“Giải pháp 2” của nghị quyết 29-NQ/TW Ngày 4/11/2013 HNTW 8 khoá XI “về đổ

Một phần của tài liệu Vấn đề về con người trong triết học (Trang 33)

III. Kiến thức vận dụng

2. “Giải pháp 2” của nghị quyết 29-NQ/TW Ngày 4/11/2013 HNTW 8 khoá XI “về đổ

8 khoá XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. a. Nội dung của giải pháp 2

Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết đảm bảo chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo.

Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của người học hài hoà đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đối với nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung và những giá trị cơ bản của văn hoá, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mac- Lênin

34

và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hoá, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hoá dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Đa dạng hoá nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Tiếp tục đổi mới và chuẩn hoá nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách.

Xây dựng và chuẩn hoá nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật.

35

Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.

Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.

b. Biểu hiện bản chất con người trong giáo dục

Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Khái niệm cá nhân cũng được phân biệt với khái niệm con người, vì con người là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến trong bản chất người của tất cả các cá nhân.

Xã hội do các cá nhân tạo nên. Các cá nhân sống và hoạt động trong các nhóm, cộng đồng và tập đoàn xã hội khác nhau, mang tính lịch sử xác định. Yếu tố xã hội là đặc trưng căn bản để hình thành cá nhân.

Như vậy, cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất, vừa mang tính cá biệt vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội.

Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân. Bởi vậy, nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống loài thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân. Cá

36

nhân là phương thức biểu hiện của giống loài còn nhân cách vừa là nội dung, vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng biệt.

Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng có của cá nhân, đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.

Nhân cách không phải là cái bẩm sinh, sẵn có mà được hình thành và phát triển phụ thuộc vào ba yếu tố sau đây. Thứ nhất, nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền học, một cá thể sống phát triển cao nhất của giới hữu sinh. Thứ hai, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách thông qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trường và xã hội đối với mỗi cá nhân. Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm toàn bộ các yếu tố như quan điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị... Yếu tố quyết định để hình thành thế giới quan cá nhân là tính chất của thời đại; lợi ích, vai trò địa vị cá nhân trong xã hội; khả năng thẩm định giá trị đạo đức - nhân văn và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Dựa trên nền tảng của thế giới quan cá nhân để hình thành các thuộc tính bên trong về năng lực, về phẩm chất xã hội như năng lực trí tuệ, chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ.

c. Liên hệ ở trường chúng ta về vấn đề này

Trích “Bài phát biểu của Hiệu trưởng trường ĐH SPKT TP.HCM tại buổi lễ khai trương phòng học Kỹ thuật số ngày 31 tháng 03 năm 2015”: “Như chúng ta đã biết, nền kinh tế Việt Nam

phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ qua với một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Nhiều khu công nghiệp mới được hình thành và nhu cầu về nguồn kỹ sư trình độ cao ngày

37

càng tăng. Điều này đòi hỏi những thế hệ kỹ sư mới phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế. Rõ ràng, để đáp ứng nhu cầu này, việc cập nhật toàn bộ phương pháp và triết lý giáo dục mới phải được thực hiện và áp dụng vào thực tế. Mobile learning (học từ xa), online learning (học trực tuyến) và blended learning (học tích hợp) là những ví dụ cho việc cải tiến trong thời đại “Kỷ nguyên số”.

Chính phủ Việt Nam cũng đã cho thấy ngày càng có nhiều quan tâm về vấn đề này, đặc biệt là đối với hệ thống giáo dục đại học và do đó đã và đang cho phép triển khai nhiều hơn nữa những chương trình đào tạo được liên kết giữa Việt Nam và các nước khác để trang bị cho các giảng viên những kỹ năng hiện đại thích ứng với xu hướng hội nhập quốc tế. Một ví dụ tiêu biểu đó là chương trình HEEAP được tài trợ bởi Intel Việt Nam, USAID và Trường Đại học Bang Arizona. Tham gia chương trình này, các giảng viên đến từ 05 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, được đào tạo tại Trường Đại học Bang Arizona, Hoa Kỳ về việc thiết kế chương trình học và phương pháp giảng dạy mới. Những giảng viên này sau đó sẽ là những người trang bị cho sinh viên của mình những khả năng giúp phù hợp một cách linh hoạt với nhu cầu của các doanh nghiệp quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Sự ảnh hưởng của chương trình lên sự thay đổi tư duy nhận thức của giảng viên đã được thấy rõ. Thông qua hai giai đoạn của chương trình HEEAP (HEEAP 1.0 và HEEAP 2.0), Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đã thiết kế lại chương trình giảng dạy cho tất cả 25 chương trình học bằng phương pháp tiếp cận CDIO và đồng thời tương thích với tiêu chuẩn ABET. Với sự hỗ trợ của Pearson

38

Education, trong suốt 2 năm qua, giảng viên đã sử dụng Hệ thống quản lý học tập, trong đó giảng viên có thể thực hiện “flipped classroom” (lớp học đảo ngược). “Flipped classroom” là một hình thức học tập tích hợp mang lại hình thức giảng dạy tương tác với người học bằng cách cho sinh viên học trực tuyến trước nội dung, thường là học ở nhà, còn khi lên lớp thì sẽ làm bài tập, thảo luận và giải quyết vấn đề cùng với giảng viên. Sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên theo cách này sẽ là sự hướng dẫn đến từng cá nhân – thay vì truyền dạy theo kiểu thuyết giảng. Điều này được biết đến thông qua các khái niệm như “backwards classroom”, “inverted classroom”. Các mô hình giảng dạy truyền thống là giao nhiệm vụ cho sinh viên đọc giáo trình và làm bài tập trong khi lắng nghe bài giảng và cuối cùng tham gia các bài kiểm tra trên lớp. Trong giảng dạy theo mô hình “flipped classroom”, sinh viên phải tự nghiên cứu trước bài học, sử dụng các bài học bằng video được các giảng viên hoặc các đơn vị khác chuẩn bị. Trên lớp, sinh viên áp dụng những kiến thức bằng cách giải quyết các vấn đề và luyện tập thông qua project-based learning (học để giải quyết vấn đề nghiên cứu) hoặc learning-by-doing (học thông qua thực hành). Những điều kể trên đang mang lại một diện mạo mới cho giáo dục kỹ thuật. Và Phòng học Kỹ thuật số được khai trương ngày hôm nay đóng vai trò quan trọng cho việc hiện thực hóa những kỹ thuật giảng dạy mới. Phòng học này giúp chúng tôi thực hiện việc giáo dục từ xa, kết nối trực tiếp với các lớp học của ASU, các giáo sư và sinh viên Hoa Kỳ và các đối tác khác tại Việt Nam. Khóa học Đào tạo kỹ sư toàn cầu đã được phát triển bởi đội ngũ giảng viên đã được tập huấn theo chương trình HEEAP của Trường ĐHSPKT TP.HCM và các giáo sư của ASU. Khóa học được thực hiện vào năm ngoái với lớp học face-

39

to-face gồm 40 sinh viên từ 8 trường đại học hàng đầu tại Tp.HCM. Trong tương lai gần, chúng tôi dự định tổ chức một số khóa học khác với ASU giống như Kỹ sư toàn cầu.”

Như vậy việc điều chỉnh cơ cấu giáo giục và hình thức đào tạo tại môi trường chúng ta là quan trọng và cần thiết. Giảm thiểu thời gian học lý thuyết chuyển sang tự học, học nhóm, học tại nhà, tăng thời gian các buổi học tập thực hành, thí nghiệm. Vấn đề học tập tự giác, học tập nhóm là cần thiết, chủ yếu. Giảm thiểu các môn học căn bản và thay thế vào đó là các môn chuyên môn, tăng cường đội ngủ giáo viên, giảng viên có chuyên môn sâu, trình độ giỏi. Áp dụng tối đa các thiết bị học tập công nghệ để cho việc học tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Với vai trò là một sinh viên trường ĐH SPKT tpHCM thì vấn đề tự học của chính bản thân là vô cùng quan trọng, mõi người chúng ta phải có tinh thần tự giác, tích cực, chịu khó và sáng tạo. Thường xuyên tham gia các phong trào tình nguyện, các hoạt động đoàn đội, các hoạt động ngoại khoá, xã hội, để nâng cao tính hiểu biết, cũng như quan hệ, lối sống, tính cách trong mỗi con người.

IV.Kết luận

1. Tóm tắt nội dung

Như vậy con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chững giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.

Con người cũng như loài vật, cần ăn uống để sinh sống, cần lao động để lấy thức ăn, những tiến bộ hơn là con người có tri thức, biết suy nghĩ và biết thay đổi tự nhiên, hoạt động nhân lý và tạo nên xã

40

hội, con người hoạt động không chỉ lao động để tạo ra sản phẩm cho nhu cầu của chính mình, mà còn tạo ra xã hội.

“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

Đã là con người thì phải biết nghĩ, biết sáng tạo để tìm ra cái mới, thay đổi vật chất cho phù hợp với nhu cầu hiện tại. Chấp hành tốt những quy định nhà nước cũng như nhà trường góp phần tạo nền giáo dục, xã hội giàu mạnh.

2. Nhận xét và đánh giá và giải quyết được gì

Dù ở đâu, và ở bất cứ thời điểm nào, quan điểm của Mác và Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh đều là kim chỉ nam cho hành động của nước ta. Con người, hơn hết, chính là chủ thể của lịch sử, là yếu tố tạo ra lịch sử. Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một xã hội, một nhà nước.

Con người – nhân dân được ví như một dòng nước. “Nước có thể nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền”.

Chính vì vậy, việc xây dựng con người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng là điều quan trọng nhất cần phải quan tâm và thực hiện.

“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là câu khẩu hiệu của Đảng ta trong việc xây dựng một Nhà nước Việt Nam trên con đường tiến lên Chủ nghĩa Xã hội.

Để việc xây dựng con người được thành công, công tác đầu tiên cần phải chú trọng là công tác giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo từ những công dân nhỏ tuổi của đất nước, của những thế hệ sẽ làm chủ đất nước trong tương lai. “Ươm mầm từ hôm nay, để gặt quả mai này”.

Thế hệ trẻ cần nắm vững những quan điểm, quan niệm về con người, về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể, trong cộng đồng, trong xã hội, trong tổng thể loài người; Thế hệ trẻ cần

41

phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững truyền thống, giữ vững quan điểm và lập trường trong mọi tình huống, không để bị lôi kéo, rủ rê bởi các đối tượng xấu; Xây dựng những con người Việt Nam mới, biết tôn trọng pháp luật, hiến pháp, biết đấu tranh chống lại những bất công, nhũng nhiễu, chống lại những tệ nạn, những sai trái trong cuộc sống, trong cộng đồng; Xây dựng những con người Việt Nam vẫn mang những đức tính sẵn có của dân tộc ta, nhưng lại khắc phục được những mặt yếu kém mà ta đã tự nhìn nhận, và cả những yếu kém mà bạn bè thế giới đã nhận xét.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn phát triển mới cần xây dựng 5 đức tính của con người Việt Nam. Xây dựng những con người Việt Nam mới “Có tinh thần yêu nước tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Những con người Việt Nam ấy “Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung”, đòi hỏi mỗi người phải đấu tranh với

Một phần của tài liệu Vấn đề về con người trong triết học (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)