Đánh giá rủi ro phát hiện đối với các khoản mục nghiệp vụ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN (Trang 39 - 43)

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ

2.2.3.3 Đánh giá rủi ro phát hiện đối với các khoản mục nghiệp vụ

Dựa trên mức rủi ro kiểm toán mong muốn và mức rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đối với số dư các tài khoản nghiệp vụ, mức rủi ro trên số dư các tài khoản được đưa ra đựa trên mô hình kiểm toán. Bảng 2.9 chỉ ra mức rủi ro phát hiện đối với các khoản mục chính tương ứng với mức rủi ro kiểm toán mong muốn và IR, CR.

Bảng 2.9: Đánh giá rủi ro phát hiện trên số dư các khoản mục

Khoản mục Rủi ro kiểm toán mong muốn IR CR DR

Tiền Thấp Cao Thấp TB

Phải thu, phải trả Thấp Cao TB Thấp

HTK Thấp TB TB TB

TSCĐ Thấp TB Thấp TB

Vay Thấp Thấp Thấp Cao

Tiền lương và các khoản trích theo lương

Vốn và quỹ Thấp Thấp Thấp Cao

Chi phí Thấp Cao Thấp TB

Doanh thu Thấp TB TB TB

Ví dụ: để mức rủi ro kiểm toán ở mức thâp thì mức rủi ro phát hiện đối với khoản mục phải thu phải trả là thấp.

2.2.3.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán ảnh hưởng đến thủ tục kiểm toán được áp dụng

Sau khi đánh giá các tài khoản có mức rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng cao, KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết các tài khoản này.

Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: KTV tiến hành kiểm kê tiền mặt tại quỹ, thu thập xác nhận của ngân hàng về số dư của khoản mục tiền gửi ngân hàng. Thư xác nhận được chi tiết đến từng ngân hàng.

Tài khoản phải thu, phải trả: KTV tổng hợp các đối tượng công nợ, phân tích tuổi nợ xem có khoản nợ nào quá hạn và lấy xác nhận các khoản mục công nợ.

Hàng tồn kho: KTV tiến hành kiểm kê cuối năm, đối chiếu với số lượng nhập xuất trong kì để tính ra số dư đầu năm. Kiểm tra các phiếu nhập xuất kho, hóa đơn, chứng từ vận chuyển.

Các thủ tục kiểm toán được áp dụng được trình bày chi tiết trong chương trình kiểm toán đối với mỗi khoản mục.

2.2.4 Nhận xét về quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch do Công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH kiểm toán An Phú được thực hiện theo đúng quy định trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Công ty cũng luôn cố gắng hoàn thiện hơn về các thủ tục cần thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch. Mẫu kế hoạch kiểm toán chiến lược và kiểm toán tổng thể được thiết kế dựa trên quy định của Chuẩn mực và áp dụng thống nhất trong toàn Công ty. Không phải tất cả các khách hàng Công ty cũng tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, Công ty chỉ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể cho các khách hàng được đánh giá là khách hàng có quy mô lớn và phức tạp như các Tổng công ty, các tập đoàn, các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài…và với giá phí kiểm toán cao. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực

hiện việc đánh giá HTKSNB, đánh giá mức trọng yếu rủi ro và các thành viên trong nhóm sẽ được trưởng nhóm kiểm toán phân công công việc cụ thể cho từng thành viên.

Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán do Công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện bao gồm các bước:

Thứ nhất: Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Để đánh giá rủi ro mà Công ty có thể gặp phải khi kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán, việc thu thập thông tin về khách hàng là tất yếu. Các thông tin mà kiểm toán viên cần thu thập và thể hiện trên giấy tờ làm việc đó là: loại hình doanh nghiệp; hình thức sở hữu vốn; ngành nghề kinh doanh; ...

Tại Công ty việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán còn mang tính xét đoán cao của kiểm toán viên và chủ yếu do các kiểm toán viên có kinh nghiệm thực hiện.

Thứ hai: Đánh giá rủi ro trên toàn bộ báo cáo tài chính

Các loại rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đều được đánh giá trên phương diện báo cáo tài chính. Từ đó đưa ra mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được trên phương diện báo cáo tài chính dưa trên mô hình rủi ro. Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mang nặng tính chủ quan của kiểm toán viên. Dựa trên các thông tin thu thập được kiểm toán viên sẽ phân bổ mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Cuối cùng là đánh giá về rủi ro phát hiện. Tại công ty việc đánh giá rủi ro phát hiện không được thể hiện chi tiết trên các giấy tờ làm việc, quá trình này chủ yếu dựa vào óc xét đoán của kiểm toán viên.

Bước thứ ba: Đánh giá rủi ro trên số dư các tài khoản, nghiệp vụ

Các loại rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện cũng được đánh giá trên phương diện số dư các tài khoản nghiệp vụ. Từ những đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát KTV sẽ đưa ra kết luận về mức rủi ro phát hiện cho các khoản mục nghiệp vụ. Các phương pháp được Công ty áp dụng đó là: sử dụng các phương pháp phân tích, các bảng câu hỏi... Nhìn chung Công ty mới chỉ áp dụng các thủ tục phân tích ngang mang tính giản đơn và tập trung vàp số dư đầu năm và số dư cuối kì. Các tỉ suất chưa được phân tích rộng.

Thông qua các mức kiểm toán được đánh giá trên phương diện toàn bộ báo cáo tài chính hay trên số dư các khoản mục nghiệp vụ, các KTV sẽ thiết kế nên các thủ tục kiểm toán phù hợp.

Về đánh giá trọng yếu rủi ro cho khách hàng: Hiện nay thì Công ty TNHH Kiểm toán An Phú có xây dựng mức trọng yếu cho các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản. Việc xác định mức trọng yếu sẽ được xác định cho các chỉ tiêu lớn trên BCTC sau đó sẽ được KTV phân bổ cho các khoản mục nhỏ hơn. Tuy nhiên, quy trình đánh giá mức trọng yếu rủi ro kiểm toán cho khách hàng lại phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của KTV. Trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán cho từng khách hàng, KTV chỉ thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà chưa thực hiện các ước tính mức rủi ro kiểm toán để từ đó tính ra mức rủi ro phát hiện.

Kiểm toán viên đã thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro phát hiện trên phương diện báo cáo tài chính; trên số dư các tài khoản và dánh giá rủi ro kiểm toán tổng quát. Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã được thực hiện khá chi tiết thông qua những bước cụ thể. Quy trình đánh giá HTKSNB khá tôt dựa trên các yếu tố chính của HTKHNB. Về đánh giá HTKSNB và hệ thống kế toán tại Công ty khách hàng thì Công ty sử dụng bảng câu hỏi về HTKSNB được xây dựng sẵn. Theo Chuẩn mực kiểm toán số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” Mục 02 quy định: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và HTKSNB của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả. KTV phải sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được”(3). Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi dựng sẵn có nhiều ưu điểm, nó có thể giúp cho KTV nhanh chóng thu thập được thông tin về khách hàng, mà không bị lặp lại nội dung và không mất nhiều thời gian cho cuộc phỏng vấn, điều tra, không bỏ sót những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, sử dụng bảng câu hỏi sẵn này không phải cho khách hàng nào cũng phù hợp.

nặng tính chủ quan của kiểm toán viên. Có những tài khoản chứa các rủi ro tiềm tàng có thể bị bỏ sót.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w