Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể

Một phần của tài liệu đề thi cao học môn triết (Trang 95)

- Giai đoạn ba (Thế kỷ XX) Đặc điểm của giai đoạn này là có sự phát triển nhanh chóng của khoa học và khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Khoa

a. Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể

Trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa khác biệt, tập thể là phần tử tạo thành xã hội. Nó là hình thức liên kết các cá nhân thành từng nhóm trong xã hội xuất phát từ lợi ích, nhu cầu về kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, khoa học, tư tưởng, nghề nghiệp...

Cá nhân tồn tại trong tập thể với tư cách là đơn vị cấu thành của cái toàn thể, biểu hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể nhưng không hoà tan vào tập thể.

Suy đến cùng, thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích. Sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân và tập thể là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của tập thể. Xuất phát từ bản chất xã hội của con người, cá nhân không tồn tại một cách đích thực nếu không gắn với một tập thể nhất định. Đó là cơ sở để hình thành tính tập thể, tính cộng đồng. Tuy nhiên, tính tập thể sẽ trở nên trừu tượng nếu không dựa trên cơ sở lợi ích. Thông qua lợi ích, hình thành nên sự liên kết giữa cá nhân và tập thể, quy định phương hướng hoạt động của tập thể, nhằm làm cho tập thể vừa đảm bảo lợi ích cá nhân, vừa là điều kiện cho sự phát triển cá nhân. Từ đó, mỗi cá nhân lại tác động thúc đẩy tập thể phát triển . Sự liên kết giữa cá nhân và tập thể được quy định bởi các mối quan hệ khách quan và chủ quan. Tính khách quan bắt nguồn từ bản chất xã hội của mọi thành viên, những quy định, quy

tắc của tập thể bắt buộc mọi thành viên phải thực hiện. Tính chủ quan là năng lực tự tiếp nhận điều chỉnh mọi suy nghĩ và hành vi của cá nhân. Sự thống nhất giữa tính khách quan và chủ quan trong quan hệ cá nhân và tập thể là điều kiện cần thiết để tập thể phát triển lành mạnh. Mặt khác, dựa trên cơ sở lợi ích, tính phong phú đa dạng của lợi ích cá nhân trong một tập thể biểu hiện thành nhu cầu phong phú, đa dạng của mỗi con người. Trong điều kiện hiện thực của tập thể, không thể đáp ứng mọi yêu cầu của cá nhân. Vì vậy, dẫn đến mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với tập thể. Tuy nhiên, đây là mâu thuẫn tất yếu nảy sinh trong quá trình vận động và phát triển của cá nhân và tập thể. Bởi vậy, cần phải phát hiện mâu thuẫn một cách kịp thời và phân biệt vị trí các loại mâu thuẫn để giải quyết, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc định hướng về sự phát triển hài hoà và toàn diện nhu cầu và lợi ích của cá nhân và tập thể. Sự kết hợp hài hoà và toàn diện của các quan hệ lợi ích và nhu cầu; sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nguyên tắc; ý thức trách nhhiệm về nghĩa vụ và hành vi của mỗi cá nhân trước tập thể... là những điều kiện chủ yếu cho sự phát triển của tập thể và cá nhân phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể đòi hỏi phải chống hai khuynh hướng cực đoan có hại cho sự phát triển của tập thể và cá nhân: tuyệt đối hoá tập thể, bắt cá nhân phải hy sinh một chiều; hoặc ngược lại, tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân để “cái tôi” của chủ nghĩa cá nhân phát triển. Đây là hai khuynh hướng cần phải loại trừ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu đề thi cao học môn triết (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)