Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư các tài khoản nghiệp vụ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN (Trang 34 - 39)

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ

2.2.3 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư các tài khoản nghiệp vụ

2.2.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư các tài khoản, nghiệp vụ

Tại Công ty TNHH Kiểm toán An phú, công việc đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với các tài khoản được thực hiện qua ba bước:

Bước thứ nhất: Sử dụng phương pháp phân tích để xác định rủi ro tiềm tàng cho từng nhóm khoản mục. Các phương pháp phân tích dọc, phân tích ngang được áp dụng và hàng loạt các chỉ tiêu được đưa ra để phân tích về số dư các tài khoản. Trong hồ sơ kiểm toán, tương ứng với mỗi nhóm tài khoản sẽ có những giấy tờ làm việc đưa ra những chỉ dẫn chung về các tài khoản đó, tình hình biến động so với năm trước, nguyên tắc hạch toán.

Bước thứ hai: Xem xét bản chất số dư các tài khoản và các sai sót có khả năng xảy ra. Để đánh giá rủi ro tiềm tàng của các tài khoản thì trước hết KTV phải xem xét tính trọng yếu của các tài khoản và xác định rủi ro chi tiết liên quan đến tài khoản đó.

Kiểm toán viên sẽ tiến hành xem xét các tài khoản có biến động lớn trong năm tài chính. Tài khoản nào có sự biến động lớn bất thường thì KTV đánh giá

là khoản mục trọng yếu và cần xem xét kĩ. Qua nghiên cứu tài liệu (Báo cáo tài chính trước kiểm toán) của hai khách hàng ABC và XYZ, Kiểm toán viên đặc biệt quan tâm đến các khoản mục sau:

Đối với Công ty cổ phần ABC đó là: khoản mục tiền, các khoản phải thu, TSCĐ, HTK

Đối với Công ty XYZ: đó là các khoản mục như Các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải thu khác, HTK, TSCĐ, vay và nợ ngắn hạn.

Khi đã xem xét các tài khoản có biến động trọng yếu, KTV tiến hành xác định rủi ro chi tiết liên quan đến số dư của các tài khoản đó. Các rủi ro tiềm tàng đối với các khoản mục chủ yếu là: sai sót về tính trọn vẹn; tính hiệu lực; tính đúng kì; tính giá và sai sót về phân loại và trình bày. Kiểm toán viên phải quan sát thật kĩ các tài liệu mà khách hàng cung cấp, tiến hành quan sát hoạt động kinh doanh của khách hàng kết hợp với kinh nghiệm sẵn có của mình để để đưa ra đánh giá của mình về rủi ro tiềm tàng liên quan đến số dư các tài khoản. Số dư các tài khoản có thể bị ghi tăng hay ghi giảm tùy theo bản chất của từng tài khoản và động cơ của khách hàng. Rủi ro tiềm tàng đối với các tài khoản tài sản và chi phí thường được ghi tăng còn sai sót đối với các khoản doanh thu và công nợ thường được ghi giảm. Các tài khoản có số phát sinh nợ thường bị ghi khống cao lên so với thực tế, hoặc ghi nhận không đúng kì. Số phát sinh Có ghi giảm bằng cách bỏ sót các nghiệp vụ, ghi giảm số phát sinh, hoặc ghi số phát sinh vào kì sau (thường xảy ra đối với các nghiệp vụ xảy ra ngày 31/12). Sau khi nghiên cứu tài liệu, tiến hành quan sát và phỏng vấn, KTV phát hiện ra rủi ro tiềm tàng đối với số dư tài khoản ở từng Công ty như sau:

Công ty cổ phần ABC

Rủi ro đối với khoản mục tiền: Tiền là tài sản phản ánh hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Rủi ro tiềm ẩn đối với khoản mục tiền đó là thường có xu hướng bị khai tăng để làm tăng hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Đối với các công ty có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều thì rủi ro liên quan đến khoản mục tiền là cao. Hoặc các

Công ty có nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ cũng chứa đựng mức rủi ro đối với tiền cao.

Rủi ro đối với khoản phải thu khách hàng: Các khoản phải thu tăng mạnh so với đầu kì, từ 23.474.582.944 VND lên đến 35.034.082.423 VND (tăng 1.5 lần) KTV cho rằng các khoản phải thu bị hạch toán sai kì.

Rủi ro đối với khoản mục Hàng tồn kho: HTK cũng là một TSLĐ phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp nên HTK cũng có xu hướng bị khai tăng. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thì HTK chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của DN và có vai trò hết sức quan trọng. KTV cần đặc biệt quan tâm đến phương pháp hạch toán HTK, số lượng HTK…Hàng tồn kho của Công ty tăng nhẹ nhưng đây là doanh nghiệp sản xuất nên KTV cũng phải đặc biệt quan tâm đến khoản mục này. Xem xét việc trích lập dự phòng giảm giá HTK. Công ty nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài nên KTV cần xem xét kĩ việc quy đổi tỉ giá. Chủng loại mặt hàng của Công ty rất đa dạng nên phải xem xét việc đánh giá HTK. Kiểm tra đối với sản phẩm tồn kho kém phẩm chất.

Rủi ro đối với TSCĐ: khoản mục TSCĐ thường được ghi giảm bằng cách ghi tăng chi phí khấu hao vào chi phí, các tài sản không đủ điều kiện là TSCĐ cũng ghi nhận là TSCĐ. TSCĐ của doanh nghiệp trong kì giảm. KTV cần quan tâm đến các nghiệp vụ thanh lí TSCĐ (TSCĐ đem thanh lí đã khấu hao hết hay chưa) việc trích khấu hao tài sản cố định.

Công ty XYZ

Rủi ro đối với các khoản phải thu: Các khoản phải thu thường bị ghi tăng để che dấu sư thiếu hụt quỹ tiền mặt của Doanh nghiệp. Các khoản phải thu được ghi tăng bằng cách lập hồ sơ giả về các khoản phải thu, sau đó được hợp thức hóa bằng các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Khoản mục nợ ngắn hạn: Các khoản mục nợ ngắn hạn là một chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Doanh nghiệp. Để tạo ra hệ số thanh khoản cao các khoản mục nợ ngắn hạn thường bị ghi giảm. Kiểm toán viên phải chú ý đến các trường hợp ghi giảm nợ ngắn hạn.

Bước thứ ba: Kết luận về rủi ro tiềm tàng

Các mức rủi ro tiềm tàng trên số dư các tài khoản nghiệp vụ được đưa ra ở bảng 2.9.

2.2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư các tài khoản

Trong giai đoạn đầu lập kế hoạch kiểm toán, Công ty đã thực hiện rất chi tiết việc đánh giá rủi ro kiểm soát. Khi xem xét về số dư các khoản mục, để đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV thực hiện theo hai bước chính:

Bước thứ nhất: Đưa ra đánh giá ban đầu bằng cách lập Bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ cho một số khoản mục chính.

Bảng 2.6: Bảng câu hỏi đánh giá về HTKSNB cho một số khoản mục chính

Nội dung Công ty ABC Công ty XYZ

Có Khôn

g

Có Không

Khoản mục tiền

Có phân tách nhiệm vụ giữa người giữa thủ quỹ và kế toán quỹ hay không?

X X

Có phân quyền trong phê chuẩn đối với nghiệp vụ thu, chi?

X X

Có kiểm kê quỹ hay không? X X

Các phiếu thu chi có được đánh số trước một cách liên tục hay không?

X X

Khoản mục tài sản cố định

TSCĐ ghi trong sổ sách có hiện do doanh nghiệp quản lí sử dụng?

X X

Việc ghi chép tính nguyên giá TSCĐ có dựa trên chứng từ hợp lệ?

X X

Doanh nghiệp có quy định về việc phân loại chi tiết TSCĐ theo yêu cầu quản lí?

X X

Có sự phê chuẩn đối với các nghiệp vụ tăng giảm, trích khấu hao TSCĐ?

X X

Có cách li trách nhiệm giữa người ghi sổ kế toán với người quản lí HTK?

X X

Các phiếu nhập xuất kho có được đánh số thứ tự trước?

X X

Có cách li trách nhiệm giữa người giữ sổ với người quản lí kho?

X X

Có hệ thống kiểm soát bằng phần mềm để kiểm soát việc xác định giá

X X

……

Đối với Công ty cổ phần ABC

Bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty có khoản mục HTK được KTV đánh giá là có mức rủi ro tiềm tàng cao. Do có rủi ro tiềm tàng cao nên kế toán càng cần phải chú trọng khi hạch toán các khoản mục này. Tuy nhiên, các phiếu nhập kho và xuất kho của công ty không đánh số thứ tự mà chỉ ghi ngày tháng. Các phiếu thu chi còn thiếu chữ kí của những người liên quan. Chi phí sản xuất kinh doanh cuối kì không được chi tiết hợp lí. Tài sản cố định trong năm trích khấu hao không đúng quy định, mốt số tài sản không đủ điều kiện vẫn ghi nhận là TSCĐ. Các khoản nợ vay của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và có gốc ngoại tệ nên có nhiều sai sót trong việc quy đổi tỉ giá. Như vậy rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục tiền mặt, HTK, TSCĐ ở mức cao còn các tài khoản khác ở mức trung bình.

Công ty XYZ

Công ty XYZ có hệ thống kế toán hoạt động tốt, các tài khoản không có sai sót nghiêm trọng, các chứng từ đều hợp lệ. Như vậy rủi ro kiểm soát đối với số dư các tài khoản ở công ty XYZ ở mức trung bình.

Bước thứ hai: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với các tài khoản nghiệp vụ bằng cách phỏng vấn trực tiếp người thực hiện các nghiệp vụ, quan sát thực tế, kiểm tra tài liệu và có thể thực hiện lại một số nghiệp vụ. Cuối cùng đưa ra

kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục.

Từ đó đưa ra bảng nhận xét về đánh giá rủi ro kiểm soát của các khoản mục nghiệp vụ đối với các cơ sở dẫn liệu trên báo cáo tài chính.

Bảng 2.7: Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư các khoản mục của Công ty ABC

Mục tiêu kiểm soát Đánh giá rủi ro kiểm soát HTKSNB hiệu quả và

đáng tin cậy( CR cao)

HTKSNB hiệu quả nhưng không đáng tin cậy( CR trung

bình) HTKSNB không hiệu quả ( CR thấp) Đầy đủ x Hiệu quả x Chính xác số học x Đúng kì x Phân loại x Trình bày x

Bảng 2.8: Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư các khoản mục của Công ty XYZ

Mục tiêu kiểm soát Đánh giá rủi ro kiểm soát HTKSNB hiệu quả và

đáng tin cậy( CR cao)

HTKSNB hiệu quả nhưng không đáng tin cậy( CR trung

bình) HTKSNB không hiệu quả( CR thấp) Đầy đủ x Hiệu quả x Chính xác số học x Đúng kì x Phân loại x Trình bày x

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w