Các thông số chọn lọc để đánh giá ô nhiễm nước mặt TX.Cao Lãnh

Một phần của tài liệu Đánh giá nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất biện pháp quản lý thích hợp (Trang 34)

Bảng 3.2 Các thông số đánh giá ô nhiễm chất lượng nước mặt

Vấn đề ô nhiễm cần đánh giá Các thông số chọn lọc

 Ô nhiễm do chất hữu cơ Oxy hoà tan (DO)

Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) Nhu cầu oxy hoá học (COD)

 Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng N-NO3- P-PO43- N-NH4+

MTX.VN

Tổng P

 Ô nhiễm do vi khuẩn Tổng số vi khuẩn Coliform

 Chất rắn Chất rắn lơ lửng (SS)

 Độ chua pH

Ô nhiễm do các chất hữu cơ

Nước sông Thị xã Cao Lãnh, đặc biệt là kênh rạch mỗi ngày nhận một lượng nuớc thải đổ trực tiếp vào sông chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa xử lý đạt yêu cầu từ nhà dân, khách sạn, nhà hàng, các cơ sở chế biến thuỷ sản và các ngành nghề khác nằm dọc bên bờ sông do đó bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt và chế biến thuỷ sản là chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi khuẩn.

Ô nhiễm do các chất hữu cơ được xác định bằng thông số DO và BOD. Trong trường hợp ô nhiễm do các chất hữu cơ nồng độ DO giảm nhưng giá trị BOD tăng.

Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng:

Do nhận phần lớn nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp cộng với việc mật độ dân cư khá đông nên hàm lượng amoni và nitrat cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Tại các khu vực nghiên cứu đôi lúc hàm lượng lên đến 0,28 mg/l, gấp 28 lần tiêu chuẩn cho phép.

Sự ô nhiễm các chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá và hậu quả của phú dưỡng hoá là: bùng nổ rong tảo, gây trở ngại cho xử lý nước cấp, tăng độ đục cũng như hàm lượng chất rắn lơ lửng cao làm cản trở phát triển thuỷ sản, du lịch và có thể làm tăng độc tính đối với cá, tôm do phát triển của một số loài tảo độc. Hiện tượng phú dưỡng hoá có thể quan sát ở tất cả các kênh rạch

MTX.VN

Ô nhiễm do vi khuẩn:

Vì nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt chưa được xử lý nên các sông trên địa bàn TXCL bị ô nhiễm là tương đối. Đa số các cơ sở sản xuất lớn chế biến thuỷ hải sản ở địa bàn thị xã Cao Lãnh tập trung ở phường 11 nên việc ô nhiễm Coliform tại các điểm này sẽ khá cao do nước thải từ các cơ sở này không được xử lý hoặc có hệ thống xử lý nhưng không hiệu quả và chất thải chưa được thu gom triệt để nên nước thải đều được xả vào nguồn tiếp nhận là sông Tiền. Hơn nữa nơi đây còn tập trung nhiều khu dân cư đông đúc nên tình trạng bị ô nhiễm là khó tránh khỏi. Nước sông bị ô nhiễm Coliform cao sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và có thể dẫn đến các bệnh dịch dễ lan truyền.

Hàm lượng chất rắn:

Thị xã Cao Lãnh mang những đặc trưng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nên mỗi khi mùa nước lũ tràn về lại mang theo bao nhiêu phù sa bồi đắp nên thời gian này cũng là lúc mà hàm lượng chất rắn lơ lửng sẽ khá cao.

Do quá trình rửa trôi từ đồng ruộng và quá trình khai thác cát trên sông, một phần nước từ thượng nguồn cũng đưa vào sông trên địa bàn TXCL nên hàm lượng chất rắn lơ lửng cao và từ đó có thể làm tăng độ đục của dòng sông.

Độ chua:

Do mang tính chất sẵn có là vùng bị nhiễm phèn nên một phần nào đã làm cho nước bị chua là đều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trên các khu vực nghiên cứu trên địa bàn TXCL không ảnh hưởng nhiều về độ chua.

Một phần của tài liệu Đánh giá nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất biện pháp quản lý thích hợp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)