Trong quá trình dạy học có rất nhiều phương pháp giảng dạy. Có bao nhiêu người dạy là có bấy nhiêu phương pháp dạy học khác nhau. Mà mỗi một phương pháp lại có những mặt ưu thế riêng. Dạy học hóa học cũng vậy. Giáo viên có thể
- Hoạt động hóa người học nhằm nâng cao vai trò chủ thể hoạt động nhận thức và tư duy tích cực, sáng tạo của HS;
- Phối hợp các phương pháp dạy học tích cực nâng cao hiệu quả dạy học; - Áp dụng dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề;
- Áp dụng dạy học theo dự án.
Tuy nhiên, để việc dạy và học bộ môn đạt hiệu quả cao, GV cần khai thác các ưu điểm, hạn chế những nhược điểm của mỗi phương pháp và kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Giáo viên nên thường xuyên thay đổi các phương pháp cho phù hợp với nội dung cần truyền đạt để giúp cho HS hứng thú trong quá trình tiếp nhận tri thức. Một điều nên tránh đối với HS là không nên để các em bị rơi vào tâm trạng nhàm chán, không khí lớp học nặng nề, giảm sút khả năng tiếp nhận tri thức. Hiện nay, nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học rất cao. Giáo viên cần quan tâm nghiên cứu các phương pháp dạy học mới và vận dụng vào công việc giảng dạy của mình.
1.3.4.2. Một số biện pháp chính
Ở nhóm biện pháp Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học có thể đề xuất một số biện pháp chính như: Tạo hứng thú bằng việc sử dụng các phương pháp
kích thích tư duy HS, tạo hứng thú bằng việc phối hợp các phương pháp dạy học, tạo hứng thú bằng việc liên hệ hóa học với các môn học khác, tạo hứng thú bằng cách cho HS tự khám phá về hóa học.
1.3.5. Nhóm biện pháp Tổ chức các hoạt động dạy học [19] 1.3.5.1. Những điểm cần lưu ý