Phương pháp nghiên cứu khoa học là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu khoa học. Nó chính là công cụ sắc bén, là con đường để các nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề (giả thuyết) đã được đưa ra trong nghiên cứu. Chính vì vậy, đề tài của chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu dược liệu khác nhau, từ cổ điển, cơ bản thường quy đến các phương pháp hiện
đại đòi hỏi phương tiện kỹ thuật cao.
Xuất phát nhu cầu sức khỏe của xã hội trong việc điều trị bệnh đái tháo đường (một căn bệnh có tỷ lệ gia tăng cao ở Việt Nam) xuất phát từ lý thuyết học được về
dược liệu, chúng tôi đã tiến hành thử in vitro hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và
α-glucosidase. Kết quả cho thấy IC50 hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và α- glucosidase của dịch chiết methanol tổng của cây Đinh lăng (0,37 mg/ml và 1,24 mg/ml) tương đương với chứng dương Acarbose (0,47 mg/ml và 0,96 mg/ml), thậm chí IC50 hoạt tính ức chếα-amylase còn thấp hơn. Kết quả này giúp chúng tôi nhận
định rằng lá cây Đinh lăng có khả năng chống tăng đường huyết. Trên cơ sở này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học, phân lập chất có tác dụng ức chế 2 enzyme này và quan trọng nữa là tiến hành thử in vivo chất phân lập được để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hơn khả năng điều trị bệnh ĐTĐ của chất phân lập được từ lá Đinh lăng đồng thời mong muốn có thểứng dụng đề tài này để
tạo ra các sản phẩm điều trị ĐTĐ từ dược liệu lá Đinh lăng. Đây chính là tính mới, tính hiệu quả trong đề tài của chúng tôi.
Phần nghiên cứu về thành phần hóa học, phương pháp nghiên cứu bao gồm từ
chiết ở nhiệt độ phòng, định tính sơ bộ các nhóm chất bằng phản ứng hóa học trong
ống nghiệm, chiết phân đoạn, sắc ký trao đổi ion, sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột, phổ
cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối, đo điểm nóng chảy, điểm quay cực. Chúng tôi đã biết ứng dụng máy móc trong thực nghiệm để nâng cao hiệu quả, năng suất của quá trình chiết tách đồng thời tiết kiệm được thời gian. Quá trình chiết dịch tổng methanol và chiết phân đoạn chúng tôi sử dụng máy siêu âm để làm tăng khả năng
47
hòa tan của các hợp chất trong lá đồng thời rút ngắn được thời gian chiết tách, tiết kiệm dung môi. Dịch chiết sau khi được chiết phân đoạn với n-hexan và cloroform, chúng tôi không chiết phân đoạn dung môi (như n-butanol) nữa mà đưa lên cột sắc ký cột diaion HP-20 để tiết kiệm dung môi sạch, tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian mà lại đơn giản. Trong luận văn, SKLM được sử dụng để thăm dò hệ dung môi, tạo các phân đoạn trong quá trình phân lập, kiểm tra chất sạch. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng độ nhạy cao, kết quả nhanh, chính xác và cần lượng mẫu ít. Sắc ký cột được sử dụng sau khi thăm dò hệ bằng SKLM. Sắc ký cột cho hiệu quả tách cao, phân đoạn dễ tinh sạch (theo dõi bằng SKLM), ít gây biến tính, bảo toàn nguyên vẹn chất chiết mà tiến hành đơn giản, chi phí thấp.
Về phần thử tác dụng sinh học: Thử in vitro tác dụng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase dịch chiết tổng methanol được làm đầu tiên, sau đó kết hợp với nghiên cứu tài liệu về cây Đinh lăng chúng tôi định hướng lựa chọn được phân đoạn cần nghiên cứu là phân đoạn F2. Tiếp tục thử in vitro phân đoạn này, kết quả in vitro của phân đoạn này là cơ sởđể nghiên cứu chiết tách phân lập các hợp chất PFW1, PFW2, PFW8 và đưa vào thử in vivo chất PFW1. Như vậy với phương pháp thử in vitro hoạt tính ức chế 2 enzyme này trước tiên (xác định được đích của vấn đề) đã giúp chúng tôi định hướng
được đường đi đúng, đề tài có giá trị nghiên cứu đồng thời tiết kiệm được thời gian, hóa chất, công sức, tiền bạc. Đây chính là tính mới, tính hiệu quả của đề tài.
Phương pháp thử in vivo hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase là phương pháp có tính cập nhập và cải tiến đem lại kết quả chính xác, tiết kiệm hóa chất,
động vật thí nghiệm.