V. NHỮNG GIẢI PHÁP CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHÀ NƯỚC.
động kinh doanh và hoạt động công ích.
1.1 Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, bao gồm: vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phống xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia, sản xuất thuốc lá điếu.
Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với DNNN hoạt động kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực: bán buôn lương thực, bán buôn xăng dầu, sản xuất điện, khai thác các khoán sản quan trọng, sản xuất một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất kim loại đen, kim loại màu, sản xuất hoá chất cơ bản, phân hoá học, thuốc bản vệ thực vật, sản xuất xi măng công nghiệp xây dựng, sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghệ thực phầm quan trọng, sản xuất hoá dược thuốc chữa bệnh, vận tải hàng không, đường sắt, viễn dương, khinh doanh tiền tệ, bảo hiểm, xổ số kiến thiết, dịch vụ viễn thông cơ bản; chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có đóng góp lớn cho ngân sách, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn công nghệ cao và góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào nông thôn, đồng bào các dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Chuyển các doanh nghiệp mà nhà nước giữ 100% sang hình thức công ty TNHH một chủ sở hữu là nhà nước hoặc công ty cổ phần gồm các cổ đông là các DNNN.
Căn cứ trên đây, chính phủ chỉđạo rà soát, phê duyệt phân loại cụ thể các DNNN hiện có để chiển khai thực hiện và từng thời kỳ xem xét điều chỉnh định hướng phân loại doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Doanh nghiệp thuộc các tổ chức của Đảng thực hiện sắp xếp như đối với DNNN. Doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị xã hội đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Việc thành lập mới DNNN hoạt động kinh doanh chủ yếu hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đối với những ngành và lĩnh vực mà nhà nước cần giữ độc quyền hoặc các thành phần kinh tế khác không muốn hay không có khả năng tham gia.
1.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.
Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp công ích hoạt động trong các lĩnh vực: in bạc và chứng chỉ có giá, điều hành bay, đảm bảo hàng hải, kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện, sản xuất sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị chuyên dùng cho quốc phồng, an ninh, doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phồng đặc biệt và các doanh nghiệp tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế quốc phồng theo quyết định của chính phủ. Các doanh nghiệp của quân đội và công an được sắp xếp và phát triển theo định hướng này.
Nhà nước giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối đối với những doanh nghiệp công ích đang hoạt động trong các lĩnh vực: kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới lớn, xuất bản sách giáo khoa, sách báo cáo chính trị, phim thời sự và tài liệu, quản lý bảo chì hệ thống quốc gia, sân bay, quản lý thuỷ nông đầu nguồn, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn thoát nước ở đô thị lớn, ánh sáng đường phố, quản lý bảo chì hệ thống đường bộ, bến xe đường thuỷ quan trọng; sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ khác theo quy định của chính phủ.
Trong từng thời kỳ chính phủ xem xét điều chỉnh định hướng phân loại doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đối với các doanh nghiệp hoạt động công ích hiện có, chính phủ căn cứ vào định hướng trên đây chỉ đạo rà soát và phê duy phân loại cụ thể để chuyển khai thực hiên. Những doanh nghiệp công ích đang hoạt động không thuộc diện nêu trên sẽ được sắp xếp lại. Việc thành lập mới do DNNN hoạt động công ích phải được xem xét chặc chẽ đúng định hướng có yêu cầu và có đủ điều kiện cần thiết. Khuyến khích nhân dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất những sản phẩn dịch vụ công ích mà xã hội cần và pháp luật không cần.