- Giai đoạn ba (Thế kỷ XX) Đặc điểm của giai đoạn này là có sự phát triển nhanh chóng của khoa học và khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Khoa
a) Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện
bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện
Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả. Thí dụ, ngày kế tiếp đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân, sấm kế tiếp chớp,v.v, nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên nhân của mùa hè, chớp là nguyên nhân của sấm, v,v.. Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ
nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau. Nguyên nhân của ngày và đêm là do sự quay của trái đất quanh trục Bắc - Nam của nó, nên ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sáng được phần bề mặt trái đất hướng về phía mặt trời. Nguyên nhân của các mùa trong năm là do trái đất, khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của nó bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía, nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên chúc ngả về phía mặt trời, sinh ra các mùa. Sấm và chớp đều do sự phóng điện giữa hai đám mây tích điện trái dấu sinh ra. Nhưng vì vận tốc ánh
sáng truyền trong không gian nhanh hơn vận tốc tiếng động, do vậy chúng ta thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm. Như vậy không phải chớp sinh ra sấm.
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Thí dụ, nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có thể do sâu bệnh, có thể do chăm bón không đúng kỹ thuật, v.v.. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau. Thí dụ, chặt phá rừng có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu của cả một vùng, tiêu diệt một số loài sinh vật v.v. Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả. Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trò của từng loại nguyên nhân, có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả (mà con người mong muốn) phát huy tác dụng. Thí dụ, trong nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mỗi thành phần kinh tế đều có vị trí nhất định đối với việc phát triển nền kinh tế chung. Các thành phần kinh tế vừa tác động hỗ trợ nhau, vừa mâu thuẫn nhau, thậm chí còn cản trở nhau phát triển. Muốn phát huy được tác dụng của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thì phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đều có điều kiện phát triển, trong đó thành phần kinh tế nhà nước phải đủ sức giữ vai trò chủ đạo, hướng các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế bằng luật pháp, chính sách v.v. thích hợp. Nếu không như vậy, nền kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn và năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế có thể triệt tiêu lẫn nhau. Do vậy phải tìm hiểu kỹ vị trí, vai trò của từng nguyên nhân.