Nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp ngày càng tăng cùng với sự phát triển, mở rộng của sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu này các daonh nghiệp luôn phải huy động từ tất cả các nguồn có thể. Nhưng hiện trạng nền kinh tế vẫn rất khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo tình trạng lạm phát trong nước luôn ở mức cao, dẫn đến việc đồng tiền liên tục bị mất giá cũng như tín dụng bị thắt chặt. Vì vậy, để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn thì nhiệm vụ hàng đầu của Doanh nghiệp là phải bảo toàn số vốn lưu động về mặt giá trị. Điều này có nghĩa là đảm bảo cho số vốn lưu động cuối kỳ đủ để mua một lượng vật tư hàng hóa tương đương với đầu kỳ trong khi giá cả thị trường tăng lên (Trong điều kiện quy mô sản xuất không thay đổi). Để làm được điều này Doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:
- Một là: Bảo toàn vốn lưu động bằng cách không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Hai là: Bảo toàn và phát triển vốn lưu động bằng cách cải tiến cơ chế cho toàn Công ty. Cụ thể:
+ Định kỳ tháng, quý, năm công ty phải xác định các khoản chênh lệch giá của tài sản lưu động định mức hiện có ở công ty (các khoản chênh lệch giá đó được xác định trong mọi trường hợp thay đổi giá của vật tư do Nhà nước quy định và cả các loại vật tư hàng hóa mua vào trên cơ sở giá cả thỏa thuận trên thị trường)
+ Xây dựng các định mức chi phí một cách hợp lý như: Chi phí bán hàng, chi phí hoa hồng, chi phí môi giới.
+ Chủ động giải quyết các vật tư hàng hóa tồn đọng lâu ngày, xử lý kịp thời để bù đắp phần chênh lệch giá.
- Ba là: Bảo toàn và phát triển vốn lưu động trên cơ sở huy động vốn tại chỗ
+ Công ty sẽ tăng cường công tác thanh toán nợ theo chu kỳ để thu hồi vốn, cần quan tâm đến nghiệp vụ nợ do bán chịu hàng hóa cho đơn vị ngoài ngành. Thu hồi vốn nhanh là cách để tăng vòng quay nhanh nhất.