Vệ sinh môi trường:

Một phần của tài liệu Đánh giá nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất biện pháp quản lý thích hợp (Trang 30)

 Rác thải:

Thị xã có một bãi rác nằm ở phía Bắc cách 5 km, diện tích 1,7 ha với, một đội thu gom rác khoảng 40 người và 4 xe chuyên chở rác từ 1,5 tấn đến 4,5 tấn. Hàng ngày đã thu gom khoảng 70 – 80% rác, chủ yếu thu gom rác từ các hộ ven đường lớn khu vực nội ô thị xã, có khoảng 50% số hộ sử dụng dịch vụ thu gom rác, số còn lại thì thải xuống sông, kênh rạch hoặc đốt gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Do rác được đốt bằng thủ công, các hố chứa rác không có lớp chống thấm, gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm trong khu vực.

Tỷ lệ thu gom rác và chất thải đạt 75%.

Trong thời gian qua, tỉnh đã cố gắng tìm một nguồn đầu tư cho dự án xây dựng nhà máy chế biến rác và đã có dự kiến xây dựng bãi rác 20 ha tại xã Nhị Bình huyện Cao Lãnh. Nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh, thị xã còn có 1 nghĩa địa 2,1 ha ở xã Mỹ Trà và một số nghĩa địa tôn giáo. Người dân còn tập tục chôn người thân trong vườn nhà hoặc các khu đất của họ tộc gây lãng phí tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường.

Thị xã đã lập dự án quy hoạch và đang tiến hành xây dựng mở rộng nghĩa địa hiện hữu 2,1 ha lên 5 ha ở xã Mỹ Tân cách thị xã 3 km.

MTX.VN

Rác thải ở nông thôn chủ yếu là rác thải sinh hoạt và rác thải từ các hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm,… Đây là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường nước. Tuy nhiên, nguồn chất thải này có thể tận dụng được.

 Môi trường:

Sự ô nhiễm môi trường không khí ở TXCL chưa có vấn đề nghiêm trọng vì không có công nghiệp thải khí độc hại, xe cộ giao thông chưa nhiều. Còn môi trường nước thì bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất thải hữu cơ ở kênh chợ Cao Lãnh và sông Đình Trung.

Từ đầu năm đến nay đã tổ chức đã thẩm định 33/35 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến môi trường.

Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng đô thị được đẩy mạnh đầu tư như giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện, chợ, cơ quan hành chính sự nghiệp,… Tuy nhiên các công trình phục vụ công tác bảo vệ môi trường đô thị chưa được đầu tư như xử lý nước thải, rác thải,… đã có ảnh hưởng đến môi trường đô thị và gây tác động đến sức khoẻ cộng đồng dân cư nằm trong điều kiện bị ảnh hưởng. Các chỉ tiêu bụi trong không khí vượt tiêu chuẩn quy định. Nguồn nước thải ở hầu hết các xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tồn tại các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ. Chất thải rắn hiện nay ngày càng gia tăng, việc thu gom và bảo quản chưa hợp lý dẫn đến một số khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thủ công trong những năm qua sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển khá. Do đặc thù của địa phương các cơ sở sản xuất đan xen trong các khu dân cư, công nghệ sản xuất lạc hậu, vốn đầu tư ít, hoạt động theo kiểu gia đình xây dựng ngay trên phần đất của họ nên nảy sinh nhiều vấn đề môi trường không dễ giải quyết.

MTX.VN

Thị xã Cao Lãnh có nguồn tài nguyên nước rất phong phú và đa dạng nhưng không phân bố đều theo thời gian và không gian.

Nguồn nước mặt:

TXCL có nguồn nước ngọt dồi dào được cung cấp bởi sông Tiền có lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, Qmax= 41.504 m3/s, Qmin= 2.000 m3/s. Ngoài ra, sông Cao Lãnh là trục chính phân phối nước ngọt quanh năm. Tuy nhiên lượng nước phân bố không đều trong năm, vào mùa kiệt mức nước thấp nên hầu hết diện tích canh tác phải bơm tưới, mùa lũ quá nhiều nước gây ngập lụt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Chất lượng nước hàng năm nước lũ đầu mùa mang về một lượng phù sa tương đối lớn bồi đắp cho đồng ruộng, tăng độ phì của đất, chống lão hoá đất. Phân bố phù sa tập trung hàm lượng lớn ven sông Tiền, sông Cao Lãnh và các trục kênh chính đưa sâu vào nội đồng (kết quả trị số phù sa đo trong thời gian 25 ngày trên sông Cao Lãnh là 145 g/m3).

Nguồn nước ngầm:

Theo kết quả thăm dò trữ lượng nước ngầm của Liên đoàn Địa chất cho thấy TXCL cũng như tỉnh Đồng Tháp hạn chế về trữ lượng nước ngầm so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nước ngầm tầng sâu (100 – 300 m) tương đối dồi dào nhưng một số nơi bị nhiễm phèn. Gần đây, việc sử dụng nước giếng cung cấp cho sinh hoạt ở một số nơi đã xảy ra hiện tượng nước bị nhiễm Arsen với hàm lượng khá cao đã gây bất lợi cho người dân sử dụng và ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu tiếp tục khai thác và sử dụng nguồn nước này.

3.1. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TXCL3.1.1. Các nguồn ô nhiễm và các thông số dùng để đánh giá ô nhiễm nước

Một phần của tài liệu Đánh giá nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất biện pháp quản lý thích hợp (Trang 30)