thương mại.
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu là công việc chính của doanh nghiệp, tuy nhiên sự hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và quan trọng
• Hỗ trợ của nhà nước trong công tác xúc tiến xuất khẩu sang các trị trường
Nhà nước cần đẩy mạnh việc phát triển thị trường thông qua việc tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh tế, đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương và đa phương với nhiều quốc gia, khu vực, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ việc làm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu của thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trường ví dụ như tổ chức cho các đoàn thương mại đi khảo sát thị trường, mở showroom, website, tham gia các triển lãm, hội chợ…hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường. Trong các chuyến viếng thăm hữu nghị hay đàm phán các hiệp định thương mại với các quốc gia, khu vực, nên mang theo các đoàn doanh nghiệp theo tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận tìm hiểu thị trường.
Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường và xúc tiến thương mại trên quy mô lớn hơn:
Công tác thị trường bao giờ cũng là một trong những khâu quan trọng nhất bao gồm nhiều kỹ thuật phức tạp đòi hỏi nhiều chi phí.Bên cạnh các nỗ lực của doanh nghiệp, Chính phủ cần chú trọng nhiều hơn đến công tác xúc tiến thương mại ở cấp độ quốc gia, ngành sản xuất, vùng sản xuất từ đó hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp.
Công tác dự báo, thông tin thị trường cũng cần phải được tăng cường và nhanh chóng hơn. Việc các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại cung cấp kịp thời các dự báo về xu hướng tiêu dùng, tình hình thị trường là một yếu tố hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc lập và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh linh hoạt theo các thay đổi của môi trường kinh doanh, tránh tình trạng sản xuất thừa dẫn đến việc giá các sản phẩm bị kéo tụt gây thua lỗ cho doanh nghiệp sản xuất.
Ngoài ra, việc phổ biến, tư vấn luật pháp, tập quán thương mại, các chính sách, lộ trình hội nhập quốc tế của quốc gia…cũng là một đòi hỏi cấp thiết của doanh nghiệp hiện nay. Chính phủ nên hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp trong vấn đề này bằng cách hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu trang Web chủ của các Bộ ngành, tăng cường phát hành các tài liệu theo chuyên đề…
• Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu
Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động tích cực trong công tác xúc tiến xuất khẩu
Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng cần phải nang cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm của mình tới các thị trường, tăng cường xúc tiến xuất khẩu.
Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc tại các thị trường xuất khẩu, hoặc thông qua tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước và qua văn phòng các nước tại việt Nam.
Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường về mọi mặt cũng như thông tin về các đối tác thương mại bằng cách trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại các nước tại Việt Nam, phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cục xúc tiến thương mại bộ thương mại…Đây là những cơ quan có thể cung cấp cho các doanh nghiệp nguồn thông tin hết sức hữu ích, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thông tin, tránh được rủi ro có thể gặp phải khi doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu về thị trường, nhất là các doanh nghiệp nhỏ.
Các nghiệp vụ marketing cũng cần được nghiên cứu, nâng cao và ứng dụng một cách triệt để, hiệu quả nhất để phát hiện nhiều mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ tại các thị trường và lên kế hoạch thâm nhập thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải duy trì củng cố uy tín của hàng hóa Việt Nam đối với người tiêu dùng trong từng thị trường xuất khẩu bằng các cách khác nhau như tổ chức các hoạt động dịch vụ trước và sau bán hàng…