VII I PHÂN TÍCH THÔNG TIN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DOANH

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 40 - 43)

THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

doanh. Việc hạ giá thành không những chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là một trong những nhuồn tích luỹ chủ yếu của nền kinh tế. Việc phấn đấu hạ giá thành để nâng cao tích luỹ của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở tiết kiệm các chi phí sản xuất theo các khoản mục bằng các kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí đối với việc cải tiến, tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, tổ chức hoàn thiện quy trình công nghệ, ứng dụng kỹ thuật mới … Bên cạnh đó, phải tăng cường các biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cũng như các biện pháp kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động.

- Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Nó giúp cho các nhà doanh nghiệp có thể điều hành quản lý nội bộ và thích ứng với các yêu cầu của quản lý thị trường. Cụ thể việc phân tích này giúp cho các nhà quản trị xác định được giá bán, lợi nhuận, sản lượng hoà vốn, mức sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận và giúp cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, chính xác, kịp thời.

- Do việc phân tích mang lại ý nghĩa kinh tế, hiệu quả kinh doanh thiết thực như vậy, cho nên việc thực hiện công việc này là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Thông thường, với việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp thường dùng các chỉ tiêu sau:

 Chỉ tiêu tổng giá thành sản phẩm: Đây là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã hoàn thành. Chỉ tiêu này dùng để phản ánh quy mô kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nếu dùng giá cố định để so sánh qua nhiều năm thì chỉ tiêu này còn phản ánh tốc độ sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp. Với việc phân tích chỉ tiêu tổng giá thành sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp đánh giá được qui mô, kết quả hoạt động kinh doanh của mình và thông qua việc so sánh với mức doanh thu thu được sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác kết quả tài chính, tránh hiện

- ∑ Q. G

- x

- 1000

- =

 Chỉ tiêu chi phí trên 1000đồng sản lượng hàng hoá: Chỉ tiêu này giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành bằng cách gắn sự thay đổi giá thành với chỉ tiêu giá bán.

- -

- Trong đó Q: sản lượng - G: giá bán đơn vị - Z: giá thành đơn vị

- Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí trên 1000 đồng sản lượng hàng hoá là cơ cấu sản lượng, giá thành đơn vị và giá bán đơn vị. Việc phân tích này giúp cho doanh nghiệp xác định được mức ảnh hưởng của từng nhân tố tới chi phí trên 1000 đồng sản lượng hàng hoá và nguyên nhân tác động tới sự thay đổi đó, từ đó có những biện pháp thích hợp để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu suất kinh doanh.

 Chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm : Giá thành đơn vị sản phẩm phản ánh tổng số chi phí mà đơn vị sản phẩm phải gánh chịu trong kỳ sản xuất

- Việc phân tích chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp xác định được ảnh hưởng của chi phí từng khoản mục đến giá thành đơn vị, từ đó có biện pháp điều chỉnh các khoản mục chi phí cho hợp lý hơn.

 Chỉ tiêu điểm hoà vốn : Phân tích điểm hoà vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động tích cực, xác định rõ vào lúc nào trong kỳ kinh doanh hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hoà vốn, từ đó doanh nghiệp có những biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 40 - 43)