Chiến lược thâm nhập thị trường Campuchia là một nỗ lực cho thấy thành công của

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn viễn thông quân đội viettel luận văn tốt nghiệp (Trang 48)

III. CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN:

5.Chiến lược thâm nhập thị trường Campuchia là một nỗ lực cho thấy thành công của

của VIETTEL ở thị trường nước ngoài.

Viettel lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn CSH để thâm nhập vào một thị trường đang phát triển ở Campuchia.

Triết lý: Mạng Metfone là mạng của người Campuchia xuất phát đầu tiên từ sự nhận thức của ban lãnh đạo Tổng công ty khi đầu tư sang thị trường này. Khi đến một quốc gia nào ta cũng phải "nhập gia tùy tục". Ngoài ra, khi xây dựng mạng Metfone thì lực lượng chính để xây

dựng mạng này là người dân Campuchia, được xây dựng trên đất nước Campuchia. Khi Viettel cung cấp dịch vụ thì chính những người Campuchia được hưởng. Sang nước bạn, ta phải tuân thủ theo đúng luật pháp Campuchia, theo văn hóa, phong tục tập quán của Campuchia. Nếu không xác định được Metfone là mạng của người Campuchia, phục vụ người dân Campuchia thì sẽ không phát triển được.

Ngoài ra, những chương trình khuyến mãi, an sinh xã hội và đóng góp cho ngân sách chính phủ cũng nằm trong kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, khiến Viettel thành công nhiều hơn trên thị trường này.

5.1 Xây dựng và triển khai chiến lược

5.1.1 Xây dựng cơ cấu tổ chức:

Khi Viettel triển khai mạng lưới tại Campuchia, công việc được tiến hành như một đội quân ra trận với 700 con người tràn đầy nhiệt huyết, với tính kỷ luật cao.Viettel chủ trương cách làm là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng bộ máy, đào tạo và chuyển giao tri thức.

Mục tiêu cuối cùng là sau 3 năm triển khai, bộ máy đó phải được vận hành bởi chính những người địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh. Điều này khác với những nhà đầu tư khác, tập trung thuê các chuyên gia nước ngoài đã có chuyên môn để đảm bảo công việc, thay vì đào tạo một lớp nhân lực cấp cao cho chính đất nước đó. Cách làm này đã được người dân đánh giá cao, vì những giá trị thực sự và sự chân thành mà Viettel đang mang đến cho đất nước họ. Có được sự tin tưởng này thì Viettel sẽ nhận được sự yêu mến, tin tưởng và thu hút được nhiều người tài.

5.1.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng

Tại Campuchia, Viettel đã đầu tư một mạng truyền dẫn, đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, là hạ tầng của một ngành viễn thông. Hiện mạng truyền dẫn của Viettel tại Campuchia xếp hạng thứ nhất, được đánh giá là tốt nhất vì ngay từ đầu, công ty đã đầu tư một mạng cáp quang len lỏi về khắp các tỉnh thành, các huyện của Campuchia. Trên đất nước Campuchia, cáp

quang đã giăng đến 1493 xã với chiều dài 11.000 km. Hết năm 2009 con số cáp quang sẽ là 19.000 km). Trong khi đó, các doanh nghiệp viễn thông khác chỉ chủ yếu sử dụng truyền dẫn bằng viba.

Xây dựng các trạm thu phát sóng di động (BTS). Viettel đang đứng đầu về số lượng các trạm thu phát sóng di động (BTS). Tính đến hết năm 2008 đã có được 1.000 trạm BTS, hết năm 2009 là 3.000 trạm.

Xây dựng các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạng truyền hình hội nghị giúp chính phủ điều hành, và miễn phí Internet trong mạng giáo dục điện tử... hay như các chương trình từ thiện xã hội, trợ giá viễn thông cho người có thu nhập thấp đã nhận được sự ủng hộ của mọi thành phần, từ chính phủ đến người dân.

5.2 Kết quả thực hiện chiến lược

Metfone là công ty 100% vốn do Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel nắm giữ

Mạng Metfone, thương hiệu của Viettel ở Campuchia, vẫn giữ vững vị trí mạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất. Tổng số cáp đường trục của toàn Campuchia đã tăng gần 17 lần trong vòng 5 năm qua, đạt 20.300km. Trong đó, Metfone đóng góp tới gần 80% với 16,000 km cáp quang đã được triển khai. Mạng lưới do công ty Metfone triển khai lớn gấp 13 lần tổng số cáp quang mà toàn bộ thị trường Campuchia phát triển được trong vòng 10 năm trước đó. Tập đoàn Viettel cũng đã cam kết đầu tư dài hạn, và Metfone đã xây dựng được hệ thống truyền dẫn dung lượng lớn nhất, vùng phủ rộng và sâu nhất Campuchia.

Công ty đã đưa đất nước Campuchia trở thành một quốc gia sử dụng đường truyền băng rộng với 16,000 km cáp quang phủ tới 100% số huyện và 95% số xã. Sóng di động phủ đến 98% dân số, kể cả khu vực biên giới hải đảo bằng mạng lưới hơn 4500 trạm phát sóng 2G và 3G. Metfone đưa dịch vụ Internet đến 100% tỉnh thành và 70% dân số, đạt mức cao so với mức trung bình từ 30-50% của các nước đang phát triển.

Chỉ sau 2 năm ra nhập thị trường, Metfone cung cấp dịch vụ viễn thông đến cho hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn quốc, nâng mật độ xâm nhập di động tăng 3 lần từ 14% lên 42%, điện thoại cố định từ gần như chưa có gì lên 20%, thuê bao Internet tăng hơn 10 lần. Kể từ khi có Metfone với hạ tầng mạng lưới hoàn chỉnh, rộng khắp đã mang cơ hội tiếp cận các dịch vụ viễn thông đến mọi gia đình người Campuchia. Bên cạnh đó, Metfone còn tạo việc làm cho hàng ngàn nhân viên và có chương trình hỗ trợ an sinh xã hội tại xứ này.

Metfone cũng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu đóng góp cho ngân sách chính phủ Campuchia. Trong năm 2010 giá trị lên đến hơn 30 triệu USD. Tạo công ăn việc làm cho hơn 7000 nhân viên, cộng tác viên, gia tăng thu nhập cho hàng chục nghìn hộ gia đình thông qua việc trở thành các đại lý, điểm bán chính thức của công ty.

Viettel Campuchia cũng thực hiện tốt các chương trình xã hội hỗ trợ cho chính phủ, các bộ ngành, sinh viên và người nghèo thông qua các chương trình cung cấp hệ thống cầu truyền hình cho chính phủ điều hành đất nước. Đưa Internet miễn phí tới trường học cùng các dự án nhân đạo như phẫu thuật hàm ếch, đoàn tụ người thất lạc với tổng giá trị lên tới gần 19 triệu USD.

Đến thời điểm hiện tại, có thể nói chiến lược đầu tư nước ngoài của Viettel đã có những thành công bước đầu. Những mạng di động do Viettel khai trương sau 2 năm như Metfone ở Campuchia, Unitel ở Lào đều đã trở thành mạng viễn thông lớn nhất tại quốc gia đó, hoạt động hiệu quả và được quốc tế đánh giá cao. Năm 2012, Unitel trở thành đại diện đầu tiên của Lào chiến thắng ở một giải thưởng viễn thông quốc tế, trở thành Hãng viễn thông tốt nhất thị trường đang phát triển do giải thưởng World Communication Award (WCA) 2012 bình chọn. Trước đó, Metfone cũng đoạt danh hiệu này giải thưởng WCA 2011. Đặc biệt, mạng di động Movitel tại Mozambique mới khai trương chính thức được 5 tháng cũng đã được cộng đồng Châu Phi đánh giá cao, trở thành Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông khu vực nông thôn tại giải thưởng Africa Communication Award 2012.

Viettel đã chính thức kinh doanh và cung cấp dịch vụ tại 4 thị trường Campuchia, Lào, Haiti và Mozambique. Trong năm 2011, các thị trường nước ngoài đã chuyển về Việt Nam 40

triệu USD lợi nhuận. Dự kiến lợi nhuận chuyển về trong năm 2012 sẽ được tăng gấp đôi, đạt 80 triệu USD. Điểm đặc biệt của nguồn thu này là dòng ngoại tệ chuyển về Việt Nam chứ không phải số tiền quy đổi theo tỷ giá như hoạt động đơn thuần trong nước.

Về dài hạn, Châu Phi vẫn được đánh giá là khu vực tiềm năng nhất và Viettel sẽ tiếp tục có những hoạt động xúc tiến đầu tư mạnh tại đây.

Những khó khăn do khủng hoảng kinh tế dự kiến sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013. Bởi vậy, Viettel sẽ tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, tập trung thực hiện tái cấu trúc hoạt động để tiết kiệm chi phí hợp lý, tiếp tục chiến lược đưa CNTT-VT len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Đối với viễn thông trong nước, Viettel sẽ đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình trên cơ sở cá biệt hoá từng nhóm khách hàng, phát hiện những nhu cầu đặc thù để đưa ra những gói sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Đối với viễn thông nước ngoài, một mặt đưa thêm những hàng hoá, dịch vụ mới như sản phẩm điện thoại 2G, 3G, Dcom 3G, v.v... đến những thị trường như Campuchia, Lào, Mozambique,... để phát huy tối đa lợi thế hạ tầng mạng lưới rộng khắp, lượng khách hàng đông đảo. Mặt khác, Viettel sẽ tiếp tục xúc tiến và mở rộng thị trường sang 2-3 quốc gia khác trong năm 2013. Tập đoàn Viettel vẫn dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2013 ở mức cao, từ 15 – 20%.

Khi sản phẩm đã được thị trường chấp nhận thì chính sách giá có thể điều chỉnh tăng giảm tuỳ theo từng thời điểm và sản lượng bán ra. Giá bán cũng cần có sự linh hoạt khi áp dụng với các nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ hay nhóm người mua trực tiếp để đảm bảo không bị xung đột giữa các thành viên kênh phân phối và khuyến khích họ tích cực bán hàng.

Thúc đẩy hoạt động marketing hơn nữa.Người tiêu dùng nước ngoài cũng rất thích xem quảng cáo, do vậy muốn được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng và chọn mua , Viettel nên đầu tư thực hiện quảng cáo hơn nữa. Các phương tiện quảng cáo hiệu quả hiện nay là radio, truyền hình, pa nô ngoài trời, báo viết… nhưng hiệu quả vẫn là quảng cáo qua radio vì hầu hết mọi

nhà đều có. Còn quảng cáo trên truyền hình chỉ hiệu quả đối với các đô thị và vùng ven đô vì nhiều vùng nông thôn Campuchia còn chưa có điện.

Hoàn thiện hệ thống phân phối đến tất cả các phường xã trên cả nước để Viettel có thể trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, thu cước và chăm sóc khách hàng được tốt hơn nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn viễn thông quân đội viettel luận văn tốt nghiệp (Trang 48)