Liên hệ ở trường chúng ta về vấn đề này

Một phần của tài liệu Vấn đề về con người trong triết học (Trang 36)

III. Kiến thức vận dụng

c.Liên hệ ở trường chúng ta về vấn đề này

Trích “Bài phát biểu của Hiệu trưởng trường ĐH SPKT TP.HCM tại buổi lễ khai trương phòng học Kỹ thuật số ngày 31 tháng 03 năm 2015”: “Như chúng ta đã biết, nền kinh tế Việt Nam

phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ qua với một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Nhiều khu công nghiệp mới được hình thành và nhu cầu về nguồn kỹ sư trình độ cao ngày

37

càng tăng. Điều này đòi hỏi những thế hệ kỹ sư mới phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế. Rõ ràng, để đáp ứng nhu cầu này, việc cập nhật toàn bộ phương pháp và triết lý giáo dục mới phải được thực hiện và áp dụng vào thực tế. Mobile learning (học từ xa), online learning (học trực tuyến) và blended learning (học tích hợp) là những ví dụ cho việc cải tiến trong thời đại “Kỷ nguyên số”.

Chính phủ Việt Nam cũng đã cho thấy ngày càng có nhiều quan tâm về vấn đề này, đặc biệt là đối với hệ thống giáo dục đại học và do đó đã và đang cho phép triển khai nhiều hơn nữa những chương trình đào tạo được liên kết giữa Việt Nam và các nước khác để trang bị cho các giảng viên những kỹ năng hiện đại thích ứng với xu hướng hội nhập quốc tế. Một ví dụ tiêu biểu đó là chương trình HEEAP được tài trợ bởi Intel Việt Nam, USAID và Trường Đại học Bang Arizona. Tham gia chương trình này, các giảng viên đến từ 05 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, được đào tạo tại Trường Đại học Bang Arizona, Hoa Kỳ về việc thiết kế chương trình học và phương pháp giảng dạy mới. Những giảng viên này sau đó sẽ là những người trang bị cho sinh viên của mình những khả năng giúp phù hợp một cách linh hoạt với nhu cầu của các doanh nghiệp quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Sự ảnh hưởng của chương trình lên sự thay đổi tư duy nhận thức của giảng viên đã được thấy rõ. Thông qua hai giai đoạn của chương trình HEEAP (HEEAP 1.0 và HEEAP 2.0), Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đã thiết kế lại chương trình giảng dạy cho tất cả 25 chương trình học bằng phương pháp tiếp cận CDIO và đồng thời tương thích với tiêu chuẩn ABET. Với sự hỗ trợ của Pearson

38

Education, trong suốt 2 năm qua, giảng viên đã sử dụng Hệ thống quản lý học tập, trong đó giảng viên có thể thực hiện “flipped classroom” (lớp học đảo ngược). “Flipped classroom” là một hình thức học tập tích hợp mang lại hình thức giảng dạy tương tác với người học bằng cách cho sinh viên học trực tuyến trước nội dung, thường là học ở nhà, còn khi lên lớp thì sẽ làm bài tập, thảo luận và giải quyết vấn đề cùng với giảng viên. Sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên theo cách này sẽ là sự hướng dẫn đến từng cá nhân – thay vì truyền dạy theo kiểu thuyết giảng. Điều này được biết đến thông qua các khái niệm như “backwards classroom”, “inverted classroom”. Các mô hình giảng dạy truyền thống là giao nhiệm vụ cho sinh viên đọc giáo trình và làm bài tập trong khi lắng nghe bài giảng và cuối cùng tham gia các bài kiểm tra trên lớp. Trong giảng dạy theo mô hình “flipped classroom”, sinh viên phải tự nghiên cứu trước bài học, sử dụng các bài học bằng video được các giảng viên hoặc các đơn vị khác chuẩn bị. Trên lớp, sinh viên áp dụng những kiến thức bằng cách giải quyết các vấn đề và luyện tập thông qua project-based learning (học để giải quyết vấn đề nghiên cứu) hoặc learning-by-doing (học thông qua thực hành). Những điều kể trên đang mang lại một diện mạo mới cho giáo dục kỹ thuật. Và Phòng học Kỹ thuật số được khai trương ngày hôm nay đóng vai trò quan trọng cho việc hiện thực hóa những kỹ thuật giảng dạy mới. Phòng học này giúp chúng tôi thực hiện việc giáo dục từ xa, kết nối trực tiếp với các lớp học của ASU, các giáo sư và sinh viên Hoa Kỳ và các đối tác khác tại Việt Nam. Khóa học Đào tạo kỹ sư toàn cầu đã được phát triển bởi đội ngũ giảng viên đã được tập huấn theo chương trình HEEAP của Trường ĐHSPKT TP.HCM và các giáo sư của ASU. Khóa học được thực hiện vào năm ngoái với lớp học face-

39

to-face gồm 40 sinh viên từ 8 trường đại học hàng đầu tại Tp.HCM. Trong tương lai gần, chúng tôi dự định tổ chức một số khóa học khác với ASU giống như Kỹ sư toàn cầu.”

Như vậy việc điều chỉnh cơ cấu giáo giục và hình thức đào tạo tại môi trường chúng ta là quan trọng và cần thiết. Giảm thiểu thời gian học lý thuyết chuyển sang tự học, học nhóm, học tại nhà, tăng thời gian các buổi học tập thực hành, thí nghiệm. Vấn đề học tập tự giác, học tập nhóm là cần thiết, chủ yếu. Giảm thiểu các môn học căn bản và thay thế vào đó là các môn chuyên môn, tăng cường đội ngủ giáo viên, giảng viên có chuyên môn sâu, trình độ giỏi. Áp dụng tối đa các thiết bị học tập công nghệ để cho việc học tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Với vai trò là một sinh viên trường ĐH SPKT tpHCM thì vấn đề tự học của chính bản thân là vô cùng quan trọng, mõi người chúng ta phải có tinh thần tự giác, tích cực, chịu khó và sáng tạo. Thường xuyên tham gia các phong trào tình nguyện, các hoạt động đoàn đội, các hoạt động ngoại khoá, xã hội, để nâng cao tính hiểu biết, cũng như quan hệ, lối sống, tính cách trong mỗi con người.

Một phần của tài liệu Vấn đề về con người trong triết học (Trang 36)