Kết quả phân tích một số thông số thủy lý hóa của hồ nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 3
* Nhiệt độ
Kết quả phân tích các thông số thủy lý hóa (bảng 3) cho thấy nhiệt độ tại các điểm thu mẫu dao động trong khoảng 26,1O
C – 27,90C, khoảng nhiệt độ này phù hợp cho các sinh vật sinh sống và phát triển. Nhiệt độ nước tại các điểm nghiên cứu trên hồ Phai Món, thành phố Lạng Sơn chủ yếu do bức xạ ánh sáng mặt trời, do đó nhiệt độ này thay đổi theo mùa và thời gian trong ngày. Sự biến đổi nhiệt độ tại các điểm thu mẫu hồ Phai Món được thể hiện qua hình 22:
Hình 22. Nhiệt độ ở các điểm nghiên cứu hồ Phai Món
Qua hình vẽ trên ta thấy có sự thay đổi rõ rệt về nhiệt độ qua 2 đợt thu mẫu tại các điểm nghiên cứu của hồ Phai Món. Nhiệt độ của hồ Phai Món qua đợt thu mẫu thứ nhất cao hơn hẳn so với nhiệt độ của đợt thu mẫu 2. Nguyên nhân gây ra sự thay đổi này có thể là do yếu tố thời tiết, thời gian thu mẫu lần thứ nhất có nhiệt độ cao hơn (vào mùa hè) nên gây ra hiện tượng nhiệt độ của thủy vực cũng có sự thay đổi như vậy. Tuy nhiên, ngưỡng nhiệt độ của cả 2 đợt thu mẫu đều nằm trong khoảng thuận lợi cho sinh vật phát triển
* pH
Sự biến động pH của các điểm nghiên cứu được thể hiện qua hình 23 sau:
Kết quả phân tích pH các điểm thu mẫu được thể hiện trong bảng 3 và hình 23 cho thấy độ pH của các điểm thu mẫu đều nằm trong khoảng 5,5 – 9. Qua 2 đợt thu mẫu ta cũng thấy có sự khác nhau về giá trị pH thu được ở các mẫu trong thủy vực. Cũng tương tự như nhiệt độ, pH của các điểm nghiên cứu trong thủy vực đều cho kết quả là pH của đợt thu mẫu 1 cao hơn so với kết quả của đợt 2. Giá trị pH của cả 2 đợt thu mẫu đều dao động trong khoảng từ 6,9 – 7. Đây là mức pH có thể chấp nhận được. Qua bảng 3 và hình 23 ta thấy rằng địa điểm có giá trị pH nằm trong chất lượng nước nhóm B theo QCVN 08 : 2008.
* Độ đục
Các chất rắn lơ lửng trong nước là nguyên nhân gây đục cho nước. Độ đục trong nước cao dẫn đến khả năng quang hợp của tảo giảm do đó làm giảm độ oxi hòa tan, giảm quá trình đồng hóa và làm giảm khả năng tự làm sạch của thủy vực. Độ đục của các điểm nghiên cứu trong thủy vực được thể hiện qua hình vẽ sau:
Hình 24. Độ đục tại các điểm nghiên cứu của hồ Phai Món
Qua bảng 3 và hình số 24 cho thấy rằng độ đục tại các điểm nghiên cứu qua 2 đợt thu mẫu dao động trong khoảng từ 21 – 57 mg/l.. Điều này cũng chứng tỏ rằng tại các điểm nghiên cứu nước khá trong. Đặc biệt nước tại điểm PM1 có thể xếp vào loại nước A2. Và có sự khác nhau giữa 2 đợt thu mẫu. Đặc biệt là tại điểm PM2 và PM4, thì sau đợt thu mẫu thứ 1 đến đợt thu mẫu thứ 2 thì độ đục của đợt
thu mẫu đợt 2 có giá trị giảm đi 1 nửa so với đợt 1. Đây là dấu hiệu cho thấy thủy vực nước ở đây đang có dấu hiệu trong hơn. Nguyên nhân có thể là do người dân hạn chế thải nước thải vào thủy vực này hoặc nước thải có thể được xử lí trước khi được thải vào trong hồ.
Thấy ở đợt thu mẫu thứ 2 có kết quả cao hơn so với đợt thu mẫu thứ nhất.
* Hàm lượng oxi hòa tan (DO)
Sự biến động về hàm lượng DO của thủy vực qua 2 đợt thu mẫu thể hiện qua hình số 22 sau:
Hình 25. Giá trị DO tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Món
Qua hình 25 cho thấy tất cả các điểm nghiên cứu tại hồ Phai Món qua 2 đợt thu mẫu đều cho kết quả hàm lượng oxi hòa tan thấp dưới QCVN08:2008 (đợt 1 dao động trong khoảng từ 0,5 – 0,6 mg/l; đợt 2 dao động trong khoảng 0,6 – 0,9 mg/l) Điều này có nghĩa là hàm lượng oxi hòa tan ở đây rất thấp. Dòng chảy bị ô nhiễm hữu cơ. Nước tại khu vực này đang tiếp cận tình trạng yếm khí.
* Hàm lượng BOD5
BOD5 là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi khuẩn (có trong nước nói chung và nước thải nói riêng) gây ra, với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20°C [4].
Hình 26. Hàm lƣợng BOD5 tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Món
Qua Bảng 3 và hình 26 cho thấy hàm lượng BOD5 tại các điểm nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên tất cả các điểm nghiên cứu này đều thể hiện nước ở đây đều đạt tiêu chuẩn loại B2 không có điểm nào nằm trong nước loại A kể cả loại A2. Như vậy, thủy vực ở đây có dấu hiệu ô nhiễm là rõ ràng. Qua hình vẽ ta cũng thấy ở đợt thu mẫu 2, giá trị BOD5 thu được đều cao hơn so với đợt thu mẫu thứ nhất. Như vậy ta thấy hàm lượng BOD5 có xu hướng tăng lên theo thời gian, mức độ ô nhiễm của thủy vực cũng tăng lên.
* Nhu cầu oxi hóa học (COD)
Thông số COD của các điểm nghiên cứu được thể hiện trong hình số 24 sau:
Qua hình số 27 và bảng 3 cho thấy hàm lượng COD qua đợt thu mẫu 1 vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép của nhóm nước B1 và B2. Tuy nhiên cho đến đợt thu mẫu thứ 2 thì hàm lượng COD đã tăng lên vượt quá chỉ tiêu cho phép rất nhiều (dao động trong khoảng từ 73,6 – 81,6 mgO2/l). Đây là dấu hiệu cho thấy thủy vực ở khu vực này bị ô nhiễm hữu cơ khá cao.
* Hàm lượng NH4+
Sự biến động hàm lượng NH4+
của thủy vực được thể hiện qua hình số 28 sau:
Hình 28. Hàm lƣợng NH4+
tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Món
Qua hình 28 cho thấy tất cả các điểm nghiên cứu đều có hàm lượng NH+4 cao hơn tiêu chuẩn cho phép rất lớn trong cả 2 đợt thu mẫu. Tất cả các điểm điều có hàm lượng này cao gấp gần 10 lần tiêu chuẩn. Điều này cho thấy thủy vực nước ở đây ô nhiễm hữu cơ rất nặng. Đây là tình trạng đáng báo động cho thành phố Lạng Sơn. Nguyên nhân gây ô nhiễm có lẽ do hồ này nằm trong khu dân cư nên hứng chịu lượng lớn rác thải và nước thải do người dân thải ra. Do đó mà lượng NH+
4 cao đến như vậy. Tuy nhiên qua hình 25 cũng cho thấy ở đợt thu mẫu thứ 2 thì hàm lượng NH4+
* Hàm lượng NO3-
Sự biến động hàm lượng NO3- qua 2 đợt thu mẫu được thể hiện qua hình số 29 sau:
Hình 29. Hàm lƣợng NO3- tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Món
Qua hình 26 ta thấy hàm lượng NO3- tại các điểm nghiên cứu qua 2 đợt thu mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên. tất cả các điểm nghiên cứu ở đây không thấy có điểm nào đạt loại A. Tất cả đều thuộc loại B. Và có sự biến đổi không nhiều qua 2 đợt thu mẫu.
* Hàm lượng PO43-
Hàm lượng PO43- được thể hiện qua hình số 30 sau:
Hình 30. Hàm lƣợng PO43-
Qua hình 30 ta thấy hàm lượng PO43- tại các điểm nghiên cứu có sự thay đổi rõ ràng. Ở đợt thu mẫu 1 nếu tại điểm PM2 và PM4 có hàm lượng PO43- đạt tới 2,23 và 2,11(mg/l) tức là gấp hơn 4 lần giới hạn cho phép thì tại các điểm PM1 và PM3 có hàm lượng PO43- là 1,12 và 1,68 mg/l gấp 2,25 và gấp 3,3 lần giới hạn cho phép. Điều đó có nghĩa là tại các điểm nghiên cứu có hàm lượng chất thải ra rất lớn. Tương tự với đợt thu mẫu thứ 2 ta cũng thấy có sự chênh lệch khá cao so với giới hạn cho phép. Cụ thể tiêu là tại điểm PM1 có giá trị 1,62 mg/l gấp 3,24 lần tiêu chuẩn cho phép ở loại nước B2, gấp 16,2 lần so với loại nước A1. Với điểm PM3 có giá trị 1,81 thì giá trị này gấp 3,62 lần so với nước theo tiêu chuẩn của nước loại B2, gấp 18,1 lần so với tiêu chuẩn nước chất lượng A1. Nếu theo chỉ số này thì nước ở đây không thể sử dụng cho bất kì mục đích nào kể cả tưới tiêu. Có thể là do chất thải từ các hộ dân sống xung quanh thải ra gây ô nhiễm nguồn nước ở đây.