Tổng kết chuyển giao.

Một phần của tài liệu Truyền tải thông tin di động CDMA 3G (Trang 77)

c. Các đặc điểm của chuyển giao mềm.

3.3.5 Tổng kết chuyển giao.

Các kiểu chuyển giao được tổng kết trong bảng 3-6. Chuyển giao điển hình nhất của WCDMA là chuyển giao cùng tần số được điều khiển bởi các thông số trong hình 3-31. Báo cáo chuyển giao cùng tần số thường khởi xướng cho sự kiện, và RNC ra lệnh thực hiện chuyển giao dựa vào các báo cáo đo đạc. Trong trường hợp chuyển giao trong cùng tần số UE được kết nối với Nút B tốt nhất để tránh hiệu ứng gần xa, và RNC luôn phải hoạt động để lựa chọn các cell mục tiêu.

Bảng 3- Tổng kết chuyển giao

Kiểu chuyển giao Đo đạc chuyển giao Báo cáo đo đạc chuyển giao từ UE đến RNC

Mục đích chuyển giao

Chuyển giao trong tần số WCDMA

Đo trong toàn bộ thời gian sử dụng bộ lọc kết hợp

Báo cáo khởi xướng sự kiện

- Sự di động thông thường

Chuyển giao giữa các hệ thống WCDMA -GSM

Việc đo chỉ bắt đầu khi cần thiết, sử dụng chế độ nén

Báo cáo định kỳ trong suốt chế độ nén - Phủ sóng - Tải - Dịch vụ

Chuyển giao giữa các tần số

WCDMA

Việc đo chỉ bắt đầu khi cần, sử dụng chế độ nén

Báo cáo định kỳ trong suốt chế độ nén

- Phủ sóng - Tải

Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Việc đo đạc chuyển giao giữa các hệ thống và giữa các tần số thường chỉ bắt đầu khi cần thực hiện chuyển giao. Chuyển giao giữa các tần số cần để cân bằng tải giữa các sóng mang WCDMA và các lớp cell, và để mở rộng vùng phủ sóng nếu tần số khác không bao phủ hết. Chuyển giao tới hệ thống GSM để mở rộng vùng phủ sóng WCDMA, để cân bằng tải giữa các hệ thống và định hướng các dịch vụ đến các hệ thống phù hợp nhất.

Hình 3- Một ví dụ về mô hình chuyển giao

Một ví dụ của mô hình chuyển giao được trình bày trong hình 3-31. Đầu tiên UE kết nối tới cell 1 với tần số f1. Khi nó di chuyển thì chuyển giao cùng tần số f1 đến cell được thực hiện. Tuy nhiên tại cell 2, tải quá cao, RNC ra lệnh cho chuyển giao giữa các tần số với mục đích tải đến cell 5 với tần số f2. UE chuyển sang tần số f2 và tiếp tục chuyển giao đến cell 6. Khi nó ra khỏi vùng phủ với tần số f2, thì chuyển giao giữa các tần số được thực hiện đến cell 4 với tần số f1.

3.4 Tổng kết.

Quản lý tài nguyên vô tuyến là bài toán quan trọng khi thiết kế bất kỳ hệ thống thông tin di động, đặc biệt là trong hệ thống tế bào sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA. Chương này đã trình bày các chức năng cơ bản của quản lý tài nguyên vô tuyến trong hệ thống WCDMA và những điểm khác biệt trong thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến so với các hệ thống khác. Trong đó, điều khiển công suất và điều khiển chuyển giao có những điểm khác biệt quan trọng so với các hệ thống thông tin di động trước đó.

Đối với điều khiển công suất, rõ ràng các thuật toán điều khiển công suất cũng phức tạp hơn tinh vi hơn để khắc phục hiệu ứng gần-xa. Trong 3 loại điều khiển công suất, điều khiển công suất vòng mở cần thiết trong suốt quá trình thiết lập kết nối, điều khiển công suất vòng kín (điều khiển công suất nhanh) giúp khắc phục hiệu ứng phadinh nhanh trên kênh giao diện vô tuyến. Trong WCDMA, điều khiển công suất nhanh được thực hiện trên cả đường lên và đường xuống tại tần số 1.5KHz trong khi hệ thống IS-95 chỉ thực hiện điều khiển công suất nhanh trên đường lên tại tần số 800Hz, còn ở GSM chỉ tồn tại điều khiển công suất chậm. Phương thức thứ 3 của điều

Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

khiển công suất là điều khiển công suất vòng ngoài giúp thiết lập các giá trị mục tiêu của điều khiển công suất nhanh. Các vấn đề cụ thể cũng như lợi ích của điều khiển công suất cũng được phân tích trong chương này.

Một đặc trưng khác biệt nhất của WCDMA so với các hệ thống khác là thuật toán điều khiển chuyển giao. Chuyển giao diễn ra khi người sử dụng máy di động di chuyển từ cell này đến cell khác trong mạng thông tin di động tế bào. Nhưng chuyển giao cũng có thể được sử dụng để cân bằng tải trong mạng thông tin, và chuyển giao mềm có thể tăng cường dung lượng và vùng phủ của mạng. Chuyển giao cứng vẫn tồn tại trong hệ thống WCDMA, là chuyển giao mà kết nối cũ bị cắt trước khi kết nối mới được thiết lập. Chuyển giao cứng được sử dụng để thay đổi tần số của hệ thống khi trong hệ thống sử dụng đa sóng mang; hoặc là trong trường hợp không hỗ trợ phân tập macro; hoặc trường hợp chuyển đổi giữa hai chế độ FDD và TDD.

Chuyển giao giữa các hệ thống cần thiết cho sự tương thích giữa UMTS và các kiến trúc hệ thống khác (chẳng hạn như GSM). Đặc trưng của loại này là cần đo đạc trước khi thực hiện sử dụng chế độ khe thời gian do thực tế việc đo đạc diễn ra tại các tần số khác nhau. Từ góc độ kỹ thuật, kiểu chuyển giao này thuộc chuyển giao cứng. Chương này cũng thảo luận khá chi tiết về chuyển giao mềm và mềm hơn xuất hiện khi máy di động ở trong vùng phủ sóng chồng lấn của 2 cell. Trường hợp chuyển giao mềm hơn các cell thuộc cùng một trạm gốc, hai tín hiệu đồng thời được kết hợp ở Nút B sử dụng bộ xử lý RAKE. Trong suốt quá trình chuyển giao mềm, hai tín hiệu thu từ các trạm gốc khác nhau được định tuyến đến RNC để được so sánh hết khung này đến khung khác. Độ lợi chuyển giao mềm là độ lợi được cung cấp bởi sự kết hợp nhiều tín hiệu (được gọi là độ lợi phân tập macro). Khi độ dự trữ chuyển giao mềm thích hợp được sử dụng độ lợi chuyển giao mềm sẽ tăng cường đáng kể hiệu năng của hệ thống .

Một phần của tài liệu Truyền tải thông tin di động CDMA 3G (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w