Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ nhằm để xây dựng thang đo. Nghiên cứu chính thức được thực hiện để thu thập và phân tích dữ liệu để đề ra kết luận và những đề xuất (Hình 1.4).
Nguồn: Phát triển cho nghiên cứu
Hình 1.4: Quy trình nghiên cứu Lý thuyết các yếu tốảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động Bản câu hỏi và thang đo lường Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu Giải pháp nâng cao sự gắn bó của người lao động Nghiên cứu định tính (phân tích, thảo luận nhóm) Chọn mẫu thuận tiện n ≥ 120 Nhập vào phần mềm SPSS •Phân tích nhân tố và kiểm định mô hình nghiên cứu •Phân tích hồi quy đa biến •Đo lường ý kiến •Phân tích sự khác biệt K i ể m đ ị nh đ ộ tin c ậ y c ủ a t ha ng đ o Đ i ề u c h ỉ nh m ô h ìn h n gh iê n c ứ u Phân tích các yếu tố ảnh hảnh hưởng
1.5. Tóm tắt chương 1
Chương 1 luận văn đã nghiên cứu lý thuyết sự gắn bó của người lao động trong tổ chức và mô hình nghiên cứu qua các nội dung như các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu (người lao động, người sử dụng lao động, sự gắn bó của người lao động); các lý thuyết liên quan đến sự gắn bó của người lao động trong tổ chức (lý thuyết cấp bậc nhu cầu, các lý thuyết về động cơ và thúc đẩy, thuyết hai nhân tố…); các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong tổ chức; mô hình và quy trình nghiên cứu.
Qua phân tích các lý thuyết liên quan đến sự gắn bó của người lao động trong tổ chức và các nghiên cứu về lý thuyết động viên, kết hợp với việc thảo luận với các chuyên gia và một số người lao động, luận văn đã hệ thống 6 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong tổ chức là: 1) Tiền lương và thu nhập; 2) Điều kiện và môi trường làm việc; 3) Sự phù hợp của công việc; 4) Khen thưởng và động viên; 5) Hỗ trợ và đào tạo; 6) Trao quyền và giám sát. Chương này luận văn cũng đã thiết lập các giả thuyết và mô hình hồi quy tuyến tính bội giữa các yếu tố này với sự gắn bó của người lao động tại Công ty TNHH Nuplex Resins Việt Nam để thấy được mối quan hệ giữa chúng và tầm quan trọng của chúng. Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 sẽ là cơ sở lý luận và khung lý thuyết để đánh giá thực trạng sự gắn bó của người lao động tại Công ty TNHH Nuplex Resins Việt Nam ở Chương 2 và đề xuất giải pháp nâng cao sự gắn bó của người lao động tại Công ty TNHH Nuplex Resins Việt Nam ở Chương 3.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ GẮN BÓ CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH NUPLEX
RESINS VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Nuplex Resins Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Nuplex Resins Việt Nam được thành lập từ năm 1995 dưới hình thức Công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Nuplex Resins Úc và bắt đầu sản xuất nhựa cao phân tử từ năm 1997. Mục tiêu ban đầu của Công ty là sản xuất nhựa cao phân tử cho ngành sơn, nhưng sau đó đã phát triển thêm nhiều chủng loại sản phẩm bao gồm nhựa nhũ tương (Emulsion) cho ngành in, xây dựng và dệt.
Năm 2003, việc sản xuất Gelcoat cho ngành công nghiệp Composite đã bắt đầu, cũng như việc mở rộng nhà máy đã cho phép nâng cao sản lượng nhựa nhũ tương, bắt đầu sản xuất nhựa Alkyd và Polyester. Nuplex Resins Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí của mình dưới hình thức liên kết với các Công ty trong nước nhằm đưa các sản phẩm của Công ty mẹ vào thị trường Việt Nam.
Nhà máy nhựa nhũ tương Việt Nam là kết quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật, với thiết kế công nghệ mới nhất và được vi tính hóa hoàn toàn. Nhà máy có thể sản xuất các loại polymer thế hệ mới thích hợp cho nhu cầu hiện nay. Với công suất thiết kế mới bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2005, Nuplex Resins Việt Nam sẽ có thể đáp ứng nhu cầu nhựa nhũ tương ngày càng gia tăng ở thị trường Việt Nam và châu Á. Việc nâng cấp này cũng bao gồm một lò phản ứng nhiệt độ cao để sản xuất Alkyd và Polyester.
2.1.2. Địa vị pháp lý
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp TNHH (100% vốn nước ngoài) - Địa chỉ: Số 1, Đường 9A, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai. - Điện thoại: 84 061 3 836 503, Fax: 84 061 3 836 633
- Giấy phép đầu tư số: 1284/GP-23/06/1995; các giấp phép đầu tư sửa đổi bổ sung số 1284/ GPĐC4-KCN-ĐN-18/01/2000, 1284/GPĐC5-BKH-KCN-ĐN- 16/05/2001, 1284/GPĐC6-BKH-KCN-ĐN-12/06/2002, 1284/GPĐC7-BKH-KCN- ĐN-20/10/2004. - Tổng vốn đầu tưđăng ký: 7.056.000 USD - Vốn pháp định đăng ký: 2.400.000 USD 2.1.3. Ngành nghề và các hoạt động kinh doanh chính
Công ty Nuplex Resins Việt Nam đang kinh doanh nhựa và sản phẩm các loại. Hiện nay, Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm chính như:
- LATEX POLYMERS: Pure Acrylic, Styrene Acrylic, Vinyl Acetate
Copolymer, Vinyl Acetate Homopolymer dùng cho các ngành như:
o Công nghiệp sản xuất nước sơn trang trí
o Lớp phủ chống thấm cho bê tông và vữa xây dựng, phụ gia cho vữa tram nét, keo dán gạch
o Sản xuất mực in Flexograpthic, Gravue, Overprint Lacquers và phủ giấy
o Sản xuất keo ghép gỗ, keo dán bao bì giấy
o Hồ sợi, hồ vải, phủ vải cho cá ứng dụng làm vải bạt chống thấm, rèn cửa ngăn sáng và trang trí, màn sáo
- ALKYD RESINS: Long oil, Medium oil, Short oil dùng cho các ngành:
o Công nghiệp sản xuất sơn trang trí gốc dầu, sơn phủ bảo vệ kết cấu thép, sơn tàu biển
o Công nghiệp sản xuất sơn gỗ: NHU CẦU, 2K, PU, AC
- POLYESTER RESINS & GELCOAT: dùng cho ngành công nghiệp Composites: tàu thuyền, canô, bồn chứa, thùng xe đông lạnh, phụ tùng xe, hồ bơi, bồn tắm – thiết vị vệ sinh, hàng thủ công mỹ nghệ gồm chậu hoa, tượng,…
- ASPHALT EMULSION: Nhũ tương nhựa đường là vật liệu trong xây dựng đường giao thông và các công trình giao thông. Nhũ tương nhựa đường lỏng
được sử dụng để rắc lên bề mặt đường bộ, hoạt động như các hạt chống dính giữa hai tấm bê tông nhựa.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý
2.1.4.1. Sơđồ tổ chức công ty
Công ty TNHH Nuplex Resins Việt Nam tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là Ban giám đốc, các bộ phận chức năng gồm các cơ quan như sản xuất, tài chính, thương mại, kĩ thuật, nhân sự, mua hàng (xem hình 2.1).
Nguồn: Công ty TNHH Nuplex Resins Việt Nam
Hình 2.1: Sơđồ tổ chức công ty
Ban giám đốc Sản xuất
Kế hoạch Thkho ủ Bảo
trì xPhân ưởng Phân phối
Ca 3 Ca 4 Ca 1 Ca 2 Kỹ thuật Nhân sự Mua hàng QC Thương mại Bán hàng Giao dịch khách hàng Lab Tài chính Kế toán ngân hàng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Tài xế
2.1.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
- Ban giám đốc và những nhà quả trị quan trọng: gồm một tổng giám đốc, ba giám đốc, một trưởng phòng nhân sự, một trưởng phòng kỹ thuật. Tổng giám đốc do công ty mẹ (Nuplex Resins Úc) bổ nhiệm, có quyền điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc. Mỗi giám đốc của từng bộ phận có trách nhiệm, quyền hạn và có mối quan hệ với tất cả các nhân viên trong bộ phận của mình, truyền đạt và đảm bảo được các nhân viên của bộ phận mình thấu hiểu và thực hiện.
- Bộ phận sản xuất: do giám đốc sản xuất điều hành và chịu trách nhiệm chính về khâu sản xuất. Trong đó có các phân xưởng sản xuất, do quản đốc phân xưởng điều hành, theo dõi quá trình sản xuất, báo cáo và chịu trách nhiệm với giám đốc sản xuất. Các phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ:
• Tiếp nhận và tổ chức đào tạo công nhân theo yêu cầu kế hoạch của công ty.
• Quản lý lượng lao động hiện có, riêng lao động làm thêm giờ thì phân xưởng sử dụng linh hoạt theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
• Cùng với bộ phận bảo trì và sửa chữa, tổ chức quản lý theo dây chuyền sản xuất bao gồm: cơ sở vật chất, máy móc thiết bị trong phân xưởng sản xuất.
• Có quyền điều động nhân sự tăng ca theo kế hoạch sản xuất trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
• Có quyền tăng, giảm lao động công nhật một cách chủ động nhằm đáp ứng kịp thời theo kế hoạch sản xuất và đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Phân xưởng bảo trì và sửa chữa trong bộ phận sản xuất có nhiệm vụ:
• Quản lý kỹ thuật: số lượng, chất lượng, sửa chữa, bảo trì,... máy móc thiết bị hiện có của công ty.
• Tham mưu cho lãnh đạo trong việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho toàn công ty.
• Cải tiến, nâng cao công suất máy móc, nghiên cứu, chế tạo các thiết bị lẻ phục vụ sản xuất và nghiên cứu.
• Yêu cầu các bộ phận có liên quan cùng phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc của mình.
- Bộ phận tài chính: do giám đốc tài chính điều hành và chịu trách nhiệm chính về khâu tài chính. Trong bộ phận tài chính có các kế toán sau:
• Kế toán tổng hợp: thực hiện tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành thành phẩm nhập kho trong kỳ sản xuất, tổng hợp lập báo cáo tài chính hàng kỳ.
• Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền khi có chỉđạo của cấp trên.
• Kế toán ngân hàng: theo dõi đối chiếu số phát sinh và số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng, theo dõi khoản nợ vay ngân hàng và công nợ của khách hàng.
• Thủ quỹ: cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày.
- Bộ phận thương mại do giám đốc thương mại điều hành và chịu trách nhiệm chính về khâu bán hàng.
• Bán hàng: các nhân viên đi chào hàng và thăm hỏi khách hàng, giới thiệu các mặt hàng có sẵn và nêu cách ứng dụng sản phẩm, lập các hợp đồng kinh tế, báo cáo tới giám đốc thương mại.
• Lab: kiểm tra lại các sản phẩm bị phàn nàn, bị trả lại từ khách hàng, đồng thời kết hợp với bộ phận kỹ thuật tìm hướng giải quyết.
• Giao dịch khách hàng: các nhân viên trong khâu này chịu trách nhiệm liên lạc và trả lời thông tin tới khách hàng, nhận các đơn đặt hàng của khách hàng đưa tới nhân viên lập kế hoạch, đồng thời đưa các đơn đặt hàng tới nhân viên phân phối để xuất hàng.
- Bộ phân nhân sự: thực hiện tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản trợ cấp, phụ cấp cho toàn thể công nhân viên Công ty, theo dõi bậc lương công nhân viên, đồng thời kiêm phụ trách việc lập báo cáo thống kê theo quy định.
- Bộ phận kỹ thuật: thực hiện cải tiến các công thức nấu, tìm cách phát triển các sản phẩm mới. QC: có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm nghiệm số lượng, chất lượng hàng hoá, thành phẩm sản xuất khi nhập kho và xuất kho.
- Bộ phận mua hàng: các nhân viên mua hàng theo dõi nguyên vật liệu, giao dịch với nhà cung cấp, lên kế hoạch mua hàng để cho bộ phận sản xuất dùng.
2.1.5. Nguồn nhân lực và chếđộ tiền lương
Lực lượng lao động của Công ty Nuplex Resins Việt Nam hiện nay gồm 256 người. Theo tính chất công việc, có 67,6% thuộc lực lượng sản xuất, tiếp đó là công tác hành chính, quản trị chiếm 21,5%, bán hàng và marketing chiếm 6,3% và cuối cùng là kỹ thuật chiếm 4,7% (xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Nuplex Resins Việt Nam
Chỉ tiêu Sản xuất Hành chính, qu ản trị Bán hàng, maketing Kỹ thuật Tổng Số lượng (người) 173 55 16 12 256 Tỷ trọng 67,6% 21,5% 6,3% 4,7% 100%
Nguồn: Công ty Nuplex Resins Việt Nam
Theo trình độ đào tạo, cán bộ công nhân viên có trình độ đại học chiếm 30,5%, cao đẳng chiếm 3,1%, trung cấp chiếm 11,7% , còn lại 54,7% là lao động phổ thông (xem Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Trình độđào tạo người lao động tại Công ty Nuplex Resins Việt Nam