Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hhoajt động tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng kỹ thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 60)

KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hhoajt động tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2.1. Quản lý, giám sát rủi ro

 Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin

Thông tin về khách hàng là vấn đề luôn được quan tâm của người cho vay. Đây cũng là cơ sở quan trọng của người cho vay đưa ra quyết định cấp tín dụng hay không. Cho dù là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới thì việc tìm hiểu thông tin về họ vẫn không thể bỏ qua và phải được coi là một trong những biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn những rủi ro tín dụng xảy ra.

Trong giai đoạn thẩm định dự án, giai đoạn quyết định sự an toàn của khoản tín dụng- Cán bộ tín dụng phải nắm được các thông tin tài chính cũng như các thông tin phi tài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định cho vay bảo đảm có hiệu quả .

+ Thông tin tài chính: Ngân hàng cho vay thu được qua sự cung cấp của khách hàng như: báo cáo tài chính, phương án hoặc dự án sản xuất kinh doanh, danh mục các tài sản dùng làm tài sản đảm bảo… bên cạnh những thông tin mà khách hàng cung cấp, ngân hàng cũng có thể thu thập từ các ngân hàng có quan hệ với khách hàng, các đối tác kinh doanh, các cơ quan thuế, bảo hiểm và các cơ quan quản lý tại địa bàn khách hàng đang sản xuất kinh doanh.

+ Thông tin phi tài chính: Như khả năng quản lý của chủ đầu tư, uy tín và kinh nghiệm của họ … Ngân hàng có thể thu được các thông tin này qua việc tiếp xúc phỏng vấn trực tiếp khách hàng , qua quan hệ vay mượn cũ, qua những nhận xét của người tiêu thụ sản phẩm … Sau khi thu thập thụng tin, ngân hàng cho vay tiến hành xử lý phân tích các thông tin trên để thẩm định tính khả thi của phương án, dự án vay vốn. Qua đó xác định rủi ro mà ngân hàng cho vay có thể gặp phải khi cho vay, mức cho vay vốn tối đa với mỗi khách hàng và khả năng chống đỡ của ngân hàng khi xảy ra rủi ro.

Hiện nay các cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của ngân hàng Nhà nước hay trung tâm quản lý tín dụng và hỗ trợ kinh doanh CCA của Ngân Hàng Kỹ Thương Việt Nam. Những thông tin này

tuy còn ít và chưa thật kịp thời nhưng cũng rất quan trọng và cần thiết, cán bộ tín dụng cần phải biết cách tra cứu tìm tòi và tận dụng triệt để nguồn tin này. Đồng thời, theo quy định của Ngân hàng, các cán bộ tín dụng phải tự mình đi thu thập thông tin ngay từ chính khách hàng đến vay vốn.Trên cơ sở những thông tin thu thập được cần phân tích cẩn thận để có quyết định chính xác, tránh để xảy ra rủi ro do khách hàng sử dụng các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của luật pháp để dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều ngân hàng khác nhau.

 Trong quá trình cho vay:

Sau khi cho vay vốn, vấn đề đặt ra là phải giám sát, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích và tiến độ. Việc giám sát có thể được thực hiện như kiểm tra định kỳ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp... Kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro tín dụng để sớm có biện pháp xử lý thích hợp.

Thường xuyên lập và theo dõi các chỉ tiêu dư nợ và xếp hạng doanh nghiệp. Một doanh nghiệp khi vay vốn có thể thay đổi xếp hạng của mình trong quá trình có quan hệ tín dụng với ngân hàng, các chỉ tiêu của doanh nghiệp phải được cập nhật thường xuyên, kể cả rà soát lại thông tin định kỳ và kiểm tra giá trị của tài sản đảm bảo ở thời điểm hiện tại.

 Cải thiện năng lực và phẩm chất của cán bộ cho vay

Con người là yếu tố trung tâm, quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng. Vì vậy, việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc là một trong những biện pháp rất quan trọng để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Kỹ Thương đã có những biện pháp đào tạo cán bộ như cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo do NHNN Việt Nam tổ chức hay những buổi học tập nghiệp vụ tại chỗ thường xuyên tại các chi nhánh ...Đó là những dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ ý thức của ban lãnh đạo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của chi nhánh. Những việc làm này cần tiếp tục được phát huy sâu rộng, việc đào tạo cần nhiểu hỗ trợ về trang thiết bị cũng như kinh phí hơn nữa.

Hiện nay, ở Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam, các cán bộ được giao nhiệm vụ theo hình thức khoán quản lý mức dư nợ , họ phải đảm đương mọi công việc như tìm kiếm khách hàng, thẩm định dự án, phân tích tài chính, thanh tra, kiểm

soát đến cho vay và thu nợ. Hàng loạt những công việc đó đòi hỏi trình độ của cán bộ tín dụng phải toàn diện và có hiểu biết nghiệp vụ sâu sắc. Vì vậy, công tác đào tạo cán bộ phải chú trọng đến đào tạo chuyên sâu và toàn diện các mặt như luật pháp, tài chính, kế toán hay marketing ...

Cùng với việc tổ chức đào tạo cán bộ, trong khâu tuyển dụng, Ngân hàng còn cần phải đề ra các tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hay khả năng giao tiếp, đồng thời khuyến khích các cán bộ cũ của Ngân hàng không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để trau dồi kiến thức năng lực.

Ban lãnh đạo Ngân hàng phải cân nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy thế mạnh và hạn chế được nhược điểm của mỗi cán bộ. Điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo phải thường xuyên theo sát hoạt động của nhân viên để đánh giá họ được chính xác. Ngoài ra, việc đề ra một chế độ đãi ngộ xứng đáng như về lương, thưởng đối với cán bộ tín dụng để động viên , khuyến khích kịp thời làm cho cán bộ và nhân viên không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự cố gắng phấn đấu trong công tác nghiệp vụ của mỗi người.

 Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi Ngân hàng càng phải chú trọng đến khách hàng hơn, bởi khách hàng không chỉ là cơ sở để đảm bảo mở rộng hoạt động cho Ngân hàng mà nó còn là yếu tố đặc biệt quan trọng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng. Do vậy trong quá trình hoạt động của mình Ngân hàng cần nghiên cứu khách hàng để từ đó xây dựng cho mình một chiến lược khách hàng và thực hiện nó một cách đúng đắn có hiệu quả nhất. Một mặt của việc nghiên cứu này là để có thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về khách hàng của mình, mặt khác là cơ sở để mở rộng thị phần của Ngân hàng. Để làm được điều này thì ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ tín dụng thu thập, lưu trữ thông tin về các khách hàng đã có hoặc chưa có quan hệ tín dụng vớivới mình. Bởi vì trong quá trình quan hệ tín dụng với chi nhánh, các khách hàng đó đã đưa ra một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh , dự án... mà phần nào đã bị biến đổi đi để nhằm tạo được quan hệ với Ngân hàng, do đó thực chất sản xuất kinh doanh của họ như thế nào thì chưa chắc đã đánh giá đúng và chính xác được. Vì vậy Ngân hàng phải nghiêm túc xây dựng riêng cho mình những thông tin về khách hàng. Bằng nhiều hình thức khác nhau như tìm hiểu thông qua bạn hàng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các nhà cung cấp, qua tiếp xúc với khách hàng... từ những thông tin trên ta có thể đánh giá và sàng lọc được khách hàng có triển vọng không chỉ ở thời điểm nghiên cứu mà còn cả trong tương lai. Tiếp đó

bằng những hoạt động ưu đãi nhất định nào đó để lôi kéo họ về phía mình và tiến hành mở rộng thị phần để thu hút khách hàng đó. Như vậy mọi thông tin mà chi nhánh thu được sẽ chính xác hơn, vừa đánh giá được thực lực của khách hàng lại vừa mở rộng được hoạt động tín dụng lại có thể tránh được rủi ro tín dụng.

 Xây dựng quy trình cho vay hợp lý, linh hoạt và nghiêm chỉnh thực hiện.

Cần phải thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng đã được đề ra, tránh tư tưởng kiếm lợi nhuận bằng mọi giá. Bằng bất cứ giá nào cũng không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để lôi kéo khách hàng, thực hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, và để cho món vay có thể được hoàn trả cả trong trường hợp dự án kinh doanh thất bại, thì phải thực hiện thế chấp đúng đắn, phù hợp với thực tế.

Bên cạnh đó, quán triệt tư tưởng không cho rằng tài sản thế chấp là tất cả, do đó cứ có thể chấp là cho vay mà quên đi những vấn đề cơ bản của tín dụng. Để ngăn ngừa các rủi ro về phía khách hàng, ngân hàng cần thực hiện việc lựa chọn khách hàng một cách đúng đắn hơn nữa, chỉ cho vay đối với những khách hàng đầy đủ điều kiện tín dụng. Cần quan tâm đến các vấn đề như: năng lực tài chính, tình hình tìa chính, khả năng và đạo đức của người điều hành, ưu thế và sức mạnh của người vay trong cạnh tranh. Khi món tín dụng đã được cấp, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và người điều hành là phải thường xuyên giám sát hoạt động của người vay, phát hiện kịp thời những món vay có vấn đề đưa các giải pháp hữu hiệu. Cũng cần phải buộc khách hàng phải sử dụng tiền vay đúng theo cam kết khi vay, nếu họ có ý đồ làm khác đi, với những toan tính phiếu lưu, thì cán bộ tín dụng phải có những biện pháp thích hợp để thu hồi lại món vay.

Ngoài ra, ban lãnh đạo phải thường xuyên xem xét, đánh giá lại các qui định tín dụng. Một mặt phải chỉnh sửa những vấn đề không phù hợp với thực tiễn, chưa chặt chẽ về pháp luật, nhằm tránh sự lợi dụng từ phía khách hàng lẫn cán bộ ngân hàng. Mặt khác đánh giá tác động của hệ thống quy chế tín dụng vào quá trình cho vay và thu nợ, nhằm tìm ra những biện pháp đưa quy chế vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng kỹ thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 60)

w