Đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua chỉ số đa dạng thực vật

Một phần của tài liệu Chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi một số hồ của thành phố lạng sơn (Trang 72)

vật nổi

Áp dụng công thức tính chỉ số đa dạng của Shannon - Weaver ( H’ ) đối với khu hệ thực vật nổi trong các thủy vực nghiên cứu. Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây.

- Hồ Phai Loạn

Địa điểm Chỉ số đa dạng H’ Mức độ ô nhiễm

PL1 1,15 Ô nhiễm trung bình

PL2 1,12 Ô nhiễm trung bình

PL3 1,28 Ô nhiễm trung bình

PL4 1,21 Ô nhiễm trung bình

Hồ Phai Loạn bị ô nhiễm ở mức trung bình và có sự đa dạng sinh vật nổi ở mức độ trung bình kém.

- Hồ Nà Tâm

Địa điểm Chỉ số đa dạng H’ Mức độ ô nhiễm

NT1 1,85 Ô nhiễm trung bình

NT2 1,28 Ô nhiễm trung bình

NT3 1,39 Ô nhiễm trung bình

NT4 1,89 Ô nhiễm trung bình

Cũng như kết quả của động vật nổi, kết quả thực vật nổi cho thấy hồ Nà Tâm có chất lượng nước bị ô nhiễm, đa dạng sinh học ở mức trung bình kém.

- Hồ Phai Món

Địa điểm Chỉ số đa dạng H’ Mức độ ô nhiễm

PM1 1,15 Ô nhiễm trung bình

PM2 1,12 Ô nhiễm trung bình

PM3 1,28 Ô nhiễm trung bình

PM4 1,15 Ô nhiễm trung bình

Tương tự như hồ Nà Tâm, hồ Phai Món cho kết quả chất lượng nước ở đây bị ô nhiễm.

Như vậy, qua 3 cách đánh giá (qua QCVN08:2008, qua Lee và Wang, qua chỉ số đa dạng), đều cho thấy kết quả là cả 3 hồ nghiên cứu đều đang trong tình trạng bị ô nhiễm. Trong đó, hồ Phai Loạn, Phai Món bị ô nhiễm nặng, hồ Nà Tâm ô nhiễm trung bình.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm: có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng các hồ trên địa bàn thành phố Lạng Sơn bị ô nhiễm. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do các hồ này chịu một lượng rác thải, nước thải thải trực tiếp của khu dân cư vào các hồ mà chưa qua xử lí. Đặc biệt như hồ Phai Loạn và hồ Phai Món, có vị trí địa lí nằm giữa xung quanh là khu dân cư đông đúc. Hồ Phai Loạn nằm gần chợ ( chợ Kì Lừa, chợ đêm), các khu chợ này và dân cư xung quanh thải ra một lượng rác thải và nước sinh hoạt chưa qua xử lý. Đặc biệt là hồ Phai Món chịu một lượng nước thải, rác thải rất lớn chưa qua xử lý xuống hồ làm cho hồ có mùi hôi và có nước đen,

nhìn rất mất mĩ quan và gây nên mùi khó chịu cho dân cư ở đây. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng khi mà dân số của thành phố ngày một tăng.

* Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc

Từ nguyên nhân chính nói trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường nước như sau:

- Đối với các hồ, cần có bờ kè xung quanh để tránh hiện tượng sạt lở đất xuống lòng hồ gây nguy hiểm cho người xung quanh.

- Đề nghị các cấp lãnh đạo thành phố quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước mặt của địa bàn thành phố. Nên xây dựng hệ thống bảo vệ lòng hồ, không để người dân xả rác thải xuống hồ gây ô nhiễm đồng thời cần có biện pháp xử lí nước thải trước khi đưa xuống lòng hồ.

- Tuyên truyền đến mỗi người dân trong khu dân cư ý thức bảo vệ chất lượng nước trong hồ. Thành lập đội thanh niên tình nguyện vớt rác xung quanh bờ hồ, nạo vét lòng hồ để đảm bảo môi trường và mĩ quan của hồ.

- Ủy ban nhân dân các phường quản lí trực tiếp khu vực cần có các văn bản thông báo về việc giữ gìn vệ sinh chung, đảm bảo chất lượng nước trong hồ không bị ô nhiễm hơn nữa.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu tại các điểm khảo sát trên các hồ Phai Món, Nà Tâm, Phai Loạn trên địa phận thành phố Lạng Sơn có thể đưa ra các kết luận sau:

- Ở cả 3 hồ đều cho thấy các thông số nhiệt độ, pH, Độ đục, đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN08:2008. Các thông số DO, NO3-, BOD5 đều có giá trị nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Các thông số còn lại: PO43-

, NH4+, đều vượt quá giới hạn cho phép.

- Đã xác định được 36 loài tảo thuộc các nhóm tảo Silic, tảo Lục, tảo Lam, tảo Mắt và tảo Giáp ở hồ Nà Tâm. Hồ Phai Món tìm được 27 loài. Còn hồ Phai Loạn có 27 loài thuộc 3 nhóm là Tảo Silic, Tảo Lục, Tảo Lam, không thấy tảo Mắt ở hồ này. Trong đó có các loài tảo chỉ thị cho độ bẩn và một số loài chỉ thị cho độ độc.

- Có 35 loài động vật nổi được tìm thấy tại hồ Nà Tâm thuộc các nhóm Giáp xác chân chèo, lớp chân mang, Trùng bánh xe và một số loài khác. Với các nhóm trên cũng tìm được 27 loài tại hồ Phai Món và 25 loài tại hồ Phai Loạn.

- Từ các kết quả thủy lí hóa nghiên cứu được ở các hồ và từ các chỉ số đa dạng D và H’ có thể cho thấy các hồ bị ô nhiễm từ trung bình đến nặng.

2. Kiến nghị

Từ những kết luận trên chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Cần có những nghiên cứu sâu và cụ thể hơn về đánh giá chất lượng nước các hồ trên địa phận thành phố Lạng Sơn và đánh giá tác động của chất lượng nước của hồ lên đời sống sinh vật và khu dân cư.

Lập các trạm quan trắc để theo dõi, thu thập số liệu, đánh giá, kiểm soát và liên tục đánh giá chất lượng nước sông để có những phương án điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

Các cơ quan, xí nghiệp... phải có biện pháp xử lí nước thải của cơ quan mình trước khi thải ra sông để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước trên các hồ của địa bàn thành phố.

Để góp phần ngăn chặn tình trạng cạn kiệt nguồn nước, các ban ngành liên quan cần tăng cường tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về tài nguyên nước đến mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức khai thác tài nguyên nước. Bên cạnh đó, tỉnh cần có cơ chế rõ ràng trong việc quản lí tài nguyên nước và công trình thủy lợi; cần phối hợp và quản lí đồng bộ trong việc xây dựng, phê duyệt, quy hoạch phát triển của các tổ chức cá nhân có liên quan trực tiếp đến khai thác sử dụng tài nguyên nước, đồng thời phải có báo cáo với cấp bộ để quản lí chất lượng nước các hệ thống sông xuyên biên giới .

Đặc biệt đối với hồ Phai Món và hồ Phai Loạn, cần có các chính sách tuyên truyền các hộ dân xung quanh hồ về ý thức bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ chất lượng nước hồ nói riêng.

Tổ chức giáo dục đào tạo cán bộ địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền khuyến nông, khuyến ngư. hỗ trợ cho người dân địa phương cả về kiến thức và vật chất, khai thác nguồn nước đồng thời với việc bảo vệ nguồn nước đang khai thác, giúp người dân nhận thức được giá trị đa dạng sinh học tại nơi sinh sống để bảo vệ, duy trì và phát triển đa dạng sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia Tổng quan môi trường Việt Nam.

2. Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (2009), Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường, Hà Nội

3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục môi trường (2002), Sổ tay Quan

trắc và phân tích môi trường.

4. Bộ tài nguyên và môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN08:2008/BTNMT)

5. Đặng Đình Bạch, chủ biên (2006), Hóa học Môi trường, NXB Khoa học và Môi trường.

6. Đặng Kim Chi (2006), Hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà

Nội, Chương 4.

7. Hoàng Kim Cơ (2001), Kỹ thuật môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà

Nội

8. Lê Thu Hà, Nguyễn Thùy Liên (2005), Chất lượng môi trường nước và thành phần tảo, vi khuẩn lam các hồ Thành Công, Hai Bà Trưng và Thiền Quang, Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt (2007), Chỉ thị sinh học môi trường, NXB Giáo dục.

10. Ngô Thị Kim Lan (2012), Đánh giá chất lượng nước sông Đà đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.

11. Niên gián thống kê tỉnh Lạng Sơn (2013), nhà xuất bản Hà Nội.

12. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, NXB Giáo dục. 13. Sở tài nguyên môi trường tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo tổng kết điều tra, đánh giá

thực trạng đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến 2020.

14. Vũ Trung Tạng (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Hà Nội

15. Vũ Trung Tạng (2000), Sinh thái học các hệ sinh thái hồ, NXB Hà Nội.

16. Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997), Tảo nước ngọt Việt Nam, phân loại Bộ tảo lục, NXB Nông nghiệp

17. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2002), Động vật chí Việt Nam(Fauna of Vietnam) tập 5 (tr 101-155, tr195), NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

18. Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (2010), Chất lượng nước một số hồ và ao trên địa bàn Hà Nội.

19. Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Đồng Nai (2013), Môi trường nước hồ Trị An bị ô nhiễm

20. Mai Đình Yên (1998), Quan trắc và đánh giá chất lượng nước bằng sinh vật chỉ thị, Bài giảng cho lớp tập huấn Quốc gia, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.

TIẾNG ANH

21. Charles J.Krebs (1972) Ecology, Intituse of animal resource Ecology, the University of British columbia.

22. Charles J.Krebs (1998), Ecological Methodology, the University of British columbia.

23. Hellawell J.M (1989), Biological indicators of Freshwater pollution and Environmental management, Elsevier Science Publisher, Netherlands, p. 206-215. WEBSITE 24. www.vacne.org.vn 25. www.vast.ac.vn 26. dulichvietnam365.com/du-lich-ho-ba-be 27. www.langson.gov.vn/ 28. vi.wikipedia.org/wiki/lạng sơn 29. www.caonguyenxanhgroup.com

PHỤ LỤC 1

PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU THỦY LÝ HÓA 1. Xác định các chỉ số thủy lý hóa và nồng độ NH4+

- Các chỉ số thủy lý hóa pH, nhiệt độ, độ đục, DO được đo bằng máy TOA. - Nồng độ NH4+, NO3-, PO43- trong nước được xác định bằng bộ Test SERA của Đức.

2. Xác định hàm lƣợng COD (nhu cầu oxi hóa hóa học) bằng phƣơng pháp Kali Pemanganat (KMnO4)

* Cách làm: Cho vào bình tam giác dung tích 250ml (đã rửa sạch và sấy khô) 50ml mẫu nước cần thử (nếu mẫu nước thử có nồng độ chất hữu cơ lớn hơn 100 mg/l thì phải pha loãng); thêm vào 5ml H2SO4 1 : 2, thêm đúng 10ml dung dịch KMnO4 0,01N (mẫu nước có màu hồng). Sau đó đun sôi 10 phút trên bếp điện, nhấc xuống chờ cho nhiệt độ hạ xuống 80-90C rồi thêm vào 10ml dung dịch (COOH)2 0,01N lắc đều

cho mẫu nước mất màu (không màu) rồi dùng dung dịch KMnO4 0,01N để chuẩn độ

cho đến khi mẫu nước chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt thì kết thúc chuẩn độ. Ghi kết quả lượng KMnO4 đã tiêu tốn: V1.

Thay mẫu nước thử bằng 50ml nước cất để thí nghiệm một mẫu trắng.

Các bước tiến hành thí nghiệm được thực hiện tương tự như trên: lượng KMnO4 0,01N tiêu tốn là V2.

Chú ý: Tiến hành chuẩn độ ở nhiệt độ 80 – 90oC. * Công thức tính:

COD = (V1 – V2 ) x 8 Trong đó: + 8 : Đương lượng gam của oxi (g)

+ V1: Lượng dung dịch KMnO4 0,01N tiêu tốn để chuẩn mẫu nước thử (ml) + V2: Lượng dung dịch KMnO4 0,01N tiêu tốn để chuẩn mẫu nước cất (ml)

PHỤ LỤC 2

PHÂN TÍCH MẪU THỰC VẬT NỔI, ĐỘNG VẬT NỔI I.MẪU THỰC VẬT NỔI

1.1 Xử lý và phân tích mẫu định tính

Mẫu định tính mang về phòng thí nghiệm, để lắng, Sau đó dùng ống hút nhỏ hút lấy một lượng nhỏ dung dịch mẫu cho lên lam và quan sát dưới kính hiển vi. Tuỳ theo đặc điểm phân loại của từng loài mà thực hiện các công đoạn tiếp theo như: tẩy mẫu, phá vỡ, tách, nhuộm tế bào để dễ quan sát, Trong khi quan sát, tiến hành chụp ảnh các mẫu tiêu biểu cho từng loài, Phân tích mẫu bằng kính hiển vi OLYMPUS (độ phóng đại: 100 - 1000 lần) và kính đảo ngược huỳnh quang LEICA (độ phóng đại: 40 - 400 lần)

1.2 Xử lý và phân tích định lượng

Mẫu định lượng mang về phòng thí nghiệm, để lắng trong tối ít nhất từ 24 - 48 giờ. Sau đó dùng xi phông nhỏ rút dần nước trong các lọ mẫu cho đến khi bắt đầu xuất hiện vẩn. Chuyển mẫu sang ống đong hình trụ 100 mL (có vạch thể tích thấp nhất 10 mL) và tiếp tục để lắng ít nhất 1 ngày đêm rồi lại dùng xi phông rút nước mẫu trong ống đong cho đến khi xuất hiện vẩn và lại để lắng. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thể tích mẫu trong ống đong còn lại khoảng 10 - 20 mL. Sau đó chuyển mẫu sang lọ nhỏ thể tích 10 - 20 mL để bảo quản.

Khi phân tích, lắc đều lọ mẫu (đã rút nước tới thể tích 10 - 20 mL), dùng pi- pét hút lấy 1mL dung dịch mẫu cho vào buồng đếm Sedgewick - Rafter , đậy hoặc không đậy buồng đếm bằng lam kính (khi cần thiết có thể nhặt tế bào ra khỏi buồng đếm), để lắng khoảng 15 phút, đếm số lượng tế bào của từng loài dưới kính hiển vi đảo ngược LEICA (độ phóng đại: 40 - 400 lần). Đối với loài có tần suất xuất hiện cao phải dùng máy đếm. Đếm một phần, một nửa hoặc cả buồng đếm tuỳ thuộc vào mật độ tế bào trong mẫu nhiều hay ít.

* Chú ý: - Kính hiển vi có lắp trắc vi thị kính (micromét) để đo kích thước tế bào và có bộ phận chuyển lam ngang dọc để di chuyển khoang buồng đếm.

- Đưa khoang đếm lên kính hiển vi, quan sát xác định các loài khó phân loại trước. Chuyển khoang đếm về bên trái, bắt đầu đếm theo hàng dọc, từ trên xuống đến hết, chuyển sang hàng thứ hai sát với hàng thứ nhất và đếm từ dưới lên, tiếp tục như vậy đến hết.

- Nếu có một hai loài số lượng quá nhiều thì đếm các loài đó trước, sau đếm các loài còn lại. Không đếm các tế bào đã bị mất thể sắc tố hoặc bị vỡ nát quá 1/2, những tế bào phân chia chưa hoàn toàn coi như một tế bào.

- Sau khi đếm xong, mẫu vật được đổ trở lại lọ bảo quản, buồng đếm và ống hút định lượng phải được rửa sạch bằng nước máy trước khi chuyển sang đếm mẫu khác.

1.3 Phương pháp chỉnh lý số liệu

- Tính theo phương pháp kéo lưới: dựa vào kết quả phân tích mẫu để thống kê sinh lượng theo công thức:

Sinh lượng = (B/SxD)*m3

Trong đó: B sinh lượng toàn lưới S diện tích miệng lưới

D chiều cao dây khi thả lưới - Xử lý, tính toán các chỉ số về mật độ Kết quả sẽ được tính toán như sau:

Ví dụ: - Mẫu đã thu ở ngoài hiện trường có thể tích là V1 lít - Thể tích của lọ mẫu sau khi rút nước là V2 ml

- Lấy 1 ml mẫu ra để đếm

+ Nếu đếm 1/2 buồng đếm (500 ô) với cách đếm như đã hướng dẫn ở trên được số lượng là A

Ta có số lượng tế bào trong 1 lít nước biển sẽ là:

A x 2 x V2

+ Nếu đếm toàn bộ buồng đếm (1000) được số lượng là A. Ta có số lượng tế bào trong 1 l nước sẽ là:

A x V2

V1

+ Trường hợp dùng các buồng đếm chuyên dùng cho kính hiển vi đảo ngược thì nhất thiết phải đếm hết toàn bộ tế bào có trong buồng đếm.

- Nếu phải tính trọng lượng TVPD thì trong khi đếm số lượng tế bào TVPD phải đồng thời đo kích thước tế bào của tất cả các loài. Vì tế bào TVPD rất nhỏ nên không thể tách riêng ra để cân trực tiếp, do đó phải dùng phương pháp gián tiếp để

Một phần của tài liệu Chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi một số hồ của thành phố lạng sơn (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)