Mở rộng nguồn thu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA (Trang 32 - 35)

II. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC THU BHXH Ở CƠ QUAN BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA

1.1.Mở rộng nguồn thu

1. Đối với các cơ quan chức năng

1.1.Mở rộng nguồn thu

Có thể mở rộng nguồn thu với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thông qua các biện pháp khác nhau. Mức thu, như đã phân tích chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có mức lương của người lao động. Việc tăng nguồn thu từ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có thể thông qua tác động vào mức lương của người lao động, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ mức lương của người lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tránh tình trạng chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho người lao động với mức lương căn cứ thấp hơn mức lương thực hưởng. Hiện nay ở VIệt Nam, số doanh nghiệp có quy mô nhỏ với số lao động dưới 5, 10 lao động là rất nhiều. Việckhông bắt buộc tham gia BHXH đối với doanh nghiệp này là đã bỏ qua một nguồn thu to lớn, gây thiệt thòi cho người lao động hoạt động trong các doanh nghiệp này. Để đẩy mạnh công tác thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cần có các văn bản luật điều tiết các đối tượng này như bắt buộc mọi lao động có thuê mướn nhân công, ký kết hợp đồng lao động phải tham gia BHXH cho người lao động mà mình sử dụng, có thể quy định một trong những điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh là người sử dụng lao động phải được cơ quan BHXH có thẩm quyền chứng nhận họ có đăng ký tham gia BHXH cho người lao động tại cơ quan.

Hiện nay với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì mức đóng góp của họ được dựa trên tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp đắt đỏ, các khoản phụ cấp theo quy định được tính vào lương căn cứ đóng BHXH. Trong khi đó, từ nhiều nguồn khác nhau, thu nhập thực tế của ngươi lao động ngày càng tăng lên. Vì vậy có nhiều lao động muốn được đóng BHXH theo một mức lương căn cứ cao hơn để có thể hưởng một mức trợ cấp và mức lương hưu trí cao hơn đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống sau này. Do đó, nên chăng có hình thức đóng BHXH bổ sung cho người lao động có nhu cầu đóng BHXH với mức lương căn cứ tương đương thu nhập thực tế của họ. Từ đó xem xét mức hưởng đối với các đối tượng này sao cho có thể đảm bảo an toàn quỹ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Ở Việt Nam tính đến năm 2001 mới chỉ có 4,2 trong số 38 triệu lao động tham gia đóng BHXH. Một phần là do các doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động và một phần lớn khác là những người lao động chưa biết hoặc chưa có điều kiện tham gia BHXH. Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 70% lao động hoạt động trong khu vực kinh tế nông thôn (khoảng 28 triệu lao động) và hầu như chưa có điều kiện tham gia BHXH, chỉ trừ một số ít đang tham gia BHXH tự nguyện ở một vài khu vực. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực nông thông khá cao, khoảng 4,3%/năm, chiếm khoảng 40% GDP và 40% kim ngạch xuất nhập khẩu. Việc bỏ qua đối tượng này là đã bỏ mất một nguồn thu quan trọng cho quỹ BHXH. Tuy nhiên để có thể triển khai hình thức BHXH tự nguyện đòi hỏi có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt lý luận và thực tiễn. Hiện nay, BHXH Việt Nam đã có ban BHXH tự nguyện và trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH là hai phòng ban quan trọng có thể phối kết hợp chặt chẽ trong công tác nghiên cứu, triển khai hình thức BHXH này một cách rộng rãi tới mọi đối tượng người lao động có nhu cầu. Trong công tác triển khai nghiệp vụ BHXH này cần có tính linh hoạt vì người lao động tham gia BHXH tự nguyện trong nhiều trường hợp có thể gặp những sự cố khách quan mà không có điều kiện đóng BHXH thường xuyên, liên tục như hạn hán, lũ lụt gây mất mùa, với người buôn bán nhỏ có thể làm ăn thua lỗ... Trong các trường hợp đó, người lao động đã tham gia BHXH tự nguyện phải được xét hưởng trợ cấp một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH cho đến khi có khả năng tiếp tục đóng BHXH. Số tiền đóng góp và số năm tham gia sẽ được cộng dồn khi xét hưởng chế độ cho người lao động. Việc xét trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng, mức hưởng trong mỗi trường hợp phải căn cứ thời gian tham gia, mức đóng góp, độ tuổi của người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Quỹ BHXH tự nguyện phải là một quỹ hoàn toàn độc lập, tự cân đối thu chi. Theo đó người tham gia BHXH có đóng mới được hưởng, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít để tránh tạo ra một gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên trong những trường hợp có những sự cố bất ngờ gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của người lao động thì cần phải có sự trợ giúp của Nhà nước vì khi đó

suy cho cùng việc trợ giúp cũng nằm trong chính sách xã hội chung của Nhà nước.

Để khuyến khích BHXH tự nguyện cần thiết phải làm tốt các mặt công tác như thông tin tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ lợi ích của việc tham gia BHXH, cải cách các thủ tục hành chính rườm rà tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia và khi giải quyến chế độ cho người dân giúp họ tăng khả năng ổn định và nâng cao đời sống của bản thân và gia đình. Với người lao động có mức thu nhập không ổn định cần nghiên cứu đưa ra được các biểu phí phù hợp với mức hưởng được xem xét một cách kỹ lưỡng để giúp họ thuận lợi hơn trong việc tham gia, đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan BHXH trong công tác thu, khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện. Hơn thế, do đặc điểm của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là có thời gian lao động và địa điểm làm việc không ổn định nên việc yêu cầu họ trực tiếp đến cơ quan BHXH để nộp phí là không khả thi. Do đó, trong công tác thu phí bảo hiểm của đối tượng này có thể phân chia họ theo các khu vực, cử người đại diện thu phí có trợ cấp lương hoặc tổ chức một mạng lưới thu BHXH trực tiếp từ người lao động.

Bên cạnh đó, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện sẽ góp phần giảm thiểu tỷ lệ người lao động hết tuổi lao động, ốm đau... cần đến sự trợ giúp của hệ thống cứu trợ xã hội, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách quốc gia, đảm bảo được nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm là nguyên tắc số đông bù số ít.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA (Trang 32 - 35)