Nội dung và phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (Trang 35)

- Thứ nhất : Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án - Thứ hai : Dự tính doanh thu, chi phí của dự án

- Thứ ba : Xác định lãi suất chiết khấu và các yếu tố rủi ro- Thứ tư : Tính toán các chỉ tiêu tài chính - Thứ tư : Tính toán các chỉ tiêu tài chính

2.2.2.4 Thời gian thẩm định

Thời gian thẩm định đối với các khoản vay dự án tại Hội sở chính thường đảm bảo quy định về thời gian thẩm định. Theo quy trình thẩm định của SHB hội sở thì từ khi Phòng Tín dụng KHDN nhận đủ hồ sơ mà khách hàng cung cấp và thẩm định cũng như lập xong tờ trình thẩm định, đến bước chuyển hồ sơ cho Phòng tái thẩm định để trình Hội đồng tín dụng đều được vào sổ theo dõi chi tiết về thời gian và việc luôn chuyển hồ sơ giữa các khâu đều có phiếu bàn giao hồ sơ - đây là cơ sở đánh giá về tiêu chí thời giam thẩm định và ra quyết định đối với dự án đồng thời đây cũng chính là cơ sở để đánh giá về chất lượng thẩm định tài chính dự án

2.2.2.5 Chất lượng tín dụng và hiệu quả cho vay theo dự án

Bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn có một số dự án vay vốn tại SHB hội sở mà kết quả thẩm định là có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ, nhưng do có khó khăn trong quá trình thực hiện dự án cho nên không trả nợ gốc - lãi cho ngân hàng như dự kiến như dự án Tuần Châu Hà Tây, dự án mua tàu của Công ty CP vận tải biển đông - Vinashin…

2.2.2.6 Trang thiết bị công nghệ sử dụng cho công tác thẩm định

Hội sở đã trang bị máy tính và thiết bị hiện đại tốc độ cao phục vụ cho công tác thẩm định nên đã rút ngắn được thời gian, công sức và tăng độ chính xác trong việc xử lý, tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án.

2.2.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

2.2.3.1 Kết quả đạt được

Một là: Thời gian thẩm định tại SHB hội sở đang từng bước được rút ngắn Hai là: Chất lượng báo cáo thẩm định đảm bảo khách quan, khoa học và tương đối hoàn thiện

Ba là: Giảm thiểu chi phí thẩm định tài chính dự án

Bốn là: Chất lượng dư nợ cho vay theo dự án của hội sở ngày càng được cải thiện và được nâng cao

Năm là: Tích lũy kinh nghiệm thẩm định và nâng cao uy tín của Ngân hàng Sáu là: Tăng cường tính chuyên môn hóa trong hoạt động thẩm định tài chính dự án

2.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, hoạt động thẩm định

tài chính dự án tại Hội sở chính - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

- Thứ nhất: Thời gian thẩm định còn kéo dài - Thứ hai: Nội dung thẩm định còn sơ sài

- Thứ ba: Việc thẩm định còn mang tính chủ quan của người thẩm định - Thứ tư: Kết luận thẩm định còn chưa chính xác

- Thứ năm: Chất lượng tín dụng và hiệu quả cho vay theo dự án chưa cao

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan từ phía SHB Hội sở

- Chất lượng thông tin mà SHB hội sở thu thập còn chưa cao và chưa đầy đủ. - Lực lượng cán bộ phục vụ cho công tác thẩm định còn mỏng, tuy có sự năng động, nhiệt tình, có trình độ và kinh nghiệm, nhưng trong một số lĩnh vực thì hiểu biết của cán bộ thẩm định còn bị hạn chế hoặc đôi khi hiểu biết chỉ mang tính sơ đẳng.

- SHB hội sở chưa xây dựng được phần mềm chuyên dụng trợ giúp công tác xử lý thông tin và phục vụ cho việc dự báo, xác định tỷ lệ chiết khấu, tính toán các chỉ tiêu tài chính và khả năng trả nợ của dự báo

- Việc xác định tỷ lệ chiết khấu chưa thực sự hợp lý và đầy đủ, thường mới chỉ tính đến chi phí nợ mà bỏ qua yếu tố chi phí vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án hoặc có tính đến chi phí vốn chủ sở hữu nhưng việc xác định không có căn cứ rõ ràng.

- Cơ chế khen thưởng, kỷ luật chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc động viên khuyến khích với đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định.

Nguyên nhân khách quan

-Về phía chủ đầu tư: Trình độ lập dự án cũng như sự trung thực của chủ đầu tư

còn thấp

- Về môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội luôn biến động theo chiều hướng không thuận lợi

- Về môi trường luật pháp: Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập - Về thông tin: Chất lượng thông tin trên thị trường còn thấp

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI

3.1 Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Hội sở chính trong thời gian tới.

3.1.1 Định hướng phát triển chung

3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay theo dự án

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Hội sở chính

3.2.1 Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin

Nguồn thông tin mà mà SHB hội sở sử dụng trong quá trình thẩm định tài chính dự án bao gồm: thông tin do khách hàng cung cấp theo hồ sơ, thông tin nội bộ SHB và thông tin thu thập từ bên ngoài. Ý thức được tầm quan trọng của thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án, do đó để ngày một nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án thì SHB hội sở cần cải thiện chất lượng nguồn thông đầu vào.

3.2.2 Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định tài chính dự án

Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng trong quyết định chất lượng thẩm định tài chính dự án, có thể nói một quy trình thẩm định khoa học, một nội dung thẩm định hợp lý, phương pháp thẩm định hiện đại nhưng tất cả sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có sự vận dụng linh hoạt và thông minh của đội ngũ cán bộ thẩm định. Ý thức được điều đó, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án SHB hội sở cần chú ý đến các yếu tố liên quan đến nhân tố con người

3.2.3 Tăng cường trang thiết bị và công nghệ phục vụ thẩm định tài chính dự án Nếu coi thẩm định cũng là một quá trình sản xuất ra sản phẩm thì trang thiết bị và công nghệ chính là tư liệu lao động để tạo ra kết quả thẩm định, nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cán bộ thẩm định rút ngắn thời gian và công sức, tăng độ chính xác trong việc thu thập, xử lý thông tin, tính toán các chi tiêu tài chính của dự án.

3.2.4 Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án

- Thẩm định tổng mức đầu tư và nguồn tài trợ của dự án một cách đầy đủ và chính xác

- Tính toán một cách chính xác dòng tiền của dự án - Thẩm định chi phí hoạt động hàng năm

- Dự tính lãi suất chiết khấu và tỷ lệ lạm phát - Phân tích độ nhạy của dự án

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 3.3.4 Kiến nghị với chủ đầu tư

KẾT LUẬN

Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng theo dự án là một trong các mục tiêu quan trọng của hội sở chính - Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Để thực hiện được điều này, việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án được đặt ra như một nhiệm vụ then chốt và tất yếu.

Với việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu thì luận văn “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội” đã giải quyết được các vấn đề sau đây:

1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM cũng như tổng hợp một cách có hệ thống các tiêu chí để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động này.

2. Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại SHB Hội sở. Từ đó giúp ngân hàng nắm bắt các kết quả đạt được và chưa được, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng thẩm định thẩm định tài chính dự án tại SHB hội sở.

3. Đề xuất các giải pháp đối với hội sở và kiến nghị với các cơ quan, bộ ngành, NHNN Việt Nam và chủ đầu tư nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại SHB hội sở.

Bằng luận văn này, với các giải pháp được đưa ra tác giả rất mong muốn được SHB hội sở áp dụng để góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của SHB hội sở, cũng như giúp ngân hàng phát triển và mở rộng hoạt động tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập và phát triển để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, do đó để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư cho dự án ngày càng tăng. Điều đó mở ra những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng hoạt động cho vay theo dự án của các ngân hàng thương mại.

Cho vay theo dự án là hoạt động quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, nó mang lại dư nợ lớn và lợi nhuận cao cho ngân hàng, tuy nhiên cho vay theo dự án cũng chứa đựng rủi ro không nhỏ. Do đó để đạt được mục tiêu phát triển - an toàn - hiệu quả trong hoạt động cho vay dự án, các ngân hàng thương mại luôn coi trọng công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội là hết sức cấp thiết để nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng.

Từ thực tế đó và với vị trí công tác của mình tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động

cho vay tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội” được lựa chọn

nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

Đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thời gian từ năm 2008 đến năm 30/06/2011 và đề tài được nghiên cứu trên giác độ ngân hàng thương mại.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến trong nghiên cứu khoa học về kinh tế được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, kết hợp với phương pháp nghiên cứu tình huống.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt

động cho vay của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động

cho vay tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong

hoạt động cho vay tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. 2

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại:

Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.

Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước ".

Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản) và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”

Tóm lại, NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w