương pháp đối chiếu.

Điều kiện sắc ký:

- Cột: Apollo C18 150 mm x 4,6 mm, 5 µm - Detector UV: 210 nm

- Tốc dộ dòng: 0,8 ml/phút

- Pha động: Hỗn hợp acetonitril : acid photphoric pH 3,2 (60 : 40, tt/tt)

- Thể tích tiêm mẫu: 20 µl

Hình 3.9 biểu diễn sắc ký đồ của chuẩn cefoperazon 20 ppm. Các thông số của quá trình sắc ký được trình bày trong bảng

Số tt Thông số Cefoperazon 1 Độ lặp RSD < 2% 2 Độ đúng 99 – 101% 3 Khoảng tuyến tính 10 – 35 mg/l R2 > 0,990 4 Hệ số bất đối AF = 0,8 5 Số đĩa lý thuyết /m 44000 6 Thời gian lưu (phút) 4,4

Hình 3.9. Sắc kí đồ của dung dịch chuẩn cefoperazon 20 ppm

Bàn luận:

Cực phổ đồ vôn-ampe vòng của dung dịch cefoperazon 0,03 ppm trong nền đệm vạn năng (Britton – Robinson) với pH 3 ÷ 6 cho thấy có duy nhất một píc không thuận nghịch tương ứng với quá trình khử catod trong khoảng thế – 0,3 ÷ – 1,2 V (hình 3.1a).

Hình 3.10. Công thức cấu tạo của cefoperazon

Theo lý thuyết, sự xuất hiện của píc này có thể là do sự khử liên kết đôi ở vị trí C3 – C4 hoặc nguyên tử nitơ ở vị trí liên kết với C7 (hình 3.10) [18]. Đây là hai vị trí nghèo điện tử có khả năng nhận điện tử trong điều kiện pH < 6.Với 2 vị trí này, khi tiến hành khử cực phải xuất hiện hai píc trên cực phổ đồ. Tuy nhiên do hiệu ứng liên hợp e vào vòng (C3 – C4) và sự án ngữ không gian làm cho vị trí C3 khó nhận điện tử hơn so với nitơ ở vị trí C7. Do vậy píc khảo sát được có thể do sự khử nitơ ở vị trí C7 theo phương trình sau:

Thế của píc có khuynh hướng dịch chuyển về giá trị âm hơn khi tăng pH chứng tỏ có sự tham gia của proton trong phản ứng điện cực. Mối quan hệ tuyến tính giữa píc và pH của đệm được biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính E = – 0,0537 pH – 0,792, với R2 = 0,9994 (hình 3.1b). Giá trị độ

dốc của phương trình này 53,7 mV = 59/α.(m/na). Trong đó m và na là số proton và số electron tham gia phản ứng khử cực; α là hệ số chuyển đối xứng. Với cơ chế phản ứng như đã đề xuất ở trên, m = 1 và na = 2 → α = 0,55 chứng tỏ cefoperazon tham gia phản ứng không thuận nghịch trên điện cực giọt thủy ngân.

Trong khóa luận này, việc tối ưu hóa điều kiện phân tích được bắt đầu bằng lựa chọn loại dung dịch đệm. Sự xuất píc trên cực phổ đồ sóng vuông của cefoperazon 0,03 ppm trong các nền đệm phosphat, acetat, B-R pH 4 cho thấy đệm B-R phù hợp nhất cho phép định lượng (hình 3.2c). Qui hoạch hóa thực nghiệm theo thiết kế mặt phức hợp trung tâm sử dụng phần mềm Modde 9.1 (bảng 3.1) đã xác định điều kiện tối ưu của phép định lượng bằng cực phố sóng vuông trên điện cực giọt thủy ngân như sau:

Thế tích góp – 0,3 V Thời gian tích góp 120 s Thời gian cân bằng 10 s Biên độ xung 0,1 V Tần số 80 Hz Bước thế 0,007 V Tốc độ khuấy 2000 vòng/phút Khoảng thế – 0,3 → – 1,2 V Thời gian sục khí 100 s Kích cỡ giọt 4

Trên cơ sở các điều kiện phân tích được lựa chọn ở trên, phép định lượng cefoperazon trong chế phẩm được thẩm định theo các tiêu chí khoảng tuyến tính độ lặp và độ đúng.

Kết quả cho thấy các thông số được lựa chọn trên máy cực phổ Computrate 797 VA đã thỏa mãn yêu cầu về độ chính xác của phép định lượng cefoperazon (bảng 3.5, 3.6). Cực phổ đồ sóng vuông của các dung dịch cefoperazon cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa cường độ dòng đo được và nồng độ cefoperazon trong khoảng 0,01 ÷ 0,07 ppm (R2 = 0,999, n = 6) (hình 3.5, 3.7). Cực phổ đồ của nền đệm vạn năng không xuất hiện píc khác trong khoảng thế xuất hiện píc cefoperazon (– 0,3 ÷ – 1,2V) chứng tỏ phương pháp này có tính chọn lọc. Ngoài ra, sự có mặt của sulbactam không làm ảnh hưởng đến độ chính xác và khoảng tuyến tính của phép định lượng cefoperazon (hình 3.6, 3.7) và (bảng 3.4).

Kết quả kiểm định t theo cặp với số liệu thu được từ 6 chế phẩm khác nhau cho thấy sự khác biệt về độ đúng của phép định lượng bằng cực phổ sóng vuông và HPLC được quy định trong Dược Điển Mỹ không ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Hàm lượng thực tế của cefoperazon trong các chế phẩm được khảo sát đạt khoảng 99 ÷ 102% so với hàm lượng ghi trên nhãn (bảng 3.7) (đạt yêu cầu theo quy định của Dược Điển Mỹ: Cefoperazon trong thuốc bột pha tiêm phải đạt 90 ÷ 120% so với hàm lượng ghi trên nhãn) [28].

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Như vậy trong luận văn này, các vấn đề sau đã được giải quyết:

1. Lựa chọn được điều kiện tối ưu để định lượng cefoperazon bằng phương pháp cực phổ sóng vuông với điện cực giọt thủy ngân treo.

2. Xây dựng được phép định lượng cefoperazon trong các chế phẩm, với khoảng nồng độ tuyến tính 0,01 ÷ 0,07 ppm, thỏa mãn các yêu cầu về độ lặp (RSD < 1%), độ đúng tương đương với phương pháp HPLC được qui định trong Dược Điển Mỹ.

Trên cơ sở kết quả đạt được, chúng tôi có những đề nghị sau:

- Ứng dụng phương pháp cực phổ sóng vuông để định lượng cefoperazon trong các chế phẩm thuốc bột pha tiêm có chứa cefoperazon tại các cơ sở có trang bị máy cực phổ.

- Nghiên cứu thêm quy trình định lượng cefoperazon trong dịch sinh học

(huyết tương, nước tiểu) trong các nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt:

1. Bộ y tế (2007), Hóa phân tích II, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 264- 285.

2. Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mạc, Từ Vọng Nghi, Cơ sở phân tích hóa học, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr. 229-239.

3. Trần Cao Sơn, Thẩm định phương pháp phân tích trong hóa học và vi sinh vật, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tr. 26-28.

Tài liệu tiếng anh :

4. ABDALLA Ahmed El-shanawani (1998), “HPLC determination of sulbactam, sultamicillin tosylate, cefaclor, ampicillin and cefoperazone in pharmaceutical preparations”, Acta poloniae pharmaccutica - drug reseach, 55(1), pp. 9-14.

5. Abdel Fattah M. El Walily, Azza Abdel-Kader Gazy, Essam F.Khamis, Saied F.Belal (1999), “Selective spectrofluorimetric determination of phenolic β-lactam antibiotics through the formation of their coumarin derivatives”, Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 20, pp. 643-653.

6. Alberto Parra, Dolores Gomez M., Javier Garcia-Villanova, Vicente Rodena (1994), “First and second derivative spectrophotometric determination of cefoperazone and sulbactam in injections”, Journal of

pharmaceutical and biomedical analysis, 12(5), pp. 653-657.

7. An-Rong Lee, Chiu-Wey Lee, Hsian-Jenn Wang, Su-Hwei Chen, Tai-li Tsou, Yu-Chuan Huang, (2007), “Simultaneous determination of ampicillin, cefoperazone and sulbactam in pharmaceutical formulations

by HPLC with β-cyclodextrin stationary phase”, J.Sep.Sci, 30, pp. 2407-2413.

8. Aysegul Golcu, Burcu Dogan, Mustafa Dolaz and Sibel A.Ozkan (2009), “Electrochemical behaviour of the bactericidal cefoperazone and its selective voltammetric determination in pharmaceutical dosage forms and human serum”, Current pharmaceutical analysis, 5, pp. 179- 189.

9. Azza H. Rageh, Fardous A.Mohamed, Gamal A.Saleh, Salwa R.El- shaboury (2008), “Selective densitometric analysis of cephalosporins using dragendorff’s reagent”, Chromatographia, 68, pp. 365-374. 10.Azza H.Rageh, Fardous A.Mohamed, Gamal A.Saleh, Salwa R.El-

Shaboury (2009), “Kinetic spectrophotometric determination of certain cephalosporins using ozidized quercetin reagent”, Spectrochimica Acta part A, 73, pp. 946-954.

11.Azza M.M.Ali, Mahmoud A. Ghandour and Nagwa Abo El-Maali (1993), “Determination of cefobid using adsorptive stripping voltammetric technique in different media”, Electroanalysis, 5, pp. 85- 89.

12.Beltagi A.M., El-Attar M.A., Hammam E. (2006), “Voltammetric studies on the antibiotic drug cefoperazone quantification and pharmacokinetic sutdies”, Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 42, pp. 523-527.

13.Bratin K., Krull I.S. and Selavka C.M. (1986), “Analysis for penicillin and cefoperazone by HPLC-photolysis-electrochemical detection (HPLC-hv-EC)”, Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 4(1), pp. 83-93.

14.Dhandapani B., Chandrasekhar K.B., Rama Kotaiah M., Shaik.Harun Rasheed, Thirumoorthy N. (2010), “RP-HPLC method development and validation for the simultaneous estimation of cefoperazone and sulbactam in parenteral preparation”, International journal of chemtech research, 2(1), pp. 752-755.

15.Dharuman J. and Karuna Sree A., Vinod Kumar K. (2010), “RP-HPLC method development and validation for simultaneous estimation of sulbactam and cefoperazone in dosage form and in plasma”,

International journal of pharma and bio sciences, 1.

16.Doruk Katlan, Emirhan Nemutlu, Sedefkir, Sinan Beksac M. (2009), “Simultaneous multiresponse optimization of an HPLC method to separate seven cephalosporins in pllasma and amniotic fluid: application to validation and quantification of cefepime, cefixime and cefoperazone”, Talanta, 80, pp. 117-126.

17.Ehab F.Elakady, Samah S.Abbas (2011), “Development and validation of a reversed-phase column liquid chromatographic method for the deteermination of five cephalosporins in pharmaceutical preparations”,

Journal of aoac international, 94(5).

18.Frantisek jelen, René Kizek, Sabina Billová (2003), “Square-wave voltammetric determination of cefoperazone in a bacterial culture, pharmaceutical drug, milk, and urine”, Anal bioanal chem, 377, pp. 362-369.

19.Gamal A.Saleh, Hassan F.Askal, Mahmoud A.Omar , Mohamed F.Radwan (2001), “Use of charge-transfer complexation in the spectrophotometric analysis of certain cephalosporins”, Talanta, 54, pp. 1205-1215.

20.Genowefa Pajchel, Stefan Tyski (2000), “Adaptation of capillary electrophoresis to the determination of selected cephalosporins for injection”, Journal of chromatography A, 89, pp. 27-31.

21.Gopinath R., Krishnaveni N., Muralidharan S., Meyyanathan S.N., Phanikumar Y.V., Rajan S. and Suresh B. (2007), “A RP-HPLC method for simultaneous estimation of sulbactam and cefoperazone inpharmaceutical formulation”, Indian J.Pharm.Educ.Res, 41(3).

22.Hassan Askal, Hesham Salem (2002), “Colourimetric and AAS determination of cephalosporins using reineck’s salt”, Journal of

pharmaceutical and biomedical analysis, 29, pp. 347-354.

23.Hesham Salem (2004), “Selective spectrophotometric determination of phenolic β-lactam antibiotics in pure forms and in their pharmaceutical formulations”, Analytica Chimica Acta, 515, pp. 333-341.

24.Jane J., Sathyanarayana D., Subrahmanyam E.V.S. (2006), “Spectrophotometric determination of certain cephalosporins”, Asian journal of chemistry, 18(1), pp. 721-723.

25.Laila Abdel Fattah, Lories I.Bebawy, Khadiga El Kelani (2003), “Fluorimetric determination of some antibiotics in raw material and dosage forms through ternary complex formation with terbium”,

Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 32, pp. 1219-1225.

26.Manzoor Ahmed, Sridhar B.K., Sathish Kumar Shetty A., Yashwanth R., Vijaya Kumar M.L. (2011), “Development and validation of RP- HPLC method for quantitative estimation of cefoperazone in bulk and pharmaceutical dosage forms”, International jounal of chemtech research, 3(3), pp. 1075-1080.

27.Senthilraja M. and Sanjaypai P.N. (2006), “Spectrophotometric method for the determination of cefoperazone sodium in pharmaceutical formulations”, Indian J.Pharm.Sci, 68(3), pp. 380-384.

Một phần của tài liệu ĐỊnh lượng cefoperazon trong chế phẩm bằng cực phổ sống vuông (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)