Chúng tôi lựa chọn phương pháp phân tích bằng hệ thống LC/MS/MS vì hệ thống này cho độ nhạy cao phù hợp với các nghiên cứu về xác định dư lượng trong môi trường, thời gian phân tích tương đối ngắn và kỹ thuật LC/MS/MS có thể dễ dàng xác định cùng lúc được nhiều chất cụ thể như chúng tôi đã thử nghiệm có thể xác định đồng thời 8 kháng sinh họ
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và tối ưu các điều kiện khác như điều kiện nguồn ion hóa, điều kiện bắn phá ion mẹ, thể tích tiêm mẫu, chương trình gradient pha động... để thu được giới hạn phát hiện của mẫu tiêm của các kháng sinh ở nồng độ ppb (0,58 ng/ml- 1,22 ng/ml), giá trị LOD này sẽ là thấp hơn nhiều khi mẫu được làm giàu bởi quá trình chiết pha rắn. So sánh với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huế sử dụng kỹ thuật chiết lỏng – lỏng và HPLC - UV đểđịnh lượng cefixim trong nước thải nhà máy dược phẩm có kết quả giới hạn phát hiện là 6,68 ng/ml [20]. So sánh với nghiên cứu của Vishal Diwan và cộng sự (2010) sử dụng chiết pha rắn và HPLC-MS/MS để định lượng một số chất trong đó có các kháng sinh nhóm cephalosporin trong nước thải bệnh viện thu được giới hạn phát hiện ở ppb (từ 0,01 đến 2,5 ng/ml tùy thuộc kháng sinh) [36]. Một nghiên cứu khác của Dương Hồng Anh và cộng sự (2006) sử dụng quy trình chiết pha rắn và HPLC với detector huỳnh quang để xác định dư lượng của một số kháng sinh họ floquinolon trong nước thải bệnh viện cũng thu được giới hạn phát hiện ở ppb (từ 0,5 đến 1,0 ng/ml). Như vậy có thể thấy phương pháp chúng tôi xây dựng được đã đưa gia được kết quả phát hiện rất tốt, tương đương hoặc hơn với các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước. Song cũng có thể nhận thấy việc sử dụng đồng thời kỹ thuật chiết pha rắn và LC/MS/MS cũng có nhược điểm về chi phí dung môi, chi phí cột chiết pha rắn là nhiều hơn so với các phương pháp khác.
Qui trình phân tích chúng tôi đã xây dựng có khả năng định lượng được đồng thời 3 kháng sinh cephalosporin. Điều này là phù hợp với thực tế mỗi dây chuyền sản xuất cephalosporin không chỉ sản xuất đơn lẻ một loại cephalosporin mà sản xuất đồng thời nhiều cephalosporin cùng lúc. Những cephalosporin này cũng là những loại kháng sinh đang được sử dụng và sản
nước thải của nhiều nhà máy khác nhau. Mặt khác từ kết quả khảo sát quá trình chiết chúng tôi nghĩ rằng phương pháp đã xây dựng có thể định lượng được nhiều cephalosporin khác nữa. Hy vọng, trong thời gian tới chúng tôi có thể tiếp tục hoàn thiện quy trình để có thể phân tích được đồng thời nhiều cephalosporin cũng như các nhóm kháng sinh khác trong nước thải công nghiệp dược.
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi cũng đã tiến hành thẩm định phương pháp xây dựng được và cho kết quả rất tốt. Chúng tôi đã chứng minh được phương pháp có tính chọn lọc cao với độ đúng và độ chính xác rất tốt (so với các tiêu chuẩn của AOAC). Ngoài ra, khoảng tuyến tính của chúng tôi xây dựng được khá rộng (từ khoảng 1 ng/ml – 70 ng/ml) rất thích hợp để xác định dư lượng các kháng sinh trong nước thải vì nồng độ các chất này có thể dao động rất lớn.
4.3.Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.3.1.Tình hình kháng kháng sinh
Trên thế giới
Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, vấn đề kháng thuốc kháng sinh đã trở nên báo động. Gánh nặng về chi phí điều trị do các bệnh nhiễm khuẩn gây ra khá lớn do việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền.
Khu vực có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới là châu Á nơi mà nhiễm khuẩn bệnh viện cũng ở mức cao và hệ thống quản lý thuốc kháng sinh còn yếu kém [24],[38]. Trong khi đó theo báo cáo năm 2012 của Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Châu Âu (ECDC), tại Châu
sát quốc gia về nhiễm khuẩn bệnh viện ở giai đoạn 1992-2004 cho thấy tỷ lệ kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa) tăng 9% với quinolon, 20% với cephalosporin thế hệ 3 và tăng 15% với imipenem; tỷ lệ kháng cephalosporin thế hệ 3 của Klebsiella pneumonia (K. pneumonia) cũng tăng 47% [16] [30].
Theo số liệu nghiên cứu KONSAR từ 2005-2007 ở các bệnh viện Hàn Quốc cho thấy S. aureuskháng Methicillin (MRSA) 64%; K. pneumoniaekháng cephalosporin thế hệ 3 là 29%; E.coli kháng fluoroquinolone 27%, P. aeruginosa kháng 33%, Acinetobacter spp. kháng 48%; P. aeruginosa kháng amikacin 19%, Acinetobacter spp. kháng 37%. E. faecium kháng vancomycin và Acinetobacter spp. kháng imipenem tăng lên dần. Tỷ lệ kháng phát hiện tại các phòng xét nghiệm của E.coli và K. pneumoniaeđối với cephalosporin thế hệ 3 và P. aeruginosađối với imipenem cao hơn trong bệnh viện [25].
Tại Việt Nam
Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đã ở mức độ cao. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu cho thấy:
• Các chủng Streptococcus pneumoniae - một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nhiễm khuẩn hô hấp- kháng penicillin (71.4%) và kháng erythromycin (92.1%) – có tỉ lệ phổ biến cao nhất trong số 11 nước trong mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng thuốc Châu Á (ANSORP) năm 2000-2001.
• 75% các chủng pneumococci kháng với ba hoặc trên ba loại kháng sinh. • 57% Haemophilus influenzae (một căn nguyên vi khuẩn phổ biến khác)
• Xu hướng gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh cũng thể hiện rõ rệt. Những năm 1990, tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 8% các chủng
pneumococcus kháng với penicillin. Đến năm 1999-2000, tỉ lệ này đã tăng lên 56%. Xu hướng tương tự cũng được báo cáo tại các tỉnh phía bắc Việt Nam.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu ở 15 bệnh viện ở Hà Nội, TPHCM và Hải Phòng trong 2 năm (2008-2009) về tình trạng kháng thuốc kháng sinh, có 4 chủng vi khuẩn thường gặp kháng kháng sinh là Acinetobacter spp, Pseudomonas spp, E.coli, Klebsiella. Hầu hết các kháng sinh thông thường như: penicillin, tetracyclin, streptomycin… hay như kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3 đều đã xuất hiện các khuẩn kháng thuốc. Sự kháng thuốc cao đặc biệt ở nhóm thuốc Cephalosporin thế hệ 3, 4 với tỷ lệ kháng từ 66 - 83%, tiếp theo là nhóm kháng sinh aminosid và floquinolon tỷ lệ kháng xấp xỉ trên 60%. Tỷ lệ kháng imipenem năm 2009 là 35%, tăng gần gấp đôi so với tỷ lệ này năm 2006 (18,4%) [5],[9].
Do tỉ lệ kháng kháng sinh cao, nhiều liệu pháp kháng sinh được khuyến cáo trong các tài liệu hướng dẫn điều trị đã không còn hiệu lực. Do các bệnh nhiễm khuẩn vẫn là các bệnh phổ biến ở Việt Nam, việc tiếp cận với các kháng sinh có hiệu lực giữ vai trò rất quan trọng. Tỉ lệ kháng kháng sinh gia tăng như hiện nay là mối hiểm họa đối với hiệu quả của các liệu pháp điều trị bằng kháng sinh