VỐN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty thủy tạ (Trang 29)

Bảng 8A: Tổng vốn và cơ cấu vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 STĐ STĐ% STĐ STĐ% Tổng vốn 26.697 35.273 55.235 8.576 32,123 19.962 56,592 - Vốn cố định 17.722 22.743 39.467 5.021 28,332 16.724 73,534 - Vốn lưu động 8.975 12.530 15.768 3.555 39,61 3.238 25,841

1. Đánh giá về vốn và cơ cấu vốn:

Theo phân tích ở bảng trên thì:

- Tổng vốn năm 2003 so với 2002 tăng 8.576 triệu đồng tỷ lệ tăng 32,123% Trong đó:

+ Vốn cố định tăng 5.021 triệu tỷ lệ tăng 28,332% + Vốn lưu động tăng 3.555 triệu tỷ lệ tăng 39,61%

- Tổng vốn năm 2004 so với 2003 tăng 19.962 triệu với tỷ lệ tăng 56,592% Trong đó:

+ Vốn cố định tăng 16.724 triệu tỷ lệ tăng 73,534% + Vốn lưu động tăng 3.238 triệu tỷ lệ tăng 25,841% * Nguyên nhân:

Tổng vốn tăng trong đó vốn cố định tăng nhanh trong năm 2003 chứng tỏ công ty đang đầu tư dự án nhà máy nước đá và mua sắm trang thiết bị mở rộng quy mô kinh doanh, điều này là rất tốt. Vốn cố định lớn hơn vốn lưu động thể hiện công ty đã chuyển hướng kinh doanh lấy sản xuất công nghiệp là chính (vốn cố định lớn sẽ dẫn tới sự ổn định vững chắc hơn trong kinh doanh).

2. Đánh giá về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn từ bảng 8B cho ta thấy:

Bảng 8B: Tổng nguồn vốn và cơ cấu vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 STĐ STĐ% STĐ STĐ% Tổng nguồn vốn 26.697 35.273 55.235 8.576 32,123 19.962 56,592 - Nguồn vốn CSH 10.994 18.675 26.103 7.681 69,865 7.428 39,775 - Vốn vay: 15.702 16.598 29.132 896 5,706 12.534 75,515 + Vốn dài hạn 12.885 13.583 25.705 698 5,417 12.122 89,243 + Vốn ngắn hạn 2.817 3.015 3.427 198 7,028 412 13,665

- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh trong các năm:

+ Năm 2003 so với 2002 tăng 7.681 triệu với tỷ lệ 69,865% + Năm 2004 so với 2003 tăng 7.428 triệu với tỷ lệ 39,775% Điều này chứng tỏ công ty làm ăn có lãi cao

- Nguồn vốn vay:

+ Năm 2003 so với 2002 chỉ tăng 896 triệu với tỷ lệ tăng 5,706%

+ Năm 2004 so với 2003 tăng mạnh tới 12.534 triệu tỷ lệ tăng 75,515% Nguyên nhân tăng là vì năm 2004 công ty đầu tư xây dựng nhà máy chiến biến thực phẩm - nước giải khát nhằm mở rộng quy mô và năng lực của công ty đáp ứng thị trường tiêu dùng miền Bắc.

3. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính

Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính

Năm 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003

STĐ STĐ STĐ STĐ

- Khả năng tự chủ tài chính 0,412 0,529 0,472 +0,117 +28,39 -0,057 -10,77 -Khả năng thanh toán hiện thời 3,186 4,155 4,601 0,969 30,41 0,446 10,73 - Khả năng thanh toán nhanh 2,891 2,752 3,366 0,069 2,445 0,614 22,31

Qua phân tích các hệ số trong bảng trên ta thấy: - Hệ số khả năng tự chủ tài chính:

+ Năm 2003 so với 2002 tăng 0,117 đơn vị tỷ lệ tăng là 28,39% + Năm 2004 so với 2003 giảm 0,057 đơn vị tỷ lệ giảm là 10,77% - Hệ số tự chủ tài chính của năm 2003 là tốt nhất 0,52 đơn vị > 0,5 đơn vị - Khả năng thanh toán hiện thời đều > 0,3 đơn vị năm sau cao hơn năm trước. - Khả năng thanh toán nhanh cũng đều > 2,7 đơn vị

Năm 2003 so với năm 2002 giảm 0,069 đơn vị tỷ lệ giảm 2,445% Năm 2004 so với năm 2003 tăng 0,616 đơn vị tỷ lệ tăng 22,31%

* Nguyên nhân:

- Khả năng tự chỉ tài chính của doanh nghiệp không ổn định, hệ sè an toàn chưa cao: Năm 2002 là 0,412 đơn vị năm 2004 là 0,472 đơn vị, nguyên nhân là do công ty đang trong giai đoạn đầu tư thu hót vốn từ ngân hàng để xây dựng dự án mới vì vậy tính không ổn định và hệ số tự chủ về tài chính chưa cao là đương nhiên.

- Về khả năng thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh đều ở mức cao do công ty làm ăn có lãi có tích lũy và đầu tư dự án lớn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty thủy tạ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w