Nhân viên quản lý kho có thường xuyên đối chiếu lượng hàng tồn kho thực

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY THHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (Trang 28 - 32)

- Mặt khác, khi tài sản cố định đưa vào sử dụng không có bộ phận kiểm tra chất lượng và không lập biên bản bàn giao đưa vào sử dụng Vì vậy

22. Nhân viên quản lý kho có thường xuyên đối chiếu lượng hàng tồn kho thực

xuyên đối chiếu lượng hàng tồn kho thực tế và mức dự trữ quy định để kịp thời đề xuất những mặt hàng cần phải mua không?

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng A của AASC )

Tương tự là bảng câu hỏi đánh giá về các khoản mục quan trọng như: Tiền mặt: Doanh thu; Giá vốn hàng bán; và tại Công ty B có thể mở rộng thêm các khoản mục để tìm hiểu đầy đủ hơn về các thủ tục kiểm soát tại Công ty.

2.2.3. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát.

thống kế toán áp dụng và các thủ tục kiểm soát của khách hàng, kiếm toán viên đã có được sự hiểu biết khá đầy đủ và toàn diện về tính hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Vì vậy, kiểm toán viên có thể có đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát đối với từng loại nghiệp vụ phát sinh nhất định hoặc đối với từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, mức độ đánh giá rủi ro kiểm soát của mỗi loại nghiệp vụ lại phụ thuộc vào thủ tục kiểm soát thiết lập cho cho loại nghiệp vụ đó. Một thủ tục kiểm soát có thể được thiết kế cho nhiều loại nghiệp vụ khác nhau, vì vậy đòi hỏi kiểm toán viên phải có đánh giá tổng quát và logic vấn đề. Điều này không chỉ phụ thuộc vào trình độ năng lực mà còn tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và óc xét đoán của kiểm toán viên.

Đây là bước công việc tổng hợp vì vậy cũng có sự phân biệt giữa khách hàng năm đầu và khách hàng thường xuyên. Đối với khách hàng mới, có quy mô lớn, KTV tại AASC có thể không tìm hiểu và đánh giá mọi khía cạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ mà chỉ tập trung vào các vấn đề mà kiểm toán viên cho là trọng yếu. Đối với khách hàng mới và có quy mô nhỏ kiểm toán viên luôn giả sử rủi ro kiểm soát ở mức cao mà chủ yếu kiểm tra chi tiết kết hợp các thử nghiệm kiểm soát.Còn đối với khách hàng thường niên, kiểm toán viên có thể mở rộng thêm phạm vi tìm hiểu và chủ yếu áp dụng các thử nghiệm kiểm soát.

A là khách hàng năm đầu của của công ty, có quy mô bé, kết hợp với quá trình tổng hợp công việc, KTV đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát:

Thứ tự Yếu tố hoặc khoản mục quan trọng Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Phương pháp kiểm tra Thủ tục kiểm toán

1 Tiền mặt Cao Cao Kiểm tra

chọn mẫu 90%

Thử nghiệm cơ bản, kiểm tra chi tiết

2 Doanh thu Thấp Trung

bình Kiểm trachọn mẫu PHân tích, kiểmtra chi tiết

3 Giá vốn hàng

bán Trungbình Cao Kiểm tra100% Phân tích, kiểmtra chi tiết kết

hợp với thử nghiệm cơ bản.

4 Hàng tồn kho Trung

bình Cao Kiểm trachọn mẫu

80%

Phân tích, kiểm tra chi tiết

5 Tài sản cố

định Cao Cao Kiểm tra100% Phân tích, kiểmtra chi tiết

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng A của AASC)

Còn đối với B là khách hàng thường niên của công ty, có quy mô lớn, có Bộ phận kiểm toán nội bộ và trong các năm kiểm toán trước đã có ý kiến tư vấn về hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên mở rộng thêm phạm vi đánh giá các khoản mục và tổng hợp công việc tìm hiểu, KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt, rủi ro kiểm soát ở mức trung bình.

Thứ tự Yếu tố hoặc khoản mục quan trọng Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Phương pháp kiểm tra Thủ tục kiểm toán

1 Tiền mặt Cao Cao Kiểm tra

chọn mẫu 90%

Thử nghiệm cơ bản, kiểm tra chi tiết

2 Doanh thu Trung bình Trung

bình Kiểm trachọn mẫu Phân tích, kiểmtra chi tiết

3 Giá vốn

hàng bán Trung bình Trungbình Kiểm trachọn mẫu Phân tích, kiểmtra chi tiết.

4 Hàng tồn

kho Trung bình Cao Kiểm trachọn mẫu Phân tích, kiểmtra chi tiết

5 Tài sản cố

định Cao Trungbình Kiểm trachọn mẫu Phân tích, kiểmtra chi tiết

6 Vay Trung bình Trung

bình Kiểm trachọn mẫu Phân tích, kiểmtra chi tiết

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng B của AASC)

2.3. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Để đảm bảo cho cho tính chính xác của quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên tiến hành soát xét lại đối với một số loại nghiệp vụ trọng yếu đã phát sinh. Đây chính là bước thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Có thể nói chỉ sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát thì tính hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng mới được khẳng định một cách hợp lý. Đây là bước công việc được áp dụng cho tất cả các khách hàng không phân biệt khách hàng mới hay cũ mà chỉ thực hiện ít hay nhiều phụ thuộc vào đánh giá ban đầu của KTV về rủi ro kiểm soát.

Ví dụ: Tại Công ty A, thử nghiệm kiểm soát được thiết kế với Khoản mục Chỉ lương như sau (Bảng 2.12. Thử nghiệm kiểm soát với khoản mục Chi lương):

Bảng II.12. Thử nghiệm kiểm soát với khoản mục Chi lương):

Thử nghiệm kiểm soát Tên khách hàng: Công ty TNHH A

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY THHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w