Kiến nghị biện pháp bảo vệ lâu bền tài nguyên nớc

Một phần của tài liệu Địa chất thủy văn Ninh Bình (Trang 33)

Ngày nay Nhà nớc đã có những văn bản pháp quy để quản lý và bảo vệ tài nguyên nớc. Việc quản lý và cấp giấy phép khai thác nớc thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm. Đồng thời, các bộ luật trong đó có Luật bảo vệ môi trờng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng cũng có liên quan đến việc quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nớc. Tuy vậy, việc tiến hành khai thác nớc trong đó có khai thác nớc dới đất cha đợc quản lý chặt chẽ. Qua điều tra trong vùng cho thấy có tới 45 lỗ khoan nhỏ (UNICEF) của cá nhân và chơng trình nớc sạch nông thôn thực hiện.Trên diện tích chứa nớc nhạt của tầng chứa nớc t2 ở phía Tây Nam có tới 11 lỗ khoan khai thác đơn lẻ (chúng tôi cha thống kê đợc cụ thể lợng nớc khai thác) của các đơn vị bộ đội và các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn thị xã Tam Điệp. Về môi trờng chúng tôi thấy trong vùng lợng nớc cha sử dụng đều thải vào môi trờng địa chất, các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng đợc sử dụng với khối lợng khá lớn đều có thể tác động vào môi trờng nớc (cả nớc mặt và nớc dới đất). Hay nói cách khác đó là nguy cơ làm ô nhiễm nguồn tài nguyên nớc. Mặt khác rải đá vôi Đồng Giao (T2ađg) kéo dài từ Tam Điệp lên Rịa, Cúc Phơng và Hoà Bình. Nạn chặt phá rừng cũng là một nguyên nhân đe doạ nguồn nớc từ phía Tây Bắc xuống vùng nghiên cứu. Để bảo vệ nguồn tài nguyên nớc chúng tôi kiến nghị một số biện pháp sau:

- Tăng cờng pháp chế quản lý và bảo vệ nguồn nớc. Kiểm soát chặt chẽ và tiến hành thống kê các công trình đang hoạt động lấy nớc, tiến hành làm các thủ tục khai thác nớc dới đất theo đúng văn bản pháp quy Nhà nớc đã ban hành.

- Đồng thời với việc khai thác nớc phải tiến hành quan trắc động thái nớc dới đất để có đủ cơ sở khoa học dự báo nhằm ngăn chặn những diễn biến xấu do khai thác nớc dới đất nh làm cạn kiệt nguồn nớc, nhiễm bẩn, nhiễm mặn... hoặc sụt lún bề mặt đất v.v..

- Cần có biện pháp xử lý nớc thải công nghiệp và nớc thải sinh hoạt nhằm không làm tác động xấu đến môi trờng nớc (gây ô nhiễm nớc).

Nh vậy, phía Tây tầng chứa nớc t2 có thể đảm bảo cho cung cấp nớc đô thị. Tầng này liên quan đến các rừng đầu nguồn, lại là tầng chứa ít đợc bảo vệ do lộ trực tiếp hoặc lớp phủ Đệ tứ mỏng và thấm nớc tơng đối tốt (edQ). Do vậy, biện pháp

bảo vệ rừng là cần giữ rừng đầu nguồn và có phơng án điều tra nâng cấp trữ lơng khai thác hợp lý. Nếu tập trung khai thác, tăng cờng quản lý chặt chẽ nguồn nớc tránh khai thác bừa bãi, tràn lan. Về chất thải cần có biện pháp xử lý các nớc thải, rác thải công nghiệp và dân sinh để tránh ô nhiễm nguồn nớc. Khi khai thác cần tăng cờng quan trắc để có thể dự báo cả về chất và lợng của nớc.

Kết luận

Trên cơ sở những tài liệu đã có trong vùng và những tài liệu thu đợc trong quá trình thi công thành lập đợc Bản đồ địa chất thuỷ văn vùng đô thị ở tỷ lệ 1:25.000. Trong đó đã phân chia khá chi tiết các đơn vị chứa nớc trong vùng nghiên cứu đó là tầng chứa nớc qh2, qh1, qp, q, t2, t1 và các thành tạo rất nghèo nớc và không chứa nớc nh abQ23tb, a2Q23tb, mQ21-2, N2vb, Nhm, T2lnt. Trong quá trình thi công đã phát hiện ra thành tạo địa chất ( Theo báo cáo của đề tài địa chất khoáng sản), song do đặc điểm thành phần thàch học các thành tạo này rất nghèo nớc hoặc đợc coi nh lớp cách nớc nh T2lnt. Do vậy, chúng tôi không đầu t thêm để nghiên cứu hai thành tạo này (T2lnt và N2vb).

Đã đánh giá đợc mức độ chứa nớc, chất lợng nớc của các tầng chứa nớc. Sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nớc cũng nh đặc điểm thủy hóa của nớc mặt cũng nh nớc dới đất trong vùng cũng nh khả năng khai thác sử dụng chúng cung cấp cho đô thị.

Đề xuất hớng khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nớc trong vùng nghiên cứu. Đó là việc quản lý chặt chẽ và khai thác nguồn tài nguyên nớc tập trung, tránh khai thác tùy tiện không kiểm soát đợc.

Trớc nhu cầu sử dụng nớc cho đô thị ngày càng tăng, hớng nghiên cứu tiếp theo là nên có dự án điều tra nâng cấp trữ lợng cấp công nghiệp khoảnh nớc nhạt ở Tây Nam vùng lên 24.000 m3/ngày = A+B theo yêu cầu quy hoạch mà hiện nay cha đáp ứng đợc. Cùng với việc khai thác phải tiến hành quan trắc động thái nớc nhằm có dự báo cho việc công tác khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nớc. Trong dãy núi đá vôi Trờng Yên ở phía Tây vùng, qua khảo sát chúng tôi phát hiện 2 điểm lộ nớc có lu lợng mỗi điểm lộ khoảng 2ữ3 l/s nằm trên mực xâm thực địa phơng chứa nớc nhạt và LK2T ở phía Tây Bắc vùng (xã Ninh Hòa) tuy có lu lợng trung bình 1,2 l/s chứa nớc nhạt nhng xung quanh lỗ khoan này, cũng nh dới các điểm lộ kể trên là tầng t2 chứa nớc mặn, nếu khai thác cần có dự án đầu t nghiên cứu tránh phá vỡ nguồn nớc nhạt này do nớc mặn xâm nhập khi khai thác.

Trong quá trình thi công cũng nh làm báo cáo tổng kết đề tài chúng tôi đã nhận đợc sự chỉ đạo, hớng dẫn của các chuyên viên Phòng kỹ thuật Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Bắc, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Công nghiệp. Dới sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Đoàn ĐCTV- ĐCCT 47, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Bắc... Xin chân thành cám ơn!

Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Bắc Tác giả Liên đoàn trởng

Một phần của tài liệu Địa chất thủy văn Ninh Bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w