KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
• Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập các tổ chức như:
+ Quỷ bảo hiểm tiền gửi. + Ngân hàng bảo lãnh.
Để hỗ trợ hoạt động kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước, và tạo điều kiện cho một số tổ chức kinh tế có dự án kinh doanh khả thi, nhưng không đủ các điều kiện về tài sản thế chấp.
• Tăng cường công tác thanh tra và xử lý nghiêm minh việc thực hiện cơ chế tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhằm tránh hiện tượng cạnh tranh
không lành mạnh giữa các ngân hàng, phát hiện kịp thời những sai phạm của các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hiệt hại do rủi ro đem lại.
• Hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ
NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ bằng các đề nghị với các ngành liên quan thực hiện một số biện pháp sau:
+ Đề nghị UBND, và các Sở ban ngành hỗ trợ trong việc hợp pháp hoá các tài sản thế chấp, tài sản siết nợ...
+ Các cơ quan công an ,toá án....tạo điều kiện cho Ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án
+ NHNN cần sớm ban hành những thông tư liên tịch về hướng dẫn thủ tục về xử lý tài sản thế chấp; xúc tiến thành lập các công ty mua bán nợ dưới nhiều hình thức; sớm cho ra đời tổ chức bảo hiểm tiền gưỉ;...
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
Theo như những phân tích đưa ra ở trên, xin kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính để nghiên cứu thành lập các tổ chức như Quỹ bảo hiểm tiền gửi và Ngân hàng bảo lãnh nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước hiện nay. Ngoài ra, điều này còn nhằm giúp đỡ cho những tổ chức kinh tế có dự án kinh doanh khả thi nhưng lại không đáp ứng đủ những điều kiện về tài sản thế chấp mà Ngân hàng đưa ra.
Một biện pháp được cân nhắc tới là việc tăng cường công tác thanh tra và thực hiện xử lý nghiêm minh đối với việc tuân thủ cơ chế tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nếu các ngân hàng không hoặc kém tuân thủ những cơ chế này có thể dẫn tới những tiêu cực trong hoạt động ngân hàng, ảnh hưởng tới sự minh bạch của thị trường. Việc tăng cường thanh tra xử lý còn nhằm tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng với nhau, và nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của các ngân hàng và hạn chế tối đa những thiệt hại do rủi ro mang lại.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn có thể hỗ trợ tích cực các ngân hàng thương mại trong việc xử lý các khoản nợ của họ bằng cách tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại nhằm đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời, nhất là trong việc xử lý tài sản thế chấp và các khoản nợ vay, thông qua việc đề nghị với các ngành có liên quan thực hiện những biện pháp thích hợp.
Các biện pháp này có thể là đề nghị với Ủy ban nhân dân, các Sở, Ban, Ngành hỗ trợ trong hợp pháp hóa tài sản thế chấp, tài sản siết nợ,..; hoặc phối hợp với cơ quan công an, tòa án, tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp để nhanh chóng giải quyết các vụ án. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước cũng cần sớm ban hành những thông tư liên tịch hướng dẫn thủ tục về xử lý tài sản thế chấp, xúc tiến thành lập công ty mua bán nợ dưới nhiều hình thức hoặc sớm cho ra đời các tổ chức bảo hiểm tiền gửi…
3.3.2. Kiến nghị với Chính Phủ
3.3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng Ngân hàng
Mọi đối tượng kinh doanh trong xã hội đều chịu sự quản lý của Nhà nước, đều hoạt động theo pháp luật quy định. Cũng do vai trò và ảnh hưởng to lớn của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế mà Ngân hàng thương mại chịu sự kiểm soát đặc biệt trong hoạt động của mình.
Chính vì lẽ đó, một môi trường pháp lý hoàn thiện và có hiệu lực sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng lành mạnh và hiệu quả.
Trong thời gian vừa qua, chính phủ đã ban hành nhiều luật quan trọng liên quan tới hoạt đông tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều thiếu sót vẫn còn tồn
tại trong các điều luật này, vì vậy xin kiến nghị chính phủ xem xét sửa đổi quy định rõ các vấn đề như:
+ Quy định rõ phần phát mại bán đấu giá tài sản đảm bảo của ngân hàng thương mại.
+ Quy định rõ các trường hợp vô hiệu hoá hợp đồng tín dụng hợp đồng kinh tế.
+ Quy trách nhiệm rõ ràng cho các cấp các nghành trong việc xử lý tài sản thế chấp của NHTM. Đồng thời quy định rõ thời gian thủ tục xử lý các trường hợp này.
Bên cạnh việc xem xét sửa đổi các điều luật ban hành, chính phủ cũng cần nghiên cứu cho ra những điều luật mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Ngân hàng như : Luật về sở hữu tài sản; Luật kiểm toán ; Lụât về lưu thông kỳ phiếu thương mại ...
3.3.2.2 Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp
Trong nền kinh tế, dễ nhận thấy là hoạt động của các doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hiện nay, trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đặt nhiều áp lực lên nền kinh tế và các chủ thể trong đó, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu kém, ít có sức cạnh tranh, còn trên thị trường hoạt động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, chụp giật..., thì đòi hỏi chính phủ phải có những biện pháp giải quyết kịp thời. Em xin đề xuất một số kiến nghị như sau.
Thứ nhất là cần thực thi tốt kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể đã đề ra, có các ưu tiên, ưu đãi, khuyến khích đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm đất nước.
Thứ hai là nghiên cứu, triển khai, ban hành và hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ được ban hành, đồng thời với nó là tăng cường công tác thanh tra kiểm soát đối với các doanh nghiệp.
Thứ ba là đảm bảo việc cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty TNHH phải tuân thủ các điều kiện như vốn, cơ sở vật chất, cán bộ điều hành...
Cũng cần đẩy nhanh tiến độ việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này có đủ khả năng điều hành sản xuất kinh doanh, có tình hình tài chính lành mạnh, và không ỷ lại vào nguồn cung vốn của Nhà nước cũng như chủ động hơn trong hoạt động của mình dưới sự cố vấn của Nhà nước.
Thứ tư là cần tiếp tục duy trì chế độ bảo tồn vốn cho các doanh nghiệp Nhà Nước. Thay đổi bộ máy lãnh đạo với các doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, giải thể những doanh nghiệp Nhà Nước làm ăn thua lỗ kéo dài.
Cuối cùng là việc tiếp tục chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp.
Kết luận
Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do chủ quan hay khách quan khiến cho doanh nghiệp vay không thực hiện đúng cam kết nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng cũng có thể xuất phát từ môi trường kinh tế - xã hội như lạm phát, suy thoái kinh tế, chính sách nhà nước hoặc môi trường pháp lí không ổn định, chiến tranh hoặc thiên tai… Dù rủi ro tín dụng có xuất hiện từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì nó cũng mang lại những thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng. Điều đó khẳng định lại rằng rủi ro tín dụng là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay.
Để hệ thông ngân hàng hoạt động tốt hơn động thời hạn chế được những rủi ro tín dụng kể trên thì tiền đề vẫn là môi trường luật pháp, môi trường kinh tế cần được cải thiện tốt hơn. Như vậy cần có sự góp sức của các Bộ ngành liên quan nhất là Bộ tài chính, kinh tế, … cùng cố gắng của bản thân ngân hàng và sau hết là sự góp sức của mỗi người tuỳ vị trí của mình trong xã hội.
Chuyên đề thực tập của em hy vọng đã đưa ra được thực trạng quản lý rủi ro cho vay tại chi nhánh Hai Bà Trưng của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, để từ đó phản ánh những ưu , nhược điểm và nguyên nhân của phương pháp quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Cuối cùng là những ý kiến góp ý đối với Ngân hàng Kỹ thương, và đề xuất với Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành có liên quan để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro này, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam cũng như các Ngân hàng thương mại khác.
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng, với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và đặc biệt sự hướng dẫn của TS Phan Hữu Nghị , em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp về đề tài : “Quản lý rủi ro cho vay đối với các doanh nghiệp Vừa và nhỏ tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng”
Em xin chân thành cảm ơn!