Giai đoạn tạo sản phẩm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vi sinh vật trong quá trình lên men beer (Trang 31 - 33)

Khuôn mẫu sẽ phát triển trong các gói beer trống (ví dụ như chai) và tại nhà máy chưa được làm sạch. Nếu điều này xảy ra, các mốc sẽ ảnh hưởng đến hương vị của beer.

Trong giai đoạn đóng chai có thể bị nhiễm Pediococcus, Lactobacillus. Acetobacter, Zymomonas làm cho beer đục và có vị chua.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của con người thì thị trường beer cũng ngày càng phát triển, beer là một loại thức uống có tác dụng giải khát và làm mát, cung cấp năng lượng, CO2 trong beer còn có tác dụng như một chất làm tăng khả năng tiêu hóa của cơ thể, vì trong đó có C2H5OH nên nếu lạm dụng quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Trên thế giới hiện nay cùng với các quy trình làm beer theo công nghệ mới vẫn còn phương thức sản xuất beer theo phương thức truyền thống mà trong đó vi sinh vật trong beer đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các giai đoạn: từ nghiền và nấu malt đến giai đoạn đường hóa-rửa bã, lọc, thanh trùng cũng như bão hòa CO2. Đặc biệt là trong giai đoạn lên men. Bên cạnh đó, một số vi sinh vật cũng gây hại cho beer làm cho beer bị đục, bị chua gây hư hỏng beer.

Tóm lại vi sinh vật đóng vai trò đặc biệt quan trong lên men beer, nó tác động đến các giai đoạn và cuối cùng đã góp phần tạo nên một hương vị đặc trưng của beer – một thức uống bổ ích. Chính vì thế, tất cả chúng ta hãy xem beer như một tinh hoa văn hóa ẩm thực và để nó trở thành một thức uống bổ ích cho mỗi chúng ta, đừng nên lạm dụng beer quá nhiều vì nếu uống quá nhiều beer thì chính nó sẽ phá hủy sức khỏe của chúng ta.

CHƯƠNG 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Ái, Công nghệ lên men ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TpHCM, năm 2003

2. Lansing.M. Prescott, Microbiology, nhà xuất bản McGraw-Hill Science/ Engineering/ Math, năm 2002.

3. Martin R. Adams and Maurice O. Moss, Food Microbiology, University of Surrey,Guildford,UK,

4. Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ vi sinh tập 2 (vi sinh vật công nghiệp), nhà xuất bản đại học Quốc gia TpHCM, năm 2003.

5. Nguyễn Lân Dũng, Vi sinh vật học, nhà xuất bản giáo dục, năm 2002

6. Nguyễn Thành Đạt, Cơ sở sinh học vi sinh vật tập 2, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, năm 2004.

7. Lương Đức Phẩm, Công nghệ vi sinh vật, nhà xuất bản nông nghiệp, năm 1998.

8. Trường Đại học Công nghiệp TpHCm, Giáo trình công nghệ đồ uống, năm 2008.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vi sinh vật trong quá trình lên men beer (Trang 31 - 33)