Thực trạng huy động vốn ODA của Việt Nam
Từ năm 1993 khi việt nam bắt đầu bình thường hóa các quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế,nhiều tổ chức và chính phủ đã nối lại viện trợ cho việt nam, việt nam bắt đầu tiếp nhận nguồn viện trợ phát triển chính thức từ các nhà tài trợ song phương và đa phương .cũng như các tổ chức phi chính phủ.đến nay chương trình ODA cho việt nam đã có tới 22 tỉ USD được giải ngân trong tổng số 42,5 tỉ USD vốn ODA cam kết.Rất nhiều công trình là niềm tự hào của chúng ta được hoàn thành nhờ vốn ODA như cầu bãi cháy ,cảng cái lân ,hầm đèo hải vân, sân bay nội bài, cầu mỹ thuận ,nhà máy nhiệt điện phả lại, nhà máy điện phú mỹ,…
Một số sáng kiến:
- Sáng kiến áp dụng mẫu báo cáo tiến độthực hiện dự án theo Quyết định 803/2007/QĐ-BKH của nhóm 6 Ngân hàng phát triển (WB,ADB,SBIC,KFD,EXB Hàn Quốc), sáng kiến “Một Liên hợp quốc” nhằm thúc đẩy thực hiện chương trình dự án, giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ.
- Sáng kiến hài hòa quy trình và thủ tục ODA trong nội bộ các nước thành viên EU, cụ thể hóa các cam kết trong tuyên bố Paris thành cam kết Hà Nội, tham gia tích cực các Hội nghị của các nhà tài trợ, các Hội nghị của các nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam... Đặc biệt là nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong mục tiêu quản lý nợ công nói chung, nợ nước ngoài và ODA nói riêng. Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng công tác thông tin ra bên ngoài, tạo điều kiện cho thế giới biết và hiểu nhiều hơn về Việt Nam, phát triển mạnh mẽ các quan hệ song phương và đa phương, hoàn thiện dần thể chế pháp lý về ODA. (ban hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về Quy chế pháp lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg ngày
26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ), tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề về ODA, thực thi các biện pháp kiểm soát nguồn ODA v.v…
Những nỗ lực từ cả 2 phía các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng. Từ 1993 đến 2005, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với hơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương cùng 350 tổ chức Chính phủ với hơn 1500 chương trình dự án.
Trong giai đoạn 2002- 2006, bình quân hằng năm nợ ODA tăng 12,53%, trong khi đó tốc độ tăng tương ứng của GDP (theo giá thực tế) là 16,13%, nên tỷ trọng nợ ODA/GDP giảm dần, đến cuối năm 2006 tỷ trọng này gần 23%. Nếu tính cả các khoản nợ khác của khu vực công, tỷ trọng này gần 37%, nằm trong giới hạn tỷ lệ nợ an toàn cho phép của quốc gia. Trong các Chính phủ tài trợ ODA, Nhật Bản, Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga là nhiều nhất, đặc biêt là Chính phủ Nhật Bản. Riêng Liên bang Nga do khoản nợ tồn đọng trước đây, thời gian qua chủ yếu là trả nợ trong khi tài trợ mới rất ít nên dư nợ giảm dần. Trong các Tổ chức tài chính quốc tế, IDA (International Development Association) và ADB (Asian Development Bank) cho Việt Nam vayODA nhiều nhất. Vì vậy, hơn 80% nguồn vay nợ ODA chỉ phải
chịu mức lãi suất dưới 3%/năm.
http://www.google.com.vn/#sclient=psy- ab&hl=vi&source=hp&q=ban+ve+van+de+quan+li+von+ODA+o+viet+nam&pbx= 1&oq=ban+ve+van+de+quan+li+von+ODA+o+viet+nam&aq=f&aqi=&aql=&gs_s m=e&gs_upl=4673l22711l0l23024l46l33l3l2l2l2l707l10184l2- 6.8.5.5.1l28l0&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.,cf.osb&fp=ac450d1c915903ff&biw=1366& bih=561
( Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 2(31).2009)
Trong thời kì 1993 - 2007 tổng giá trị ODA trong nước đạt 42,438 tỷ USD, tổng vốn ODA ký kết đạt 32,109 tỷ USD ,tương ứng 75,66 % tổng lượng ODA kí kết
cùng kỳ; tổng vốn ODA giải nhân đạt 19,865 tỷ USD 61,86% tổng lượng ODA ký kết cùng kỳ.
Nguồn vốn ODA đã bổ xung một phần kinh phí quan trọng cho đầu tư phát triển chiếm 11% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Trong nhiều năm trở lại đây cam kết ODA cho việt nam liên tiếp lập kỉ lục mới nếu như năm 2005 là 3,7 tỷ USD thì năm 2006 tăng lên hơn 4.4 tỷ USD tình hình vận động ODA trong 2 năm 2007,2008 có chiều hướng khả quan. năm 2007 cam kết ODA đạt 5,426 tỷ USD, năm 2008 cam kết ODA cho việt nam là hơn 5 tỷ USD trong đó Nhật Bản là nước cấp nhiều nhất với hơn 1 tỷ USD.
Tai hội nghị CG năm 2007 các nhà tài trợ đã cam kết ủng hộ mức kỷ lục hơn 5,4 tỷ USD hỗ trợ chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển của việt nam cho đến nay sau 14 hội nghị CG được tổ chức Việt Nam có 51 nhà tài trợ bao gồm 28 nhà tài trợ song phương , 23 nhà tài trợ đa phương các chương trình ODA thường xuyên mức cam kết ODA hằng năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước.
Trong các nước trực tiếp viện trợ ODA cho việt nam đứng đầu là cộng hoà Pháp với 280,96 triệu USD hàn quốc 268,7 triệu USD ,đức 186 triệu USD, hoa kỳ 128,12 triệu USD Hàn Quốc và Thái Lan là hai quốc gia Châu Á duy nhất cam kết taì trợ cho VN. Nhật bản năm nay không có trong danh sách các nước cam kết hỗ trợ ODA cho Viêt Nam do con chờ két luận vụ điều tra quan chức công ty PCI đưa hối lộ để nhận được hợp đồng tư vấn cho dự án đâị lộ đông-tây.Nếu tính cả các tổ chức thì ngân hàng thế giới là nhà tài trợ lớn nhất cho việt nam với khoảng ODA cam kết đạt 1,66 tỷ USD ngân hàng phát triển châu á (ADB) đứng thứ 2 với gần 1,57 tỷ USD.
http://www.docstoc.com/docs/71678842/nhom-Nguyen-Xuan-Hung-TC8
Trong 3 năm 2006-2008, tình hình vận động và thu hút ODA có sự bứt phá mạnh mẽ. Với đặc trưng là Hội nghị CG cho Việt Nam thường tổ chức vào cuối
năm, do vậy Hội nghị CG năm nay đưa ra cam kết ODA cho năm sau. Cam kết ODA tại Hội nghị CG năm 2005: 3,74 tỷ USD, năm 2006: 4,45 tỷ USD, năm 2007: 5,43 tỷ USD và năm 2008: 5,0146 tỷ USD. Riêng ODA cho năm 2009 có khoản cam kết mới trị giá 83,2 tỷ yên (tương đương 900 triệu USD) của Chính phủ Nhật Bản khi nối lại viện trợ cho Việt Nam vào ngày 23 tháng 2 năm 2009. Như vậy, nếu bao gồm cả khoản cam kết mới trị giá 83,2 tỷ yên (tương đương 900 triệu USD) của Chính phủ Nhật Bản khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào đầu tháng 3 vừa qua thì tổng giá trị ODA cam kết cho năm 2009 đạt 5,914 tỷ USD và như vậy tổng giá trị ODA cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế trong 3 năm (2006-2008) đạt khoảng 18,635 tỷ USD (nếu tính cả số vốn cam kết cho năm 2009 thì tổng vốn cam kết đạt khoảng 19.535 tỷ USD). So với chỉ tiêu đề ra trong Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010 và Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg (19-21 tỷ USD ODA cam kết) thì đã đạt và vượt cận dưới. Việc đạt chỉ tiêu cam kết ODA ở cận trên trong 02 năm còn lại (2009- 2010) sẽ không khó khăn.
Với nỗ lực cải thiện về khung pháp lý, thủ tục hành chính và những tích cực của Tổ công tác ODA của Chính phủ... tình hình ký kết hiệp định đã có được những kết quả rất tốt.
Năm 2006, tổng giá trị ODA ký kết đạt khoảng 2,95 triệu USD, năm 2007 đạt 3.795,90 triệu USD trong đó vốn vay: 3.598,63 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 197,27 triệu USD), tăng 30% so với năm 2006. Trong năm 2008 nhờ sự nỗ lực và hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương và các nhà tài trợ, số lượng các điều ước quốc tế cụ thể về ODA được ký kết đã tăng đáng kể. Tổng giá trị ODA ký kết trong năm 2008 đạt 4.332,33 triệu USD (trong đó, vốn vay: 4.023,28 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 309,05 triệu USD), tăng 14% so với năm 2007.
Cũng trong năm 2008, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhật Bản là những nhà tài trợ có giá trị các hiệp định ký kết lớn nhất, đạt 3.590,35 triệu USD, chiếm trên 82% tổng giá trị vốn ODA ký kết. Những chương
trình, dự án ODA quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng được ký kết trong năm 2008 bao gồm: Dự án Xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (1.096 triệu USD), Dự án Thủy điện sông Bung 4 (196 triệu USD) do ADB tài trợ, Dự án Tài chính Nông thôn giai đoạn III (200 triệu USD), Dự án Phát triển Giao thông vận tải Đồng bằng Bắc bộ (170 triệu USD), Dự án Đầu tư Cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng (152 triệu USD) do WB tài trợ; Dự án Xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội (245,27 triệu USD), Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế (182,48 triệu USD) do Nhật Bản tài trợ,... Ngoài ra còn có các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo kết hợp với việc khuyến khích thực hiện các chính sách phát triển cũng đã được ký trong năm 2008, trong đó đáng chú ý là Chương trình khoản vay thể thức giảm nghèo (PRSC7) do WB và một số nhà tài trợ khác đồng tài trợ.
Tổng vốn ODA đã ký trong ba năm 2006-2008 đạt 11,070 tỷ USD (trong đó, vốn vay: 10,143 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại: 0,927 tỷ USD). So với chỉ tiêu đề ra trong định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006-2010 (12,35 - 15,75 tỷ USD ký kết mới) thì trong 2 năm 2009-2010 Việt Nam sẽ phải ký mới các hiệp định với tổng trị giá từ 1,28 - 4,68 tỷ USD. Nhìn vào thực tế, chỉ tiêu này Việt Nam có khả năng đạt được với điều kiện các Bộ, ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ trong quá trình xây dựng văn kiện chương trình, dự án để có thể tiến tới đàm phán và ký kết.
Bên cạnh sự gia tăng về vốn cam kết, cơ cấu vốn ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2006 - 2008 cũng có những chuyển biến tích cực và điều này được thể hiện trong Bảng.
Có thể thấy, cơ cấu nguồn vốn ODA được ký kết theo ngành và lĩnh vực trong thời gian qua phù hợp với định hướng cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006-2010, trong đó tập trung nguồn vốn này cho các ngành và lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xoá đói giảm nghèo, phát triển năng lượng và công nghiệp, phát triển giao thông, thông tin liên lạc và cấp thoát nước đô thị, phát triển các lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, trong 2 năm tới cần tích cực
chuẩn bị các chương trình, dự án trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng KT-XH đã được cam kết để nâng tỷ trọng ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng xã hội đã được đề ra
http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/tckt/903605?
m_action=2&m_itemid=15881&m_magaid=1712&m_category=266
Biểu đồ 1: Nguồn vốn ODA giai đoạn 2001 – 2009
(Không bao gồm nguồn ODA vay để cho vay lại của năm 2009)
Bảng bao gồm nguồn ODA vay để cho vay lại của năm 2009)
http://mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/dab/thth/bcthth12? pers_id=20874444&item_id=25309018&p_details=1
Năm 2009 các quốc gia trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong bối cảnh như vậy, nguồn cung vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các nước thành viên tổ chức OECD- DAC dành cho các nước đang phát triển đã có phần suy giảm và không đạt được chỉ tiêu cam kết như dự kiến, trong khi nhu cầu về ODA lại rất lớn. Việt Nam cũng như các quốc gia khác, không tránh khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà tài trợ, Việt Nam đang đối phó tốt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam có khả năng
trụ vững trong cơn bão suy thoái toàn cầu. Bên cạnh đó, môi trường thể chế, pháp lý của Việt Nam đã được cải thiện và tiệm cận với thông lệ quốc tế; quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế không ngừng được củng cố và phát triển. Đó là những tiền đề quan trọng để các nhà tài trợ tiếp tục đặt niềm tin vào Việt Nam.
Thu hút ODA năm 2009: cao kỷ lục tính đến ngày 17/11, tổng vốn viện trợ phát triển chính thức đã ký kết đạt trên 5,4 tỷ USD, trong đó, vốn vay đạt gần 5,23 tỷ USD; viện trợ không hoàn lại đạt hơn 173 triệu USD. Nếu so với kết quả đạt được của cùng kỳ năm ngoái, vốn ODA ký kết đến thời điểm này đã cao hơn 36,62%. Các nhà tài trợ có giá trị hiệp định ODA đã ký lớn là WB, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)và Nhật Bản. Tổng giá trị ODA dự kiến ký kết trong tháng còn lại của năm 2009 khoảng 449,5 triệu USD, trong đó vốn vay khoảng 356,5 triệu USD; viện trợ không hoàn lại 93 triệu USD. Như vậy, nếu không có thay đổi lớn, tổng vốn ODA ký kết ước cả năm 2009 dự kiến sẽ đạt khoảng 5,85 tỷ USD, trong đó vốn vay là 5,585 tỷ USD; viện trợ không hoàn lại là 266 triệu USD. Đây là mức ký kết ODA cao nhất từ trước đến nay.
Điểm đáng chú ý trong con số ODA năm nay là những nhà tài trợ lớn đều dành cho Việt Nam số vốn ký kết cao hơn so với cam kết trước đó. Thay đổi lớn nhất trong số này là số vốn ODA ký kết của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Thay cho cam kết gần 1,57 tỷ USD vốn ODA trong năm 2009, ADB đã phê duyệt tổng cộng 2,15 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam. Nhật Bản cũng đã ký kết tổng cộng trên 2,11 tỷ USD vốn viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam, thay vì cam kết 0,9 tỷ USD mà Chính phủ nước này công bố sau khi nối lại ODA vào tháng 2/2009.
Xét về cơ cấu vốn ODA ký kết, chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 30,9%) là lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA ký kết. Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%). Sau đó là giao thông vận tải với 899 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,7%; năng
lượng với 818 triệu USD, chiếm 15,2%; cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 679 triệu USD, chiếm 12,6%.
Việc hiện thực hóa 5,914 tỷ USD số vốn ODA đã cam kết tại Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2008, (bao gồm khoản cam kết mới trị giá 83,2 tỷ Yên (tương đương 900 triệu USD) của Chính phủ Nhật Bản khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào tháng 2/2009), đã gần hoàn thành với trên 5,446 tỷ USD được ký kết với các nhà tài trợ trong 11 tháng qua. Những chương trình, dự án có giá trị lớn được ký kết tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị, bao gồm: “Khoản vay hỗ trợ khắc phục tác động khủng hoảng” giá trị 500 triệu USD, “Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây” trị giá 410,20 triệu USD, “Phát triển toàn diện thành phố Thanh Hoá” trị giá 104,7 triệu USD do ADB và Hàn Quốc tài trợ; “Thoát nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2” trị giá 299,97 triệu USD, “Cải thiện môi trường nước thành phố Hải Phòng” trị giá 218,21 triệu USD, “Tín dụng ngành giao thông vận tải để nâng cấp mạng lưới đường bộ giai đoạn 2” trị giá 183,51 triệu USD, “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội” trị giá 150,43 triệu USD do Nhật Bản tài trợ; “Khoản tài trợ bổ sung cho Dự án năng lượng nông thôn II” trị giá 200 triệu USD, “Chương trình đảm bảo chất lượng trường học” trị giá 127 triệu USD, “Tài trợ chính sách phát triển lần thứ hai hỗ trợ chương trình 135 giai đoạn II” trị