0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Biện pháp 1: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN KHI DẠY PHẦN PHI KIM, HÓA HỌC 11 (Trang 40 -40 )

2.2.1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy (SĐTD)

SĐTD là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả. SĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau, có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, nó giống như cấu trúc của cây trong tự nhiên. SĐTD là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận của não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay phân tích một vấn đề ra thành một dạng lược đồ phân nhánh.

Có thể hiểu SĐTD là một phương pháp ghi chép gồm một hình ảnh hoặc một từ khóa ở trung tâm, và từ từ khóa trung tâm đó phát triển ra nhiều ý, mỗi ý sẽ là một từ khóa mới, có nhiều ý nhỏ hơn. SĐTD là biểu hiện của tư duy mở rộng. Vì

chiếc khóa vạn năng để khai phá tiềm năng của bộ não. Chúng ta có thể áp dụng SĐTD trong cuộc sống mọi mặt, qua đó cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động.

2.2.1.2. Tác dụng của sơ đồ tư duy trong dạy học

SĐTD giúp cho sự tương tác giữa não với thông tin đạt hiệu quả cao. Sử dụng SĐTD có nhiều ưu điểm hơn so với dạng ghi chú tuần tự:

- Ý chính ở trung tâm được xác định rõ hơn.

- Mức độ quan trọng tương đối của mỗi ý được thể hiện rõ ràng. Các ý quan trọng ở gần tâm hơn, còn những ý kém quan trọng nằm ở phía ngoài.

- Kết nối giữa các khái niệm trọng tâm được nhận ra ngay nhờ vị trí kế cận và tính tương quan giữa chúng.

- Việc nhớ lại hay ôn tập sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn.

- Linh hoạt, cho phép dễ dàng bổ sung thông tin mới vào một chỗ thích hợp mà không cần phải gạch bỏ lộn xộn.

- Mỗi sơ đồ có hình dạng và nội dung khác nhau. Điều này rất tốt cho việc nhớ lại.

- Trong mỗi lĩnh vực cần ghi nhớ sáng tạo hơn như chuẩn bị bài luận... đặc điểm mở của sơ đồ sẽ giúp não có khả năng tạo ra các kết nối dễ dàng hơn.

- Chỉ cần tập trung vào các ý tưởng chính, không lan man... dễ dàng nắm bắt các ý khi đọc lại, ít tốn thời gian, không gây nhàm chán.

SĐTD có rất nhiều ưu điểm là sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, có hình ảnh để hình dung đến kiến thức, sử dụng nhiều màu sắc để làm nổi bật thông tin, sử dụng nhiều từ khóa để cô đọng kiến thức. Do vậy, GV nên sử dụng SĐTD trong dạy học nhằm gây hứng thú học tập cho HS.

2.2.1.3. Hướng dẫn học sinh tự lập sơ đồ tư duy và tự học sơ đồ tư duy

Để thiết lập SĐTD các kiến thức cần nhớ trong dạy học hóa học, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc sử dụng SĐTD để hướng dẫn HS nâng cao hứng thú, tích cực tự lực trong học tập khi học bài mới, khi ôn tập, tổng kết hệ thống hóa kiến thức hoặc tự lập kế hoạch học tập, gồm các yêu cầu cụ thể như sau:

- Cung cấp cho HS cơ sở lý luận về SĐTD: Khái niệm, cách thiết lập, cách sử dụng phần mềm, vào mạng Internet để xem SĐTD...

- Tổ chức các hoạt động học tập, cho HS tự lập SĐTD, hệ thống hóa kiến thức các bài, các chương... tạo điều kiện cho HS trình bày SĐTD trước lớp, lắng nghe ý kiến của người khác, bổ sung ý kiến và cuối cùng là tổng kết, hoàn thiện kiến thức như sử dụng để kiểm tra bài cũ, bài học tiết trước, ôn tập kiến thức cần nhớ trong bài luyện tập, ôn tập.

- Bước đầu HS chưa có kinh nghiệm vẽ SĐTD, không có hình ảnh minh họa cho sơ đồ của mình, GV có thể cung cấp SĐTD khung cho HS tự điền nội dung vào các nhánh trước tiết ôn tập và kiểm tra lại sự chuẩn bị của HS trong giờ ôn tập. Với SĐTD khung, HS chỉ cần điền vào chỗ trống theo gợi ý của giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi ban đầu khi các em tiếp xúc với SĐTD nhằm giảm bớt sự lúng túng, căng thẳng vì các em chưa hình dung được phải hoàn thành nhiệm vụ như thế nào, giúp các em tiếp cận với SĐTD nhanh hơn. Trong các tiết học sau các em có thể tự thiết lập SĐTD cho mình.

- Cách tạo SĐTD nên bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả nghìn từ và giúp chúng ta sử dụng trí tưởng tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.

- Luôn sử dụng màu sắc bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích trí não như hình ảnh.

- Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến các nhánh cấp hai, … bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, chúng ta sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.

- Mỗi từ, ảnh, ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ. - Tạo ra một kiểu sơ đồ cho riêng mình (kiểu đường kẻ, màu sắc, …).

- Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.

Dưới đây là mô hình khái quát của một SĐTD:

Như vậy: Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề … chữ viết. Nghĩa của cụm từ BĐTD không hiểu theo nghĩa bản đồ thông thường như bản đồ địa lý mà BĐTD được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Đặc biệt ở đây là một sơ đồ mở. Việc thiết kế BĐTD theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lý (có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau). Cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.

Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,...

Ưu điểm của BĐTD là: Dễ nhìn, dễ viết; kích thích hứng thú học tập và khả

năng sáng tạo của học sinh; phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não; rèn luyện cách xác định “chủ đề” và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.

Cách ghi BĐTD:

 Nghĩ trước khi viết.  Viết ngắn gọn  Viết có tổ chức

 Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần) .

- BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp

học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.

- BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên cứu cho

thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não giúp các em học tập một cách tích cực, là biện pháp hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả. Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS. Khi các em được tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức do mình tự thiết kế thì các em sẽ yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình hơn.

2.2.1.4. Thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy phần phi kim – Hóa học 11

a. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc chuẩn bị bài mới của học sinh và củng cố bài học

Giáo viên định hướng cho HS chuẩn bị bài ở nhà bằng cách lập một BĐTD về bài học, những đề mục có trong bài học mới. Điều này sẽ bắt buộc HS phải đọc bài và nghiên cứu bài trước, giúp các em nắm được một cách khái quát những nội

Ví dụ: Trước khi học bài “Nitơ” GV yêu cầu HS vẽ một BĐTD về các đề mục có trong bài:

Sau mỗi bài học, GV hướng dẫn, gợi ý để HS tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD. Mỗi bài học có thể được vẽ trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng.

b. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy bài luyện tập chương

Qua thực tế giảng dạy bộ môn, chúng tôi thấy rằng loại bài luyện tập là rất quan trọng nhằm củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng vận dụng giải bài tập hóa học. Cấu trúc bài luyện tập ở SGK có 2 phần:

- Phần 1: Kiến thức cần nhớ. - Phần 2: Bài tập.

Cách viết của SGK ở phần 1 thường là hệ thống lại các kiến thức theo kiểu hàng ngang nếu GV không biết vận dụng phương pháp tích cực thì dạy phần này tương đối tẻ nhạt, đơn thuần GV ra câu hỏi, HS trả lời, hiệu quả cách dạy này không cao.

Khi sử dụng BĐTD để hệ thống hóa các kiến thức của một chương lên trên một tờ giấy trong đó thể hiện đầy đủ các nội dung kiến thức và được đặt trong mối liên hệ của chúng thì HS sẽ dễ nhớ và có điều kiện nhớ lâu.

Để dạy phần 1, GV có hai phương pháp để triển khai:

+ Cho HS lập một BĐTD ở nhà về nội dung kiến thức cần nhớ, khi dạy phần này GV tổ chức cho HS nhận xét một vài bản đồ để chọn ra bản đồ hoàn chỉnh nhất

sau đó GV có thể bổ sung ý kiến của mình để có một bản đồ chuẩn dùng cho HS nắm các kiến thức của bài học.

+ Giáo viên đưa ra các từ khoá kiến thức để HS triển khai nội dung.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN KHI DẠY PHẦN PHI KIM, HÓA HỌC 11 (Trang 40 -40 )

×