nhóm hàng xuất khẩu chủ lực giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Cơ cấu xuất khẩu của nước ta hiện nay vẫn còn đang rất lạc hậu và mặc dù trong nhiều năm qua đã có những chuyển dịch theo hướng tích cực tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm. Cơ cấu xuất khẩu của nước ta chủ yếu vẫn phụ thuộc vào mặt hàng khoáng sản, các sản phẩm nông lâm, thủy sản; các mặt hàng công nghiệp
xuất khẩu thì chủ yếu vẫn mang tính chất gia công, giá trị gia tăng không cao nên thu lợi nhuận về so với các nước trên thế giới còn thấp..Do đó, việc cần thiết cho Việt Nam là phải có một chiến lược tập trung đầu tư cho sản xuất hàng công nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng này. Không chỉ đơn thuần giúp chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, khi chúng ta tập trung phát triển có kế hoạch cho ngành công nghiệp như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH cũng sẽ được thúc đẩy diễn ra nhanh hơn.
Từ việc tập trung cho đầu tư sản xuất hàng công nghiệp chúng ta có thể xây dựng một cơ cấu mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực vừa lớn về quy mô từng mặt hàng, vừa phong phú về chủng loại nhưng lại theo đúng định hướng hiện đại tiên tiến. Cụ thể:
Trước mắt, theo đúng định hướng của chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, cần tập trung đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh, có thị trường và giải quyết nhiều lao động nhất đó là ngành công nghiệp chế biến như chế biến nông – lâm – thủy sản, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng…Ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh sẽ giúp nâng cao giá trị tăng thêm trong các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đem lại lợi nhuận xuất khẩu cao hơn, giúp giảm tỉ trọng hàng thô sơ chế trong cơ cấu xuất khẩu, sẽ nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.Ngoài ra nhà nước cũng cần phải có những chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trong avf ngoài nước đầu tư vào những ngành này.
Tăng cường liên kết công nghiệp trong đó chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đâì tư sản xuất tại Việt Nam luôn mong muốn Việt Nam có một ngành công nghiệp hỗ trợ đủ mạnh để hỗ trợ cho họ. Chính vì vậy, ngành này đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với các ngành lắp ráp phương tiện vận tải, điện tử, dệt may thì công nghiệp hỗ trợ lại càng không thể thiếu và góp phần giảm giá thành đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy nhiên thực trạng phát triển của ngành này ở nước ta rất đáng buồn. Tuy so với mấy năm trước, ngành này cũng tiến bộ đôi chút song sản phẩm vẫn đơn giản, thô sơ và chất lượng cũng không cao.
Đầu tư phát triển những ngành công nghiệp sáng tạo bao gồm truyền thông, tạo mốt, thương mại, quảng cáo..Đây là một ngành có khả năng phát triển nhanh hơn rất nhiều so với các ngành công nghiệp chế tạo; nhất là khi đầu tư nguồn lực cho công nghiệp sáng tạo không quá lớn, chủ yếu là đầu tư trí óc nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt khi đã có thương hiệu. Thêm vào đó, khi những ngành này phát triển
mạnh sẽ nâng cao hình ảnh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tiếp cận được những thị trường tiềm năng trên toàn thế giới.