Nuôi cấy và giữ giống xạ khuẩn

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu lên men tổng hợp kháng sinh từ streptomyces 168.27 (Trang 26)

Cấy zigzag xạ khuẩn trên ống thạch nghiêng có chứa MT nuôi cấy thích hợp, ủ cho phát triển ở 28-29°C. Sau 6-10 ngày, xạ khuẩn đã phát triển tốt, cho các ống giống vào tủ lạnh bảo quản ở 2°C, định kỳ 3-6 tháng cấy chuyền.

2.3.2. Đánh giá hoạt tính kháng sinh bằng phƣơng pháp khuếch tán

• Nguyên tắc: mẫu thử được đặt trên lớp thạch dinh dưỡng đã cấy VSV kiểm định, kháng sinh từ mẫu thử khuếch tán vào MT thạch sẽ ức chế sự phát triển của VSV kiểm định tạo thành vòng vô khuẩn.

– Tạo hỗn dịch VSV: Lấy một vòng que cấy VSV kiểm định cấy vào 2.5 ml MT canh thang, ủ ở 37°C trong 18-24h (đối với vi khuẩn) để tạo thành hỗn dịch VSV có nồng độ 106

-108 tế bào/ml.

– Cấy hỗn dịch VSV vào môi trường thạch thường đã tiệt trùng và để nguội đến 45-50°C với tỷ lệ 2,5:100 (105

tế bào/1ml), lắc đều, đổ vào các đĩa Petri vô trùng với thể tích 20ml/đĩa.

– Đưa mẫu thử vào môi trường kiểm định theo 1 trong 3 cách sau:

+ Phương pháp khoanh giấy lọc: Khoanh giấy lọc (Φ=6,0mm) đã được tẩm 3 lần dịch chiết dung môi hữu cơ của mẫu thử, sấy khô ở nhiệt độ dưới 500

C, sau đó đặt lên bề mặt môi trường đã cấy VSV kiểm định.

+ Phương pháp khối thạch: Đặt khối thạch (Φ=6,0mm) có chứa VSV sinh kháng sinh lên bề mặt MT đã cấy VSV kiểm định.

+ Phương pháp giếng thạch: Đục các giếng thạch (Φ=6,0mm) trên MT đã cấy VSV kiểm định. Nhỏ 0,05ml dịch thử vào mỗi giếng.

– Các đĩa Petri có mẫu thử được ủ trong tủ ấm ở 37ºC trong 18-24h (đối với vi khuẩn). Mỗi mẫu được thử song song trên 3 đĩa với cùng 1 loại VSV kiểm định.

• Đánh giá kết quả:

Đo đường kính vòng vô khuẩn bằng thước kẹp Palmer có độ chính xác 0,02mm. Kết quả được đánh giá dựa trên đường kính vòng vô khuẩn xử lý theo công thức: 2 1 1 ( ) 1 n n i i i i D D D D s n n Trong đó:

D(mm): Đường kính trung bình vòng vô khuẩn,

i

D (mm): Đường kính vòng vô khuẩn thứ i, s: Độ lệch thực nghiệm chuẩn có hiệu chỉnh,

n: Số thực nghiệm tiến hành song song (Thông thường n=3).

2.3.3. Sàng lọc ngẫu nhiên

Pha hỗn dịch bào tử: Lấy một vòng que cấy bào tử Streptomyces 168.27, cho vào ống nghiệm chứa 10ml nước vô trùng, lắc cho bào tử phân tán đều, thu được hỗn dịch bào tử ở độ pha loãng 10-1

(định ước). Sau đó, pha loãng tương tự đến nồng độ 10-6

bằng nước vô trùng.

Cấy bào tử: Dùng pipet vô trùng hút chính xác 0,1ml hỗn dịch bào tử ở các độ pha loãng 10-4

, 10-5, 10-6, nhỏ lên bề mặt thạch của MT2 trong đĩa Petri. Dùng que trang vô trùng dàn đều hỗn dịch bào tử lên bề mặt thạch. Tiến hành trên 3 đĩa Petri cho mỗi nồng độ pha loãng. Cho các đĩa vào tủ ấm 28°C trong 6 ngày cho xuất hiện các khuẩn lạc mọc riêng rẽ.

Chọn lọc ngẫu nhiên: Chọn các khuẩn lạc phát triển đa dạng, mọc riêng rẽ sau 6 ngày rồi lấy ra cấy thử HTKS bằng phương pháp khối thạch.

2.3.4. Đột biến

Pha hỗn dịch bào tử: Lấy một vòng que cấy bào tử Streptomyces 168.27, tiến hành tương tự như ở SLNN để được hỗn dịch bào tử ở độ pha loãng 10-1

(định ước). Sau đó dung 1ml hỗn dịch bào tử này pha loãng đến nồng độ 10-6

làm mẫu chứng. Đột biến dưới tác dụng của ánh sáng UV: 9ml hỗn dịch bào tử ở nồng độ 10-1 đựng trong đĩa Petri được chiếu ánh sáng UV (λ=254nm) với khoảng cách và thời gian thích hợp (khoảng cách 60cm, thời gian 5 phút), sau đó lấy ra, để chỗ tối 2h, rồi dùng pipet vô trùng pha loãng đến nồng độ 10-5

bằng nước vô trùng.

Đột biến bằng tác nhân hóa học: 9ml hỗn dịch bào tử ở nồng độ 10-1 cho thêm 0,07g NaNO2. Điều chỉnh pH xuống 4- 4,5 bằng dd HCl 0,1N, để yên 2 – 3 phút. Sau đó điều chỉnh lên pH 7 – 8 bằng dd NaOH 0,1N, tiếp tục pha loãng đến nồng độ 10-5

.

Cấy các bào tử sau đột biến: Dùng pipet vô trùng hút chính xác 0,1ml mẫu chứng 10-6

và 0,1ml hỗn dịch đã đột biến ở các nồng độ 10-4 và 10-5 vào các đĩa Petri có chứa MT2, dàn đều giọt hỗn dịch bào tử trên bề mặt thạch, mỗi độ pha

loãng làm 3 đĩa song song. Các đĩa Petri sau khi cấy được ủ ở nhiệt độ 28°C trong 6 ngày đến khi xuất hiện khuẩn lạc. Đếm các khuẩn lạc, xác định % độ sống sót theo công thức: % độ sống sót = m o N N × 10-6+k × 100% Trong đó:

Nm: Số khuẩn lạc sau đột biến. No: Số khuẩn lạc trong mẫu chứng.

10-k: Nồng độ pha loãng của hỗn dịch bào tử sử dụng.

Tiến hành sàng lọc với các khuẩn lạc sau khi đột biến tương tự như phương pháp chọn lọc ngẫu nhiên. Làm song song mẫu chứng. Phần trăm biến đổi hoạt tính được xác định theo công thức:

% biến đổi hoạt tính = i 100%

o

D D

Trong đó: Di: Đường kính trung bình vòng vô khuẩn của biến chủng thứ i sau ĐB

o

D : Đường kính trung bình vòng vô khuẩn của mẫu chứng.

Sau khi tiến hành đột biến, dựa vào kết quả thu được để lựa chọn ra các biến chủng có % biến đổi hoạt tính (+) cao nhất dùng cho các nghiên cứu tiếp theo.

2.3.5. Lên men chìm tổng hợp kháng sinh

• Nguyên tắc: sau khi có kết quả xác định được các môi trường nuôi cấy bề mặt tối

thích cho việc sản xuất kháng sinh, sử dụng giống cấp 1 để lên men gián đoạn trong các môi trường lỏng tương ứng.

• Tiến hành:

Tạo giống cấp 1: Chủng giống Streptomyces 168.27 sau khi nuôi cấy trên thạch nghiêng (MT2) đủ 6 ngày tuổi được cấy vô trùng sang bình nón 500ml chứa

100ml MT2dt bằng 10ml nước cất vô trùng, lắc trên máy lắc tròn ở nhiệt độ 28°C ± 0,1°C, tốc độ quay 140 vòng/phút trong 48h.

Lên men: Sau 48h nhân giống, tiến hành lên men trên một số MT khác nhau để chọn MT lên men tốt nhất. Giống cấp 1 được cấy vô trùng sang bình nón 500ml chứa các MT dinh dưỡng với tỷ lệ Vgiống:Vmôi trường = 1:10. Các bình lên men được lắc ở nhiệt độ 28°C ± 0,1°C, tốc độ quay 140 vòng/phút trong 120h.

2.3.6. Xác định độ bền của kháng sinh trong dịch lên men

• Mục đích: xác định khả năng chịu nhiệt của kháng sinh và mức độ ảnh hưởng của

các pH khác nhau lên độ bền vững của kháng sinh. Từ đó có những chú ý trong quá trình làm thực nghiệm, bảo quản, xử lý và tinh chế kháng sinh.

• Tiến hành:

Thử độ bền nhiệt: Dịch lọc được phân vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 7ml. Một ống được đun sôi trực tiếp 10 phút, một ống được đun sôi cách thủy 30 phút, một ống để ở nhiệt độ bình thường. Sau khi ba ống trở về nhiệt độ bình thường, đem thử HTKS bằng phương pháp giếng thạch.

Thử độ bền pH: Dịch lọc được cho vào 5 ống nghiệm (làm 3 dãy song song), mỗi ống khoảng 7ml. Điều chỉnh pH trong các ống lần lượt là 3, 5, 7, 9, 11, bảo quản trong tủ lạnh. Sau 1 ngày và 5 ngày, chỉnh pH mỗi ống về pH trung tính, thử HTKS bằng phương pháp giếng thạch. Theo dõi sự thay đổi HTKS.

2.3.7. Chiết kháng sinh từ dịch lên men bằng dung môi hữu cơ

• Mục đích: Xác định dung môi và pH chiết tối ưu cho dịch lọc.

• Tiến hành:

Dùng phương pháp chiết 1 lần.

Dịch lọc được chỉnh về các pH 3, 5, 7, 9, 11 bằng dung dịch NaOH 1M và HCl 1M.

Chiết dịch lọc đã chỉnh pH với các dung môi khác nhau: Dịch lọc và dung môi cho vào bình gạn theo tỷ lệ Vdung môi:Vdịch lọc = 1:5. Sau đó lắc kỹ trong 1 phút. Để yên 1h cho phân lớp. Tách riêng lấy lớp dung môi và dịch lọc.

Sau mỗi lần chiết, lấy lớp dung môi và lớp dịch lọc thử hoạt tính kháng sinh theo phương pháp khoanh giấy.

2.3.8. Tách các thành phần trong kháng sinh bằng sắc ký lớp mỏng

• Mục đích: xác định các thành phần kháng sinh trong dịch lọc hoặc xác định kháng

sinh đã tinh khiết hay chưa.

• Tiến hành:

Cắt bản mỏng có kích thước thích hợp, hoạt hóa ở 110°C/30 phút.

Pha hỗn hợp dung môi theo đúng tỷ lệ, cho vào bình sắc ký (lớp dung môi không quá 1cm), để yên bình khoảng 1h để bão hòa dung môi.

Dùng ống mao quản đường kính 0,5mm chấm dung dịch cần sắc ký lên bản mỏng. Chấm nhiều lần, để khô tự nhiên hoặc sấy ở 50°C.

Đặt bản mỏng vào bình sắc ký. Cho dung môi chạy lên khoảng ¾ chiều dài bản mỏng thì lấy ra, đánh dấu đường dung môi chạy.

Xác định vết theo các phương pháp sau:

o Soi đèn tử ngoại: Đặt bản mỏng sắc ký vào đèn tử ngoại, vết chất thử sẽ hiện màu.

o Phương pháp hiện hình VSV: Đặt bản mỏng vào đĩa Petri đã tiệt trùng, đổ một lớp vừa phải MT thạch thường đã cấy VSV kiểm định sao cho bản mỏng chìm trong thạch. Để vào tủ 37°C, ủ trong 18- 24h, vòng vô khuẩn xuất hiện nếu có kháng sinh.

o Phương pháp hiện màu hóa học

Tính hệ số Rf (Retardation factor): Rf a b

Trong đó:

a: Khoảng cách từ vạch xuất phát đến tâm của vết họat chất b: Khoảng cách từ vạch xuất phát đến vạch dung môi.

2.3.9. Thu kháng sinh thô bằng phƣơng pháp cất quay

Pha dung môi hữu cơ thu được sau khi chiết được cất bằng máy cất quay chân không. Cắn thu được được hòa tan bằng một lượng nhỏ methanol, đổ vào bình hộp Petri sạch, sấy ở 50°C đến khô. Cạo, thu lấy bột kháng sinh thô.

2.3.10. Tinh chế kháng sinh thô bằng sắc ký cột

- Pha hệ dung môi chạy theo đúng tỷ lệ, để 30 phút cho bão hòa.

- Chuẩn bị cột sắc ký: Cột có đường kính 1cm, dài 50cm được rửa sạch, tráng cồn, sấy khô. Cân khoảng 8g hạt Silicagel, hoạt hóa ở 110°C trong 30 phút, đem hòa thành hỗn dịch với dung môi chạy và đưa lên cột, ổn định cột trong 30 phút.

- Đưa mẫu thử lên cột: Bột kháng sinh thô hòa tan trong một lượng tối thiểu methanol rồi trộn với khoảng 2g Silicagel đã hoạt hóa. Sấy ở 50°C cho bay hết methanol rồi cho lên cột, để cột ổn định trong 15 phút.

- Cho dung môi chạy qua cột với tốc độ 0,5ml/phút. Lấy các phân đoạn vào ống nghiệm sạch, khoảng 30 phân đoạn, mỗi phân đoạn 5ml.

- Phát hiện và xác định các phân đoạn chứa kháng sinh cần tách: Thử HTKS của các phân đoạn bằng phương pháp khoanh giấy lọc. Các phân đoạn có HTKS được tiến hành sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi tách tốt nhất. Các phân đoạn chính là các phân đoạn từ khi xuất hiện vết đến khi không còn vết có Rf tương đương và vẫn có hoạt tính kháng sinh mạnh.

- Các phân đoạn chính sau khi chạy cột được cất quay chân không đến cắn. Dùng methanol chuyển vào đĩa Petri sạch, sấy ở 50°C đến khô. Cạo thu bột tinh thể kháng sinh vào ống nghiệm sạch. Sau đó, bột tinh thể kháng sinh được kết tinh lại bằng hỗn hợp dung môi, lọc, sấy khô ở 50°C để thu kháng sinh tinh khiết.

2.3.11. Sơ bộ xác định kháng sinh tinh khiết thu đƣợc

Kháng sinh tinh khiết được đo các thông số: nhiệt độ nóng chảy, phổ hồng ngoại, tử ngoại, khối phổ để bước đầu xác định thành phần, phân tử lượng và dự đoán nhóm cấu trúc kháng sinh thu được.

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT 3.1.Kết quả sàng lọc ngẫu nhiên

Thử HTKS của 32 dạng chủng thu được sau sàng lọc ngẫu nhiên bằng phương pháp khối thạch. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Kết quả thử HTKS sàng lọc ngẫu nhiên

Dạng chủng Hoạt tính kháng sinh Dạng chủng Hoạt tính kháng sinh

B.subtilis P. mirabilis B.subtilis P. mirabilis

D (mm) s D (mm) s D (mm) s D (mm) s 01 22,78 0,29 20,07 0,22 17 22,33 1,01 20,20 0,26 02 23,61 0,61 21,79 0,73 18 22,49 0,05 19,67 0,61 03 22,29 1,06 20,97 0,57 19 22,73 0,40 20,19 0,51 04 22,53 0,43 19,59 0,82 20 23,25 0,43 21,91 0,29 05 24,46 0,48 22,57 0,20 21 22,30 0,56 21,57 0,51 06 23,03 0,71 20,73 1,14 22 22,53 0,75 20,21 0,70 07 22,13 0,47 20,03 0,54 23 24,54 0,43 22,90 0,26 08 24,67 0,30 22,09 0,54 24 21,80 0,49 20,07 0,48 09 22,22 0,59 19,85 0,55 25 23,63 0,47 20,61 0,97 10 21,91 1,08 20,83 0,75 26 23,09 0,35 21,52 0,46 11 23,69 0,57 20,88 0,22 27 22,36 0,52 19,29 1,06 12 21,80 0,49 19,87 0,46 28 23,25 0,80 18,97 0,84 13 22,71 0,58 20,43 0,65 29 23,30 0,62 20,94 0,21 14 22,52 0,64 20,85 1,08 30 23,24 0,85 20,61 0,27 15 22,05 0,39 20,73 0,34 31 24,03 0,25 19,81 0,39 16 23,58 0,81 21,29 1,00 32 21,84 0,80 20,23 1,03 Nhận xét: Chọn 3 dạng chủng số 05, 08, 23 (SLNN.05, SLNN.08, SLNN.23) đem nhân giống, bảo quản và sử dụng cho các nghiên cứu về sau. Nhận thấy hoạt tính kháng sinh do Streptomyces 168.27 tạo ra có đường kính vòng vô khuẩn trên vi khuẩn Gram (+) (B.subtilis) ( ≈ 24,41mm) lớn hơn trên vi khuẩn Gram(-) (P. mirabilis) (≈ 22,52mm).

3.2.Kết quả đột biến cải tạo giống lần 1

Đem đột biến chủng SLNN.23 bằng ánh sáng UV (λ=254nm) tỷ lệ sống sót là 0,34 %. Thử HTKS 32 biến chủng sau đột biến bằng phương pháp khối thạch. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5

Bảng 3.5:Kết quả thử HTKS đột biến lần 1 Ký hiệu dạng biến chủng Hoạt tính kháng sinh B.subtilis P. mirabilis D (mm) s % hoạt tính so với MC D (mm) s % hoạt tính so với MC ĐB1.01 23,22 0,37 99,20 22,13 0,61 103,88 ĐB1.02 24,27 0,70 103,67 22,77 0,21 106,85 ĐB1.03 27,21 0,43 116,23 24,02 0,24 112,73 ĐB1.04 25,20 0,44 107,66 22,03 0,25 103,41 ĐB1.05 22,70 0,66 96,98 20,86 0,12 97,90 ĐB1.11 24,60 0,46 105,10 22,51 1,06 105,66 ĐB1.13 26,31 0,27 112,39 23,55 0,25 110,51 ĐB1.16 25,82 0,37 110,31 23,02 0,17 108,04 ĐB1.20 24,47 0,50 104,56 22,04 0,46 103,44 ĐB1.21 22,32 0,59 95,36 20,74 1,01 97,34 ĐB1.30 25,43 0,50 110,08 23,74 0,25 112,98 ĐB1.32 25,36 0,45 108,35 22,69 0,30 106,51 MC 23,41 0,36 100,00 21,31 0,27 100,00 105,11 104,56 Nhận xét: Chọn 3 dạng chủng số 03, 13, 30 (ĐB1.03, ĐB1.13, ĐB1.30) đem nhân giống, bảo quản và sử dụng cho các nghiên cứu về sau. Kháng sinh do Streptomyces 168.27 tạo ra có hoạt tính trên vi khuẩn Gram (+) (B.subtilis) ( ≈ 26,32mm) vẫn mạnh hơn trên vi khuẩn Gram(-) (P. mirabilis) (≈ 23,77mm). Phần trăm hoạt tính so với MC của vi khuẩn Gram (+) tăng mạnh nhất ở chủng ĐB1.03 là 116,23%, với vi khuẩn Gram (-) là 112,73%. Tuy nhiên chọn chủng ĐB1.30 cho lần đột biến tiếp theo, ưu tiên chọn lọc chủng theo hướng tăng hoạt tính so với Gram (-). Một số

chủng bị giảm hoạt tính ( 6/32 chủng với B.subtilis và 5/32 chủng với P. mirabilis ) còn lại chủ yếu tăng đều từ 106 – 108%, 3 chủng được chọn giữ giống có hoạt tính trung bình tăng 112,9% với vi khuẩn Gram (+), với vi khuẩn Gram (-) là 112,07 % . Trung bình phần trăm hoạt tính KS so với MC trên 32 chủng chọn lọc ngẫu nhiên của đột biến 1 ở cả vi khuẩn Gram (+) là 105,11% và vi khuẩn Gram (-) 104,56% vẫn tăng đều.

3.3.Kết quả đột biến cải tạo giống lần 2

Tiếp tục đem chủng ĐB1.30 đột biến bằng ánh sáng UV (λ=254nm), tỷ lệ sống sót là 0,26%. Mang 32 biến chủng thu được thử HTKS bằng phương pháp khối thạch. Kết quả được trích dẫn ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kết quả thử HTKS đột biến lần 2 Ký hiệu dạng biến chủng Hoạt tính kháng sinh B.subtilis P. mirabilis D (mm) s % hoạt tính so với MC D (mm) s % hoạt tính so với MC ĐB2.02 26,64 0,43 103,77 24,23 0,81 105,03 ĐB2.07 28,52 0,42 111,09 25,34 0,39 109,82 ĐB2.08 26,97 0,46 105,06 23,47 0,44 101,73 ĐB2.09 28,67 0,46 111,66 24,79 0,23 107,45 ĐB2.10 27,13 0,72 105,66 25,04 0,34 108,52 ĐB2.13 26,37 0,32 102,70 23,67 0,49 102,57 ĐB2.15 27,47 0,33 107,01 25,27 0,24 109,53 ĐB2.16 25,62 0,26 99,79 23,07 0,34 100,00 ĐB2.23 28,81 0,25 112,20 25,87 0,47 112,14 ĐB2.28 25,65 0,21 99,90 22,43 0,68 97,20 ĐB2.29 28,99 0,38 112,93 26,74 0,24 115,89 ĐB2.30 27,13 0,25 105,69 24,80 0,36 107,48 MC 25,67 0,60 100,00 23,07 0,22 100,00 103,31 103,93

Nhận xét:

Chọn 3 dạng chủng số 07, 23, 29 (ĐB2.07, ĐB2.23, ĐB2.29) đem nhân giống, bảo quản và sử dụng cho các nghiên cứu về sau. Kháng sinh do Streptomyces

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu lên men tổng hợp kháng sinh từ streptomyces 168.27 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)