Những cơ hội và thách thức mới đối với doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đề án kinh tế chính trị: KTNN và vai trò củ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam (Trang 25 - 26)

thời gian tới.

Trong tương lai không xa DNNN phải đối mặt với hai sức ép cạnh tranh lớn, sức ép cạnh tranh thứ nhất là cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác và chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn kinh tế mạnh, các tập đoàn kinh tế siêu quốc gia sau khi chúng ta hoàn thành tiến trình ra nhập vào AFTA hay sau khi hiệp định tự do thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực thi hành.

Về các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác: ở nước ta sau khi có luật doanh nghiệp ra đời chỉ trong một thời gian ngắn, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phát triển một cách rầm rộ người ta ví như hình ảnh “ nấm mọc sau cơn mưa” cả nước có khoảng 23000 doanh nghiệp loại này đầu tư một khoản vốn khoảng 25000 tỉ đồng vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Ngoài một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước, còn lại các

ngành sản xuất không đòi hỏi vốn đầu tư lớn thì tư nhân đang lấn dần thị phần của DNNN. Một khu vực khác cũng là một đối thủ cạnh tranh đáng kể với DNNN là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài, các doanh nghiệp này có ưu thế hơn các DNNN về vốn, công nghệ hiện đang được nhà nước ta khuyến khích và ưu đãi, đang len lỏi vào một số các lĩnh vực kinh tế lớn của nước ta như: dầu khí, chế biến thuỷ hải sản, xây dựng công nghiệp, sản xuất hoá chất, xi măng…đáng chú ý hơn cả là năm 2000 tốc độ tăng trưởng của DNNN chỉ có 11% thì doanh nghiệp tư bản tư nhân tăng 14% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trên 20%, do đó trong thời gian tới nếu nước ta không có biện pháp để củng cố sức mạnh của DNNN thì DNNN sẽ bị lấn át ngay trên thị trường sân nhà.

Khi chúng ta hoàn thành tiến trình ra nhập AFTA và thực hiện hiệp định thương mại Việt-Mỹ thì sức cạnh tranh sẽ cụ thể hoá bằng cạnh tranh hàng hoá, hay yếu tố quan trọng nhất là chất lượng hàng hoá và giá cả hảng hoá. Hiện tại ngoài một số mặt hàng như hoá mỹ phẩm, đồ nhựa, than, một số hoá chất cơ bản…Giá của ta rẻ hơn của nước ngoài, còn lại một số mặt hàng như giấy, phân bón, xi măng, hàng điện tử, hàng cơ khí…Thì hàng của ta đều cao hơn hàng nước ngoài từ 20-40%

Hai cuộc cạnh tranh trên đây chính là vấn đề cấp bách và nghiêm trọng đối với các DNNN. Trong thời gian tới nước ta cần phải đẩy mạn việc cải tổ, xây dựng, sắp xếp…để KTNN giữ được vai trò chủ đạo, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Đề án kinh tế chính trị: KTNN và vai trò củ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)