Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khử màu một số loại màu nhuộm hoạt tính bằng phương pháp keo tụ điện hóa (Trang 34)

sự, 2011; Perng và Ha, 2015)

Năm 2014 nước ta đã là một trong những nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu dệt may, kéo theo đó ngành nhuộm cũng tạo ra một mối lo ngại lớn trong môi trường, hàng loạt các sông ngòi kêu cứu, điển hình như sông Thị Vải, kênh Tham Lương mà thủ phạm trong số đó chính là ngành nhuộm của chúng ta. Công nghệ xử lý nước thải nhuộm, vì vậy gần đây cũng có những bước tiến đáng kể. Nhiều nhà máy xử lý nước thải nhuộm đãđược xây dựng bằng công nghệ của nước ngoài lẫn trong nước, hầu hết các nhà máy xử lý có dây chuyền công nghệ xử lý khá phức tạp, chiếm nhiều diện tích xây dựng, nhưng nước thải sau khi xử lý có độ màu chưa đạt được tiêu chuẩn QCVN 13.

Các kỹ thuật áp dụng trên thế giới để xử lý màu nước thải ngành nhuộm nêuở trên, đều được đề cập đến trong các luận án được đề cập gần đây như lọc băng tải, Ozon, Quang hóa, điện hóa, xử lý yếm khí với lớp bùn hạt mở rộng (Expanded Granular Sludge Bed – EGSB)… nhưng các kỹ thuật này cũng đều có các nhược điểm như đề cập ở trên không thể xử lý triệt để hoàn toàn.

Có hai nguyên nhân chính có thể được nêu raở đây:

1 Bản chất nước thải nhuộm rất phức tạp, đặc biệt ở công đoạn nhuộm, các loại nước thải chứa MN khác nhau chỉ thích hợp cho một phương pháp xử lý khác nhau;

2 Công nghệ áp dụng hiện nay chưa theo kịp sự biến đổi này.

Ở nước ta các quá trìnhđiện hóa dung trong xử lý gần đây cũng bắt đầu được chú ý, đó là một xu thế tất yếu do những điểm ưu việt của chúng so với các phương pháp keo tụ truyền thống khác là: nhanh chóng, gọn nhẹ, triệt để, tạo ra ít bùn thải mà không cần điều chỉnh pH. Tuy nhiên, chúng mới chỉ dừng lại ở dạng nghiên cứu, có chăng chỉ một số áp dụng với quy mô phòng thí nghiệm (Khánh, 2004). Vì thế khi bắt tay thực hiện luận án này chúng tôi mong muốn đạt được mục tiêu:

Giúp các nhà môi trường hiểu sâu hơn về đặc tính MN hoạt tính để có thể đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp và đóng góp cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu xử lý,

áp dụng keo tụ điệnh óa trong nước thải ngành nhuộm nói riêng và các loại nước thải khác nói chung trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khử màu một số loại màu nhuộm hoạt tính bằng phương pháp keo tụ điện hóa (Trang 34)