dệt mành cọ trên địa bàn xã Đồng Thịnh
4.3.1. Dân cư và lao động
- Quy mô dân số ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phân bố các làng nghề. Tại
những vùng nông thôn có mật độ dân số cao, bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu ngƣời thấp, nhất là các địa phƣơng kinh tế lúa nƣớc là chính, thu nhập từ nông nghiệp thấp và tình trạng dƣ thừa lao động lúc nông nhàn đã tạo tiền đề xuất hiện nghề phi nông nghiệp. Dần nghề phi nông nghiệp phát triển trở thành nghề chính hình thành các làng chuyên nghề.
- Thuận lợi
+ Xã Đồng Thịnh là một xã đông dân, dân số là 4.526 nhân khẩu. Số ngƣời trong độ tuổi lao động 2.800 lao động chiếm 61,86%.
+ Đƣợc sự tham gia đông đảo của các hộ dân vào sự phát triển chung của làng nghề.
+ Nguồn lao động cho làng nghề dệt mành cọ là rất dồi dào.
- Khó khăn
+ Trình độ dân trí chƣa cao, chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự phát triển chung của xã cũng nhƣ những yêu cầu mới của làng nghề trong kinh tế thị trƣờng.
4.3.2. Vốn
- Vốn là yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến quá trình sản xuất mành cọ của các hộ nông dân. Là điều kiện tiên quyết quyết định đến hoạt động sản xuất và
kết quả sản xuất của hộ. Không có vốn các hộ sản xuất sẽ gặp khó khăn trong thiếu nguyên liệu, quá trình sản xuất bị giãn đoạn và giảm hiệu quả sản xuất.
- Thuận lợi
+ Nguồn vốn tự có và soay vòng từ việc bán mành cọ để mua nguyên liệu sản xuất.
+ Đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc trong hỗ trợ vốn vay.
- Khó khăn
+ Hầu nhƣ các hộ trong địa bàn nghiên cứu đều chƣa chủ động đƣợc nguồn vốn.
+ Nhiều hộ gia đình còn thiếu vốn sản xuất.
+ Nguồn vốn vay từ ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vay của các hộ sản xuất, bên cạnh đó những hộ vay đƣợc thì phải trả các khoản lãi hàng tháng, đây cũng là áp lực trong quá trình sản xuất.
4.3.3. Thị trường
- Đây là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Thị trƣờng hiện nay đƣợc xem xét theo nghĩa rộng bao gồm thị trƣờng nguyên liệu, vật tƣ, công nghệ, vốn và lao động. Đòi hỏi phải có giải pháp đúng về thị trƣờng cho các sản phẩm của làng nghề. Từ điều tra khảo sát thị trƣờng đến định hƣớng phát triển cơ cấu sản phẩm.
- Thuận lợi
+ Sản phẩm của làng nghề đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy, rất dễ bán.
+ Có nhiều thƣơng lái thu mua, thị trƣờng rộng khắp cả nƣớc. + Sản phẩm đƣợc quảng bá, tiếp thị.
- Khó khăn
+ Thị trƣờng sản phẩm mành cọ chủ yếu là thị trƣờng nội địa.
+ Liên kết với các Hợp tác xã trong và ngoại tỉnh để tiêu thụ sản phẩm. + Thƣơng lái hay ép giá với lý do giao thông đi lại khó khăn.
+ Cạnh tranh tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề trên thị trƣờng.
4.3.4. Nguyên liệu
- Nguyên liệu là nhân tố cơ bản, quan trọng, có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng sản phẩm. Các sản phẩm của làng nghề chủ yếu là mành cọ 1,5- 2m và 1,6- 2m. Ngoài ra có nhà chuyên sản xuất nan nhằm cung cấp nan cho những hộ gia đình có nhiều khung để đảm bảo đủ nan cho mỗi khung sản xuất trong một ngày. Bình quân mỗi khung sản suất hết 6.000 nan một ngày nên nhu cầu nguyên liệu là rất lớn. Vì thế nguồn cung cấp nguyên liệu rất là quan trọng nguồn cung không ổn định sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và chậm tiến độ sản xuất.
- Thuận lợi
+ Nguồn nguyên liệu dồi dào, vùng nguyên liệu rộng. + Dễ mua, dễ tìm và dễ bảo quản.
- Khó khăn
+ Nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm và cạn kiệt.
+ Thời tiết xấu ảnh hƣởng đến phơi nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu. + Thiếu nguyên liệu trong sản xuất, không thu mua kịp.
Thông qua việc phân tích trên, tôi tổng hợp, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức phát triển làng nghề dệt mành cọ của xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên:
Điểm Mạnh:
- Vị trí địa lý thuận lợi.
- Sự tham gia đông đảo của ngƣời dân, lao động có kinh nghiệm và tay nghề cao. - Nằm trong vùng đƣợc công nhận danh hiệu làng nghề. - Vùng nguyên liệu sẵn có. - Sản phẩm dễ tiêu thụ. - Sản phẩm của làng nghề cạnh tranh Điểm yếu: - Sản phẩm của làng nghề mang tính thô sơ.
- Thiếu vốn trong sản xuất.
- Sản xuất bằng khung dệt thủ công lạc hậu.
- Cán bộ quản lý làng nghề còn thiếu và yếu về chuyên môn.
đƣợc với các sản phẩm khác trên thị trƣờng.
- Phƣơng tiện sản xuất đầy đủ.
Cơ hội:
- Đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm khuyến khích phát triển.
- Xu hƣớng mở rộng quy mô sản xuất.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn. - Tiếp cận các kiến thức, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trƣờng mới. - Sản phẩm của làng nghề đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc trong khu vực.
Thách thức:
- Nguyên liệu sản xuất ngày càng cạn kiệt.
- Mƣa nhiều sẽ ảnh hƣởng đến quá trình phơi và bảo quản nguyên liệu, bảo quản mành.
- Cạnh tranh tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề trên thị trƣờng.
- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng. - Khó áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
4.4. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của làng nghề dệt mành cọ của địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên mành cọ của địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
4.4.1. Định hướng phát triển
- Phát triển làng nghề theo cụm công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ xây dựng và phát triển bền vững làng nghề
- Đảm bảo cho làng nghề sản xuất mành cọ có đƣợc cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển nhƣ đƣờng giao thông, điện nƣớc sinh hoạt và nƣớc sản xuất.
- Phát triển CN- TTCN kết hợp với phát triển dịch vụ nhằm làm phong phú môi trƣờng nông thôn. Hình thành khu du lịch làng nghề trong xã vừa là để giới thiệu, vừa là điểm công thƣơng, hợp đồng kinh tế.
- Làng nghề góp tiền mua máy khâu đầu để tạo mẫu mã sản phẩm đẹp hơn và bán đƣợc giá cao hơn. Mua một máy cuộn chỉ.
- Các hộ sản xuất đầu tƣ mua máy vót nan, mua thêm khung để sản xuất. - Mở rộng thị trƣờng sang các tỉnh lân cận.
* Về môi trường:
+ Về cấp nước: 100% dân số làng nghề có nƣớc sạch để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
+ Về thoát nước: Xây dựng hệ thống kênh mƣơng thoát nƣớc và thành lập nhóm thu gom rác thải để tập trung xử lý.
+ Vệ sinh phân, rác: 100% hộ dân xây dựng nhà vệ sinh tự hoại, quy hoạch bãi chôn lấp, xử lý rác thải theo tiêu chuẩn, hình thành tổ chức về nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng làng nghề.
4.4.2. Một số giải pháp phát triển làng nghề dệt mành cọ trên địa bàn xã Đồng Thịnh
*Đảm bảo nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu là một nhân tố có ý nghĩa
sống còn đối với sự phát triển của làng nghề, không chỉ riêng làng nghề dệt mành cọ mà tất cả các làng nghề trong cả nƣớc. Do đó ổn định về cả nguồn cung và giá bán mành là biện pháp vô cùng cần thiết đảm bảo sự phát triển bền vững của làng nghề dệt mành cọ. Để có nguồn cung đủ cho sản xuất mành cọ có thể thu mua nan ở những nơi khác, đặt ở các vùng có cọ mà họ không dệt mành.
*Tăng cường vốn đầu tư: Đây là giải pháp quan trọng, tạo điều kiện cho các hộ mở rộng quy mô sản xuất, mua nguyên liệu nan và chỉ dệt cung cấp cho khung dệt, thợ dệt mỗi ngày. Số lƣợng nan mỗi khung cần là rất lớn.
*Nâng cao chất lượng người lao động: Nâng cao chất lƣợng nguồn lao động là giải pháp vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Muốn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cần phải tăng cƣờng ứng dụng khoa học kĩ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất.
+ Độ tuổi dưới 15: Khuyến khích học tập, phát động phong trào thi đua học tập trong toàn xã, nâng cao trình độ văn hóa, khắc phục hiện tƣợng bỏ học. Tạo nền tảng cần thiết để nâng cao trình độ lao động.
+ Từ 15 – 30 tuổi: Đây là lực lƣợng lao động trẻ của làng nghề do vậy cần hết sức quan tâm đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ kĩ thuật, xác định rõ nhu cầu của lao động từ đó có những định hƣớng cụ thể phù hợp với nhu cầu lao động. Đặc biệt là các trung tâm hƣớng nghề, đào tạo nghề. Đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và tạo điều kiện lao động tìm kiếm việc làm.
+ Từ 30 – 45 tuổi: Hỗ trợ lao động có nhu cầu tham gia các khóa học quản lý, phát triển kinh tế, xác định rõ nhu cầu của lao động tham gia các khóa đào tạo ngắn, khuyến khích mở rộng sản xuất.
+ Từ 45 – 60 tuổi: Đối với lao động gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp thì thông qua hệ thống khuyến nông chuyển giao khoa học kĩ thuật vào sản xuất, giúp lực lƣợng này nâng cao thu nhập, hiệu quả sản xuất.
+ Đặc biệt hết sức chú ý tới phát triển số lƣợng lao động nghệ nhân tại làng nghề. Đây là yếu tố then chốt tới sự phát triển của làng nghề. Góp phần giữ gìn đƣợc các kĩ thuật khéo léo, sản phẩm tinh tế. Tạo điều kiện, khuyến khích cho các lao động giỏi, có tay nghề trở thành lực lƣợng lao động nghệ nhân.
*Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội: Cơ sở hạ tầng là yếu tố cực kì quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, thu hút đầu tƣ của các thành phần kinh tế đầu tƣ, giảm chi phí vận tải, nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật và sức khỏe cho lao động.
*Mở rộng thị trường: Mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc để đƣa mành cọ của xã Đồng Thịnh đến mọi miền và bạn hàng quốc tế. Đây là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của làng nghề, để tạo đƣợc bƣớc nhảy vọt đó làng nghề dệt mành cọ xã Đồng Thịnh cần:
+ Luôn luôn cập nhập thông tin thị trƣờng đặc biệt là thị yếu ngƣời tiêu dùng sản phẩm của làng nghề.
+ Chú trọng đến việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm trên cơ sở kết hợp nét văn hóa truyền thống, sự độc đáo và khác lạ thu hút sự quan tâm của khách hàng.
+ Tăng cƣờng tiếp thị, quảng bá sản phẩm thông qua các gian hàng trƣng bày, các hội chợ, triển lãm, xây dựng trang web giới thiệu sản phẩm của làng nghề, tiếp cận và thực hiện thƣơng mại điện tử.
PHẦN 5
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu đề tài “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp phát triển làng nghề dệt mành cọ tại xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” tôi đã rút ra một số kết luận sau:
Đồng Thịnh là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Định Hóa cách trung tâm huyện 6km, có diện tích tự nhiên là 1.354,32km2, Tổng số hộ 1.133 hộ, nhân khẩu: 4.526 chia thành 22 thôn, gồm có 8 dân tộc cùng chung sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm 74,2% (Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Hoa...). Nghề dệt mành cọ phát triển tại xã Đồng Thịnh từ lâu đời. Tình hình sản xuất mành cọ của xã Đồng Thịnh trong những năm qua đã đạt đƣợc những bƣớc tiến đáng kể cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Đến năm 2014 số hộ tham gia vào làng nghề dệt mành cọ là 89 hộ, có 100 khung dệt. Số lƣợng mành cọ sản xuất ra đƣợc là 602.000 chiếc mành, mang lại tổng thu nhập là 19.264.000.000 đồng. Nghề dệt mành cọ đang dần dần trở thành nghề có thu nhập chính của các hộ sản xuất mành cọ.
Sản xuất mành cọ đã giải quyết đƣợc nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của hộ. Ngoài ra sản xuất mành cọ giúp đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, khôi phục ngành nghề truyền thống ở khu vực nông thôn, góp phần tích cực vào sự hình thành tồn tại và phát triển làng nghề bền vững.
Từ những kết quả trên có thể khẳng định nghề dệt mành cọ là một ngành quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Đồng Thịnh. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tƣ phát triển nghề dệt mành cọ bằng những giải pháp đã nêu trên để nghề dệt mành cọ trở thành ngành mang lại thu nhập chính của xã.
5.2. Kiến nghị
* Đối với Đảng và Nhà nước: Sản xuất mành cọ mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời nông dân trong thời gian nông nhàn. Vì vậy nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ vốn và chính sách tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Đồng thời tạo sự liên kết và tạo đƣợc niềm tin trong lòng dân.
* Đối với tỉnh: Cần có sự đầu tƣ khuyến khích để phát huy lợi thế của
làng nghề dệt mành cọ trở thành vùng phát triển lớn nhất miền Bắc. Tỉnh cần có sự quan tâm hơn để kịp thời chỉ đạo hƣớng cho làng nghề phát triển bền vững, hoàn thành đƣợc một mục tiêu quốc gia về chƣơng trình NTM về mỗi xã phải có một làng nghề.
* Đối với địa phương: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng khu tập trung phát triển, sản xuất sản phẩm làng nghề. Tích cực quảng bá, thƣơng hiệu, tạo thị trƣờng tiêu thụ ổn định, để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mành cọ nâng cao đời sống nhân dân. Có chính sách cho hộ nông dân vay đầu tƣ thỏa đáng cả sản xuất cũng nhƣ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Ký kết hợp đồng đầu tƣ, đặt hàng, tiêu thụ sản phẩm hộ nông dân. Vận động nhân dân liên kết các tổ hợp tác xã, hợp tác xã để tăng cƣờng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh, tổ chức hình thành cá chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị.
* Đối với các hộ sản xuất: Tất cả các hộ sản xuất đều phải tham gia
vào làng nghề dệt mành cọ của xã để có cơ hội vay vốn cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn. Các hộ phải không ngừng học hỏi và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, thay vì vót nan bằng tay thì vót bằng máy, tăng số lƣợng mành góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho gia đình.
- Giữ gìn các nét độc đáo của sản phẩm truyền thống, các sản phẩm có tính nghệ thuật cao, giữ gìn thƣơng hiệu sản phẩm của làng nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ nông nghiệp và PTNT (2006), thông tư số 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006NĐ-CP ngày 7/7/2006 của chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Chính Phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn.
3. Đỗ Quang Dũng (2006), Phát triển làng nghề trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
4. Mai Thế Hờn (1999), Tình hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở một số nước Châu Á, những kinh nghiệm cần quan tâm đối với Việt Nam,
Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.