Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thị trường kinh

Một phần của tài liệu Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 92)

từ ngày 01/11/2014.

3.2.4. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thị trường kinh doanh xăng dầu kinh doanh xăng dầu

Thứ nhất, cho phép các doanh nghiệp từ bên ngoài gia nhập thị trường Việt Nam

Về lý thuyết, các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện gia nhập thị trường xăng dầu được quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP thì có thể được tham gia kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, rào cản gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp chính là các điều kiện về kho cảng, bến bãi khi tham gia thị trường này. Ví dụ tại Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thì thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thì phải có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu.v.v. Đây là những điều kiện mà thường chỉ có các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước mới đủ khả năng về mặt tài chính, thủ tục hành chính để đáp ứng, còn các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải trải qua hàng loạt thủ tục hành chính để đáp ứng được điều kiện về cầu cảng và kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có cơ chế tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp có đủ thực lực tham gia thị trường kinh doanh xăng dầu. Khi các đối tượng tham gia thị trường đa dạng hơn sẽ mang lại hai lợi ích lớn. Người tiêu dùng sẽ không còn phải chịu cảnh các doanh nghiệp trong nước đồng loạt tăng giá, hoặc cảnh các đại lý găm hàng lại chờ tăng giá nữa. Thay vào đó, họ sẽ có quyền lựa chọn doanh nghiệp có chất lượng phục vụ tốt hơn, giá cả hợp lý hơn. Mặt

khác, các doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ phải vận động nhiều hơn để thay đổi các phương thức kinh doanh lạc hậu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi thực hiện việc mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài, cần phải lưu ý để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước ở một mức độ nhất định, để tránh khả năng doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng khả năng vốn, khoa học kỹ thuật để mua lại các doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, Nhà nước cần giảm dần sự can thiệp vào thị trường kinh doanh xăng dầu để phù hợp với các quy định của pháp luật

Mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường kinh doanh xăng dầu có thể còn phụ thuộc vào việc thị trường có tồn tại sự độc quyền hay không. Nếu trên thị trường tồn tại doanh nghiệp độc quyền hoặc doanh nghiệp được sinh ra để thực hiện sứ mệnh chính trị thì việc can thiệp vào thị trường này là cần thiết. Tại Việt Nam, khi nền kinh tế chưa phát triển, thành phần kinh tế nhà nước được coi là “rường cột” của nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ mang tính chính trị sâu sắc. Tư duy này vẫn còn kéo dài cả khi chúng ta mở cửa nền kinh tế, để nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, cổ phẩn hóa các doanh nghiệp nhà nước. Tư duy này cũng được thể hiện trong thị trường kinh doanh xăng dầu. Sau khi để thị trường này vận hành theo cơ chế thị trường, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường này ngày càng tăng, về lý thuyết đã có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, Nhà nước đã ban hành văn bản về việc để thị trường kinh doanh xăng dầu tự vận động theo cơ chế thị trường, mà cụ thể là, Quyết định số 79/2008/QĐ-BTC Ngày 16/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về cơ chế quản lý, điều hành giá bán xăng dầu. Về mặt lý thuyết là vậy, nhưng thực tế cho đến nay, Nhà nước vẫn can thiệp trực tiếp vào thị trường xăng dầu thông qua cơ chế định giá xăng dầu. Điều này đã tạo ra sự lúng túng khi áp dụng pháp luật. Sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành

chính vào thị trường vốn nhiều biến động như thị trường kinh doanh xăng dầu cũng đã khiến cho hoạt động kinh doanh của thị trường trong nước không bắt kịp các thay đổi của thị trường thế giới. Vì vậy, một khi đã xác định về mặt chủ trương, pháp luật về việc để thị trường kinh doanh xăng dầu vận động theo cơ chế thị trường, Nhà nước cần cụ thể hóa chủ trương này bằng các hành động cụ thể. Nhà nước có thể áp dụng mức giá trần đối với thị trường xăng dầu để đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng, sự linh hoạt khi định giá của các doanh nghiệp, đồng thời tạo sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của thị trường, nâng cao hiệu quả của thị trường kinh doanh xăng dầu cũng như của nền kinh tế.

Tiểu kết Chương 3

Về nguyên tắc, các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường sẽ trở thành đối tượng kiểm soát của Luật Cạnh tranh bởi giá cả do doanh nghiệp này đưa ra bao giờ cũng cao hơn và đứng ở một góc độ nào đó sản lượng sẽ thấp hơn thị trường có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh tham gia. Điều này dễ dẫn tới tổn thất về phúc lợi xã hội và nguồn lực xã hội sẽ không được sử dụng một cách tối ưu. Tuy nhiên, Ở Việt Nam, thị trường xăng dầu vẫn đang do các doanh nghiệp lớn có vốn sở hữu nhà nước nắm giữ, vì vậy, vẫn còn có lúc, có nơi coi thường khách hàng, cho đến nay, chúng ta chưa có một cơ chế hữu hiệu để giám sát vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền của ngành này.

Để kiểm soát hiệu quả các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, cần phải đạt được sự công khai, minh bạch cả từ phía Nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước cần công khai minh bạch chính sách quản lý giá xăng dầu, yêu cầu doanh nghiệp thông tin trung thực về thực trạng hoạt động (có kiểm soát) và cần chỉ rõ cả quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần can thiệp thông qua các biện pháp điều tiết nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ phúc lợi của người tiêu dùng thông qua điều tiết về mức giá, về chất lượng dịch vụ và về quy định gia nhập - rút lui khỏi hoạt động kinh doanh xăng dầu.

KẾT LUẬN

Kết quả thu được sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu” cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

1. Theo xu hướng phát triển, doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều mong muốn phát triển hơn nữa thế lực của mình, nhất là những doanh nghiệp có thị phần lớn. Tuy nhiên, không thể đảm bảo một doanh nghiệp tham gia thị trường lúc nào cũng thực hiện kinh doanh một cách lành mạnh và luôn luôn tuân thủ pháp luật. Vì vậy, với nỗ lực xây dựng một thị trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, pháp luật cạnh tranh cần tạo được hành lang pháp lý an toàn và hiệu quả, đặc biệt chú ý tới cơ chế phát triển hoạt động của các doanh nghiệp khi tham gia thị trường. Một trong những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao môi trường kinh doanh là kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường rất dễ dẫn tới tình trạng lạm dụng vị trí đó gây ảnh hưởng tới đối thủ cạnh tranh cũng như người tiêu dùng. Vì vậy, kiểm soát và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng được pháp luật cạnh tranh quy định nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử. Với tư cách là một chế định của pháp luật cạnh tranh, các quy định pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường phải thể hiện rõ được vai trò trong việc kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp nhằm hạn chế cạnh tranh, từ đó, duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.

2. Từ khi các hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam được vận hành theo cơ chế thị trường, nước ta đã có nhiều văn bản được ban hành để đảm bảo sự ổn định và phát triển của thị trường này. Sự can thiệp của Nhà nước và các rào cản cạnh tranh trên thị trường này đã có tác động đến việc

hình thành và duy trì vị trí thống lĩnh thị trường của một số doanh nghiệp. Điều này đặt ra nhu cầu kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong thị trường kinh doanh xăng dầu.

Các nỗ lực của Nhà nước trong những năm vừa qua nhằm bình ổn thị trường xăng dầu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả đối với thị trường kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, sự nhạy cảm, biến động khó lường của thị trường xăng dầu đã gây ra những khó khăn cho quá trình quản lý thị trường và làm bộc lộ một số bất cập của các văn bản điều chỉnh thị trường này cũng như trong quá trình quản lý của cơ quan nhà nước. Điều này đặt ra nhu cầu bức thiết về hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể theo kịp sự phát triển của thị trường xăng dầu thế giới, đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh. Để làm được điều này, pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp định hướng phát triển của đất nước, là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể và lợi ích của người tiêu dùng.

3. Trong luận văn này, tác giả đưa ra một số kiến nghị về việc bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nói riêng. Tác giả rất hy vọng những phân tích và kiến nghị trên sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cạnh tranh cũng như đối với hoạt động quản lý thị trường kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, thị trường xăng dầy vốn rất phức tạp, với trình độ và kiến thức còn hạn chế và trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, tác giả không kỳ vọng sẽ giải quyết thấu đáo mọi khía cạnh, mọi vấn đề mà đề tài đặt ra. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình để có thể nghiên cứu về vấn đề này tốt hơn trong tương lai. Xin trân trọng cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Vân Anh (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật Cạnh tranh,

NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

2. Báo Công thương (2012), Người dân được hưởng lợi từ chính sách điều hành xăng dầu, Bộ Công thương, truy cập ngày 5/7/2014 tại địa chỉ

http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/1134/nguoi-dan-huong-loi-tu-chinh- sach-dieu-hanh-xang-dau.aspx.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ Công thương (2013), Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05/02/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 79/2008/QĐ-BTC ngày 16/9/2008 về cơ chế quản lý, điều hành giá bán xăng dầu, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 56/2009/TT-BTC ngày 23/3/2009 về việc hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 169/2009/TT-BTC ngày 20/8/2009 hướng dẫn thực hiện quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu năm 2008, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2013), Thông báo số 135/TB-BTC ngày 28/3/2013 về việc điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức xăng,dầu, Hà Nội.

10. Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.

11. Chính phủ (2006), Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh,, Hà Nội.

12. Chính phủ (2007), Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/4/2007 quy định về kinh doanh xăng dầu, Hà Nội.

13. Chính phủ (2009), Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu, Hà Nội.

14. Chính phủ (2013), Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng, Hà Nội.

15. Chính phủ (2014), Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.

16. Chính phủ (2014), Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, Hà Nội.

17. Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương (2010), Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế, tr. 315-359, Hà Nội.

18. Cục Quản lý cạnh tranh – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2012), Báo cáo rà soát Luật cạnh tranh Việt Nam, Hà Nội.

19. Nguyễn Duyên Cường (2011), Đổi mới quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án

tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

20. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên (2004), “Góp ý dự thảo Luật

cạnh tranh: Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (5), tr. 37-41.

22. Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật Cạnh tranh của Pháp và Liên minh châu Âu, NXB Tư pháp, Hà Nội.

23. Đoàn Trung Kiên (2006), “Nhận diện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị

trí độc quyền theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam”, Tạp chí luật học, (1),

tr. 35 – 42.

24. Đỗ Tuấn Lâm (2014), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật kinh tế, Học

viện khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Nguyên Long (2013), “Bất cập khi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu”, Đài tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 30/6/2014 tại địa chỉ http://vov.vn/binh-

luan/bat-cap-khi-su-dung-quy-binh-on-gia-xang-dau-270388.vov.

26. Trần Hoàng Nga (2011), Pháp luật chống định giá lạm dụng của EU, Hoa Kì, Việt Nam – so sánh và kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam, Luận

án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 27. Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các

quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyển để hạn chế cạnh tranh, NXB Tư pháp, Hà Nội.

28. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004,

Hà Nội.

29. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày14/6/2005, Hà Nội.

30. Quốc hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005,

Một phần của tài liệu Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)