Tình hình sản xuất sản phẩm mành cọ trên địa bàn xã Đồng Thịnh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển làng nghề dệt mành cọ tại xã đồng thịnh huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 50)

4.2.4.1. Tình hình sản xuất mành cọ của các hộ điều tra trên địa bàn xã Đồng Thịnh

Làng nghề dệt xã Đồng Thịnh đã có thâm niên phát triển hơn 20 năm, những hộ sản xuất mành cọ tại đây đã có những kinh nghiệm và cơ sở vật chất khá đầy đủ. Điển hình nhƣ ở 4 thôn Làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1 và Ru Nghệ 2 là các thôn có nhiều hộ đang sản xuất nhiều mành cọ nhất. Đây đƣợc coi là vùng sản xuất mành cọ trọng điểm của địa bàn xã Đồng Thịnh. Nghề dệt mành cọ đã không ngừng phát triển, sau đây là đại diện của 4 thôn qua điều tra để phản ánh tình hình phát triển cho vùng.

Bảng 4.9: Tình hình sản xuất mành cọ của các hộ điều tra trên địa bàn xa Đồng Thịnh năm 2014 STT Chỉ tiêu ĐVT Thôn Làng Bầng Co Quân Ru Nghệ 1 Ru Nghệ 2 Chung SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1 Tổng số hộ Hộ 10 25 10 25 10 25 10 25 40 100

2 Số khung mành của hộ Khung 20 30,77 17 26,15 14 21,54 14 21,54 65 100

3 Số lao động của hộ Ngƣời 45 32,37 36 25,89 30 21,58 28 21,14 139 100

4 Số mành của hộ Mành 12.000 30,77 102.000 26,15 84.000 21,54 84.000 21,54 390.000 100

5 Loại mành hộ sản xuất Loại Loại 1, Loại 2 Loại 1, Loại 2 Loại 1 Loại 1 Loại 1, Loại 2

Qua bảng trên ta thấy: Tình hình phát triển của làng nghề dệt mành cọ đang diễn ra thƣờng xuyên và liên tục. Các hộ sản xuất trung bình là 10 tháng/năm, tuy nhiên có một vài hộ sản xuất gần nhƣ là quanh năm. Qua điều tra 40 hộ của 4 thôn cho thấy có 2 thôn Làng Bầng và Co Quân là sản xuất nhiều mành cọ nhất vì hộ có nhiều khung nhất là nằm ở hai thôn này. Năm 2014, thôn Làng Bầng có số khung nhiều nhất là 20 khung dệt (chiếm 30,77%), bên cạnh đó thôn Co Quân cũng có tới 17 khung dệt (chiếm 26,15%). Thôn Ru Nghệ 1 và Ru Nghệ 2 sản xuất dệt mành cọ ít hơn và số lƣợng khung ở hai thôn 14 khung (chiếm 21,54%). Về lao động, thôn Làng Bầng có nhiều lao động tham gia nhất 45 ngƣời/20khung, nhiều khung thì sẽ nhiều lao động, mỗi khung ít nhất phải là hai ngƣời thậm trí 3 ngƣời, nhƣng ngƣời dệt chỉ cần 1 ngƣời, những ngƣời kia có thể là đi mua nan hoặc vót nan. Thôn Co Quân cũng nhiều lao động tham gia hơn hai thôn Ru Nghệ 1 và Ru Nghệ 2, là 36 ngƣời/17khung dệt. Hai thôn còn lại thì có thôn Ru Nghệ 1 là 30 ngƣời/14khung dệt, thôn Ru Nghệ 2 ít lao động nhất là 28 ngƣời/14khung dệt. Vì là hai thôn có ít khung nên lao động tham gia cũng ít hơn, hộ nhiều ở hai thôn này chỉ có 2 khung. Về năng suất nghề dệt mành cọ, bình quân mỗi khung một ngày sản xuất đƣợc 20 chiếc mành, nhƣ vậy một năm mỗi khung sản xuất đƣợc 6.000 chiếc mành cọ. Mang lại thu nhập ổn định cho các hộ làm mành cọ. Sản phẩm mà các thôn sản xuất không đa dạng, chỉ có hai thôn Làng Bầng và Co Quân sản xuất mành loại 1 và loại 2 vì nhà có nhiều khung nên họ sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu, nhiều khung họ có thể chia ra khung chuyên sản xuất mành loại 1 và khung chuyên sản xuất mành loại 2. Ngoài ra họ còn sản xuất mành loại 3 nhƣng số lƣợng ít, chỉ khi ở địa phƣơng có ai đặt hàng thì họ mới sản xuất. Còn lại hai thôn Ru Nghệ 1 và Ru Nghệ 2 chỉ sản xuất mành loại 1. Ở đây mành loại 1 là có chiều rộng 1,5m và chiều dài 2m, còn loại 2 là có chiều rộng 1,2m và chiều dài 2m và mành loại 3 có chiều rộng chiều dài giống nhƣ mành loại 1 nhƣng nguyên liệu thì khác, họ tận dụng những nan hỏng để dệt vì nan loại này dùng để đổ mái.

Có thể thấy sự phát triển nghề dệt mành cọ tƣơng đối ổn định, tạo việc làm cho những ngƣời trong thôn, không chỉ ngƣời trong độ tuổi lao động mà ngƣời ngoài độ tuổi lao động cũng có thể tham gia.

4.2.4.2. Phương tiện sản xuất của hộ

Phƣơng tiện phục vụ sản xuất cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp tăng hiệu suất làm việc cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao. Qua điều tra tình hình sản xuất mành cọ ở 4 thôn, phƣơng tiện sử dụng trong sản xuất mành cọ là khung mành, máy vót nan. Đây là phƣơng tiện sản xuất chính của các hộ gia đình.

Bảng 4.10: Phƣơng tiện sản xuất của hộ năm 2014

STT Số hộ Khung mành Máy vót nan

1 1 5 1 2 1 4 1 3 5 3 3 4 8 2 0 5 25 1 0 Tổng 40 65 5

(Nguồn: Tổn hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 4.10 ta thấy: Năm 2014 các hộ có 65 khung dệt mành và có 5 máy vót nan. Nhìn chung các hộ nào có từ 3-5 khung thì họ mua thêm máy vót nan. Để đảm bảo đủ nan cung cấp cho đủ khung sản xuất mỗi ngày. Còn các hộ có 1 đến 2 khung họ không mua máy vót nan, vì họ đặt đủ nan để sản xuất nên không bị thiếu nan thì họ không phải mua nan thô thì sẽ không cần dùng đến máy vót nan.

4.2.4.3. Quy trình sản xuất sản phẩm mành cọ của làng nghề tại xã Đồng Thịnh

Sản phẩm mành cọ đƣợc sản xuất theo dây truyền thủ công của những ngƣời thợ dệt kiên trì. Mành cọ là sản phẩm thông dụng mà ai cũng biết đến nhƣng không phải ai cũng biết rõ về quá trình sản xuất ra đƣợc một chiếc

mành nhƣ thế nào. Để sản xuất đƣợc chiếc mành cọ phẳng, kín, đều và đẹp thì ngƣời làm mành đã có sự chuẩn bị kỹ về nguyên liệu, từ những khâu đầu tiên nhƣ lấy nan từ cây cọ, kỹ thuật lấy nan cũng rất điêu luyện không chẻ nan quá mỏng và nan quá dày, sẽ ảnh hƣởng đến khi mình vót và khi dệt. Nếu nan mỏng quá thì mành sẽ không đều và không cứng, nếu nan cứng quá khi vót sẽ mất nhiều công. Tuy nhiên, các hộ gia đình ở làng nghề sản xuất mành cọ theo 6 khâu cơ bản nhƣ sau: Mua nan -> vót nan -> phơi nan -> dệt -> cắt chỉ -> chặt đầu. Do các hộ sản xuất theo quy mô kinh tế hộ nên không có thời gian để khai thác nan, cũng vì thế mà trong xã cũng hình thành nên vùng chuyên khai thác nguyên liệu. Nên mỗi hộ sản xuất một khung cần phải có một ngƣời đi thu mua nan mới kịp đủ nan cho một ngƣời dệt. Ngoài ra hộ gia đình nào không có máy vót nan thì chỉ sản xuất theo 5 khâu, mua nan vót sẵn để không phải mất thời gian vót thủ công. Quy trình sản xuất phức tạp và dài nhƣng đối với những ngƣời thợ dệt nơi đây với niềm đam mê, với đôi bàn tay tài hoa ngày ngày họ vẫn dệt ra những tấm mành ƣng ý và quan trọng nhất là mang lại thu nhập ổn định.

4.2.4.4. Chi phí sản xuất mành cọ của hộ nông dân

Để nâng cao năng suất và chất lƣợng mành cọ thì vấn đề cung cấp nan và chỉ dệt là một khâu rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất. Trong quá trình dệt mành nếu thiếu nan hay chỉ dệt sẽ làm chậm quá trình dệt của thợ dệt mỗi ngày. Vì vậy, ngƣời thu mua nan và mua chỉ dệt đảm nhiệm một trách nhiệm vô cùng quan trọng, phải thu mua đủ nan và chỉ dệt cho thợ dệt mỗi ngày đảm bảo cho ngƣời thợ dệt đủ nan và chỉ dệt để dệt đƣợc 20 chiếc mành mỗi ngày và có thể nhiều hơn. Tăng khả hiệu quả sản xuất mành cọ.

Bảng 4.11: Chi phí sản xuất mành cọ của các hộ trên một tháng trên một khung

Chỉ tiêu ĐVT Mành/tháng

Số lƣợng Đơn giá Thành tiền

1.Chi phí trung gian 12.600.000

1.1. Nan Đồng/100 nan 180.000 6.000 10.800.000

1.2. Chỉ dệt Kg 37,5 48.000 1.800.000

2.Chi phí cố định 90.000

2.1 Khung dệt mành Năm 1 20 50.000

2.2 Máy vót nan Năm 1 20 40.000

3.Lao động

Thuê lao động dệt Ngƣời 1 5000 3.000.000

Tổng chi phí - - - 15.690.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua kết quả điều tra ta thấy: Chi phí cho sản xuất mành cọ đối với các hộ nông dân tính trên một tháng với một khung mành nhƣ sau:

- Chi phí trung gian gồm có chi phí mua nan và chỉ dệt: Trong đó mua nan thô là 6.000đồng/100 nan. Mỗi chiếc mành cọ dệt cần 300nan. Một tháng sản xuất đƣợc 600 chiếc mành vậy số lƣợng nan phải mua là 180.000 nan. Chi phí cho chỉ dệt 1kg là 48.000đồng và 1kg dệt đƣợc 16 chiếc mành vậy 600 chiếc mành mỗi tháng sẽ hết 37,5kg chỉ dệt.

- Chi phí cố định: Chi phí cố định bao gồm khung dệt mành và máy vót nan. Dựa vào tiêu chí công nhận làng nghề thì tài sản cố định tính đến nay cũng đã đƣợc 20 năm. Mà đầu tƣ ban đầu mỗi khung dệt là 1.000.000 đồng máy vót nan là 800.000 đồng. Nên chi phí cố định cho khung dệt là 50.000 đồng/năm. Máy vót nan là 40.000 đồng/năm.

- Chi phí lao động: Trên địa bàn sản xuất dệt mành cọ trung bình mỗi nhà một khung với hai khung thì không phải thuê lao động. Nhƣng đối với hộ có ba khung và bốn khung thì phải thuê lao động. Chi phí thuê lao động bình

quân là 5.000 đồng/mành mà mỗi thợ dệt bình quân dệt đƣợc 600 chiếc mành trong một tháng. Bình quân một tháng mỗi thợ dệt thu nhập 3.000.000 đồng/tháng.

Vậy tổng chi phí là 15.690.000 đồng/tháng đối với hộ phải thuê thêm lao động. Những hộ không phải thuê lao động thƣờng lấy công làm lãi.

Nếu không thuê thợ dệt thì tổng chi phí chỉ mất 12.690.000 đồng một tháng. Ngoài ra đối với hộ gia đình có nhiều khung thì mới tính chi phí cho máy vót nan còn hộ chỉ có 1 đến 2 khung không có máy vót nan thì chi phí cố định cho máy vót nan là không tính.

4.2.4.4. Hiệu quả kinh tế của sản xuất mành cọ

Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế của sản xuất mành cọ tính trên một tháng của hộ

Chỉ tiêu Mành/tháng

Số lƣợng Đơn giá Thành tiền

Giá trị sản xuất

mành cọ 600 32.000 19.200.000

Chi phí sản xuất

mành cọ 600 26.150 15.690.000

Lợi nhuận 600 5.850 3.510.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua kết quả điều tra cho thấy: Trung bình một tháng một thợ dệt sẽ dệt đƣợc 600 chiếc mành cọ. Một tấm mành cọ sản xuất xong sẽ bán đƣợc với giá là 32.000 đồng. Do đó, sau khi trừ đi tổng chi phí cho một tấm mành cọ thì ngƣời sản xuất sẽ thu đƣợc lợi nhuận là 5.850 đồng/chiếc mành cọ. Một tháng lợi nhuận sẽ đƣợc 3.510.000 đồng.

Ngoài ra lợi nhuận đối với ngƣời vót nan nhƣ sau: Ngƣời vót nan cũng là ngƣời khai thác nan luôn nên một ngày một ngƣời vót đƣợc 1.600nan đến

1.700nan mỗi ngày. Lợi nhuận một tháng ngƣời vót nan thu đƣợc là 3.360.000 đồng đến 3.570.000 đồng.

4.2.4.5. Tình hình tiêu thụ mành cọ của các hộ sản xuất mành cọ

Làng nghề dệt mành cọ mỗi ngày sản xuất ra với số lƣợng lớn vì vậy thị trƣờng tiêu thụ là rất quan trọng. Hiện nay thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm mành cọ của xã Đồng Thịnh là bán tại nhà. Do thƣơng lái đến thu mua, tuy nhiên do thị trƣờng không ổn định mà thƣơng lái ít nên ngƣời dân thƣờng bị ép giá thƣờng xuyên. Cần có một kênh tiêu thụ sản phẩm mành cọ phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời nông dân.

* Hình thức tiêu thụ

Sau khi kết thúc giai đoạn sản xuất mành cọ sẽ bƣớc vào giai đoạn tiêu thụ. Sự đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng đã làm cho những thợ dệt mành cọ có những thay đổi nhất định để đáp ứng những nhu cầu đó. Cũng giống nhƣ bất kỳ sản phẩm nào đƣợc sản xuất ra, chất lƣợng tốt, giá cả phù hợp nhƣng nếu không tổ chức đƣợc hệ thống phân phối đến tận tay ngƣời tiêu dùng thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao, ảnh hƣởng tới thu nhập của các hộ dân. Đối với mành cọ, vì là một mặt hàng mang tính thủ công do vậy đòi hỏi phải có một hệ thống phân phối rộng khắp và hợp lý với từng địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng. Khi điều tra các hộ dệt mành cọ kết quả cho thấy hầu hết tất cả các hộ dân tham gia vào dệt mành cọ đều bán sản phẩm cho thƣơng lái, hoặc bán theo yêu cầu của đơn đặt hàng. Các hộ bán lẻ rất ít chỉ có ai đến tận nhà mua thì mới bán.

- Hình thức tiêu thụ 1: Sản phẩm mành cọ đƣợc phân phối trực tiếp từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng. Qua hình thức này ngƣời tiêu dùng mua sản phẩm mành cọ với giá hợp lý nhất, không qua kỳ trung gian nào. Hình thức phân phối này chiếm tỷ lệ nhỏ trong hệ thống phân phối sản phẩm vì ngƣời tiêu dùng tại địa phƣơng về mành cọ là rất ít. Đây là vùng sản xuất mành cọ nên mỗi hộ gia đình tự dệt cho mình.

- Hình thức tiêu thụ thứ 2: Sản phẩm mành cọ đƣợc phân phối chủ yếu từ ngƣời sản xuất mành cọ bán cho thƣơng lái từ nơi khác đến mua. Hình thức này rất tiện lợi vì tƣ thƣơng đến tận nhà ngƣời sản xuất để thu mua. Cứ hết một tuần là thƣơng lái đến từng hộ gia đình để thu mua và đƣa ra mức giá mà họ có thể mua đƣợc và đƣợc ngƣời sản xuất chấp nhận. Hình thức này tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển cũng nhƣ thời gian của ngƣời dệt mành. Chính vì ƣu điểm này mà hình thức phân phối này rất phát triển. Tuy nhiên hình thức này vẫn có một mặt hạn chế đó là ngƣời sản xuất hay bị tƣ thƣơng ép giá vì ngƣời sản xuất không lựa chọn đƣợc mức giá. Mành cọ đƣợc đƣa đi từ các

tƣ thƣơng nhỏ đến các chợ, các đại lý các điểm buôn bán sau đó sản phẩm mành cọ đƣợc đến với ngƣời tiêu dùng.

- Hình thức tiêu thụ 3: Sản phẩm mành cọ đƣợc sản xuất theo các đơn đặt hàng của các tƣ thƣơng nhỏ. Hình thức này tiết kiệm đƣợc chi phí của ngƣời vận chuyển, giá bán cao hơn các sản phẩm cùng loại nhƣng lại yêu cầu cao hơn về mẫu mã và chất lƣợng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển làng nghề dệt mành cọ tại xã đồng thịnh huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)