Đối tượng nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Như Cố - huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 28)

- Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2013 của xã Như Cố - huyện Chợ Mới. - Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2009- 2013 của xã. - Số liệu thống kê hàng năm của xã từ 2009- 2013. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Như Cố - huyện Chợ Mới giai đoạn 2009 – 2013. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm UBND xã Như Cố - huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn 3.2.2. Thời gian Bắt đầu từ :09/2 đến 30/4/2014 3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Như Cố - huyện Chợ Mới Chợ Mới

- Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường. - Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương.

3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Như Cố - huyện Chợ Mới giai đoạn 2009 – 2013 Mới giai đoạn 2009 – 2013

3.3.3. Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất của xã Như Cố - huyện Chợ Mới giai đoạn 2009 – 2013 Chợ Mới giai đoạn 2009 – 2013

3.3.3.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Như Cố - huyện Chợ Mới giai đoạn 2009 – 2013 đoạn 2009 – 2013

3.3.3.2. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Như Cố - huyện Chợ Mới

3.3.4. Những tồn tại chủ yếu, nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của xã Như Cố giai đoạn 2009 – trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của xã Như Cố giai đoạn 2009 – 2013.

3.4. Phương pháp ngiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Phương pháp này dùng để thu thập tài liệu, số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu:

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, thực trạng phát triển các ngành kinh tế, hạ tầng cơ sở.

- Tài liệu về phương án sử dụng đất của xã Như Cố - huyện Chợ Mới giai

đoạn 2009 – 2013.

- Tài liệu về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của xã Như Cố - huyện Chợ Mới giai đoạn 2009 – 2013.

3.4.2. Phương pháp điều tra dã ngoại bổ sung

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được trong các phòng ban, tiến hành điều tra dã ngoại bổ sung nhằm thống nhất các tài liệu, số liệu đã thu thập được phát hiện và bổ sung những thiếu sót, những chênh lệch giữa thực tế và tài liệu thu thập được.

3.4.3. Phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp số liệu

Các tài lệu số liệu được thống kê theo hệ thống các bảng có liên quan tới đề tài nghiên cứu nhằm giúp việc nghiên cứu đạt kết quả cao. Đồng thời có thể tiến hành các công tác nội nghiệp nhằm sử lý, chuyển đổi các số liệu từ

phức tạp sang đơn giản, tổng quát.

3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh

Phương pháp này được tiến hành sau khi đã thu thập thống kê đầy đủ

các số liệu cần thiết. Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh các dữ liệu

để rút ra nhận xét về mặt thuận lợi hay khó khăn, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Phương pháp này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng.

3.4.5. Phương pháp sử lý số liệu

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu, đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Các tài liệu, số liệu đã thu thập được cần phải được chọn lọc, loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp lý có sơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế của địa phương.

PHN 4: KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Như Cố - huyện Chợ Mới giai đoạn 2009 – 2013 Chợ Mới giai đoạn 2009 – 2013

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường

4.1.1.1. Vị trí địa lý.

Xã như cố nằm ở phía nam của huyện Chợ Mới, cách trung tâm khoảng 7km, với tổng diện tích tự nhiên 4504,43 ha.

- Phía bắc giáp xã Nông Hạ

- Phía nam giáp xã Quảng Chu

- Phía tây giáp xã Thanh Bình, Yên Đĩnh

- Phía đông giáp xã Bình Văn, tỉnh Thái Nguyên

Xã Như Cố có vị trí tương đối thuận lợi, là cầu nối giữa trung tâm huyện Chợ Mới với các xã phía đông của huyện, vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hành hóa, thúc đẩu các hoạt động thương mại – du lịch, phát triển kinh tế trong khu vực

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Như Cố là vùng đồi núi cao độ dốc lớn. Các tuyến đường trong tỉnh Bắc Kạn cùng các tuyến đường liên xã tạo thành một hệ thống giao thông liên tỉnh, huyện, xã khá thuận tiện.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu xã Như Cố mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt

độ trung bình trong năm 21oc. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (27 – 27.5oc), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1(14 -14.5oc). Tổng tích nhiệt trung bình quân năm là 7.850oc. Mặc dù nhiệt độ còn phân hóa theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.

Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu xã Như

Cố còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có khoảng 87 -88 ngày sương mù và các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối nhưng không nhiều, bình quân mỗi

năm có 2 – 3 ngày, thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân. Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.500 – 1510mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 7 và tháng 8, có ngày mưa tới 100mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 – 80% lượng mưa của cả năm. Thịnh hành là các chế độ gió mùa đông bắc kèm theo khí lạnh và gió mùa

đông nam mang theo hơi nước từ biển đông tạo ra mưa về mùa hè.

4.1.1.4. Thủy văn.

Trên địa bàn xã có hệ thống sông ngòi Nhị Ca với diện tích 69.58 ha chủ yếu phục vụ 2/3cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, ngoài ra còn có 19.98 ha đất mặt nước nuôi trồng thủy sản chủ yếu phục vụ nhu cầu

đời sống của nhân dân trong xã.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

4.1.1.5.1.Tài nguyên đất

Đất đai xã Như Cố chia làm 2 loại chính:

- Đất ruộng: Là do tích tụ phù sa của các suối. Đất có tầng phù sa dày 30 - 50cm, có màu sám đen, hàm lượng đạm, lân và ka li ở mức trung bình, loại

đất này thích hợp cho các loại cây lương thực và loại cây hoa màu.

- Đất đồi: Là feralít màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và ở nơi có độ dốc tương đối lớn. Loại đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.

4.1.1.5.2.Tài nguyên nước

- Nước mặt: Có hệ thống có suối Nhị Ca và các hồ: Hồ Tam Kha, hồ Nà Ròong, hồ Khuân Sao, hồ Khuổi Quang của xã phân bố tương đối đều trên địa bàn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, xong do suối nhỏ hẹp, độ dốc tương đối lớn, chênh lệch lưu lượng nước theo mùa. Nhất là mùa khô thường gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Nước ngầm: Xã chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng. Nhưng qua khảo sát các giếng đào trong xã cho thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ởđộ sâu 20m khá dồi dào, có quanh năm và chất lượng tương đối tốt.

Nhìn chung nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt, xong do tập quán sinh hoạt và sản xuất của người dân, gây nên chất lượng nước chưa tốt, cần phải xử lý trước khi sử dụng trong sinh hoạt. Đồng thời cần bảo vệ phát triển rừng và môi trường để bảo vệ nguồn sinh thủy.

4.1.1.5.3.Tài nguyên rừng

Theo số liệu năm 2009 diện tích rừng của xã là: 3899.66 ha. Trong đó rừng sản xuất là 2575.31 ha, rừng phòng hộ là 1324.35 ha.

Nhìn chung, tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường và điều hòa không khí, chống xói mòn đất, giữ nguồn nước. Tuy nhiên, do quá trình khai thác lợi dụng rừng chưa thực sự hợp lý, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ít nhiều còn bất cập, nên tài nguyên rừng bị suy giảm về số lượng và chất lượng. Vì vậy, thời gian tới cần có biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng và phát triển rừng một cách hợp lý nhằm đen lại hiểu quả cao về mọi mặt.

4.1.1.5.4.Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã Như Cố không có các tài nguyên khoáng sản quý hiếm, tuy nhiên vẫn có các loại tài nguyên như cát, sỏi, đá nhân dân đang tận dụng khai thác làm vật liệu xây dựng cho nhu cầu của địa phương và kinh doanh thành phẩm.

4.1.1.5.4.Tài nguyên nhân văn

Trải qua các thời kì phát triển, tới nay dân số Như Cố có 625 hộ, với 2778 khẩu, gồm 4 dân tộc anh em như: Dao, Kinh, Tày, Nùng trong đó dân tộc Tày là chủ yếu. Cùng sinh sống trên 11 thôn bản, mỗi dân tộc đều có tiếng nói và phong tục tập quán khác nhau tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa. Trong các thời kì chống giặc ngoại xâm, nhân dân các dân tộc trong xã luôn

đoàn kết, cùng với quân dân cả nước đánh đuổi kẻ thù, tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang, tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù, ham học hỏi. Cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Như Cố sẽ

vững bước vượt qua mọi thử thách, cùng nhân dân huyện Chợ Mới đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

4.1.1.6.Thực trạng môi trường

Trong quá trình khai thác sử dụng đất đai nói riêng, các nguồn tài nguyên nói chung, tính hợp lý, tiết kiệm và khoa học chưa cao, tập quán canh tác, du canh , du cư, đốt nương làm rẫy, ít nhiều đã làm diện tích rừng cùng các loại động thực vật quý hiếm suy giảm, đất đai bị sói mòn, rửa trôi, nguồn nước ô nhiễm...ảnh hưởng đến sự phát triển của thảm thực vật rừng, đời sống lao động sản xuất của con người, chất lượng môi trường sống nói chung giảm sút.

- Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tuy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe con người nhưng cũng cần quan tâm thực hiện đúng quy

định việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhất là bảo hộ lao động.

- Chất thải nguồn nước thải tuy chưa gây ra nghiêm trọng nhưng cần tăng cường vệ sinh môi trường, thu gom chất thải, nước thải ở từng hộ gia đình và từng khu dân cư.

4.1.1.7.Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới việc sử dụng đất.

4.1.1.7.1.Những thuận lợi

- Về vị trí tương đối thuận lợi, giao thông thuận tiện

- Khí hậu thuận lợi cho việc trồng lúa nước, các cây lâm nghiệp. 4.1.1.7.2.Những khó khăn và hạn chế

Khí hậu thay đổi mùa đông có sương muối ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.

Chính quyền xã chưa chú trọng quản lý và hướng dân sử dụng nguồn nước khoa học do vậy đến nay nguồn nước của xã đang bị ô nhiễm.

4.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1.Tình hình phát triển chung

Nền kinh tế của xã khá phát triển nhưng chủ yếu là nông nghiệp. Các ngành công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp và dịch vụ đã và đang phát triển nhưng chưa

đồng bộ.

4.1.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

nghiệp bị ảnh hưởng và chi phối bởi các yếu tố tự nhiên như thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh lây lan phát triển....cũng như sự đầu tư của nhà nước thông qua các chương trình, dự án còn chưa đồng bộ và hạn chế, tuy nhiên, Đảng bộ

và chính quyền nhân dân xã Như Cố đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, không ngừng phấn đấu vươn lên và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế của xã đang từng bước chuyển dịch cơ cấu theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 1103.8 tấn, bình quân lương thực đạt 420kg/năm.

4.1.2.1.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế của xã Như Cố chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hoạt động chủ yếu là sản xuất cây lương thực, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Trong cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp là chính. Trong những năm qua Đảng bộ và chính quyền địa phương đã vận động nhân dân đổi mới kinh tê, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ phát triển chăn nuôi, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong đó, cây chè là thế mạnh của xã trong phát triển cây công nghiệp lâu năm.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

4.1.2.2.1.Ngành kinh tế nông nghiệp

a, Sản xuất nông nghiệp.

Là một xã thuần nông, lúa là cây trông chính, hàng năm diện tích gieo trồng lúa đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năng suất các loại cây trồng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1: Tính diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính qua các năm: Chỉ tiêu Đvt 2009 2010 2011 2012 2013 1.Lúa Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 170.30 44.00 743.49 187.42 43.50 808.00 176.50 44.85 786.80 189.90 101.00 961.50 191,10 110,30 985,00 2.Ngô Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 98.98 29.00 228.50 87.08 29.00 218.00 105.00 28.00 317.00 124.99 73.00 463.40 135.34 75,57 512,72 3. Cây sắn Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 45.00 96.00 432.00 18.10 120.00 217.00 30.00 80.00 31.20 25,21 85,00 30,50 24,95 85,00 30,00 4. Cây khoai lang

Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 4.00 40.00 16.00 1.80 40.00 7.20 6.00 45,13 19,67 5,68 45,13 19,00 5.00 47,00 20,00 5.Cây hoa màu khác

Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 40.20 11.50 46.34 17.08 9.43 15.96 30.50 11.00 23.80 35.74 11,00 31,18 36,19 11,00 35,00

( Nguồn UBND xã Như Cố - huyện Chợ Mới)

Tổng sản lượng lương thực có hạt 2009 đạt 1103.80 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 420kg/người/năm.

b, Chăn nuôi.

Diện tích chăn thả đan xen với đất rừng sản xuất, do chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, máy móc phục vụ cho công tác làm đất. Nên việc chăn nuôi chuyển sang sản xuất hàng hóa. Tổng số trâu năm 2009 là 822 con, đàn bò có 251 con, đàn lợn có 1475 con. Trong những năm tới xã sẽ phát triển mạnh đàn trâu, bò, lợn và gia cầm.

Bảng 4.2: Số liệu điều tra về ngành chăn nuôi qua một số năm: Đơn vị: con Loại gia súc, gia cầm ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng đàn trâu Con 776 783 822 747 658 Tổng đàn bò Con 125 246 251 95 118 Tổng đàn lợn Con 1545 1795 1475 1279 1389 Tổng đàn gia cầm Con 1163 13155 12757 17086 17526

(Nguồn UBND xã Như Cố - huyện Chợ Mới) c, Lâm nghiệp.

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp tập trung vào trồng rừng và khai thác lâm sản với quy mô nhỏ và lẻ. Từ năm 2009 đến nay, xã đã tiếp nhận một số dự án trồng rừng, chủ yếu là trồng cây nguyên liệu giấy như là Mỡ, Keo. Ngoài ra còn có một số loại cây khác ( cây gió trầm, măng bát độ, cây chè và cây ăn quả). Những năm gần đây, được nhà nước giao đất, giao rừng tới từng hộ gia

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Như Cố - huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)