Các quầy của hiệu thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc của hiệu thuốc huyện đại từ tỉnh thái nguyên năm 2011 (Trang 50)

Căn cứ vào điều kiện điểm bán của từng quầy và khả năng của từng nhân viên bán hàng, hiệu thuốc cần xây dựng kế hoạch giao khoán chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho từng quầy, kiểm tra giám sát các quầy nghiêm chỉnh thực hiện theo quy chế bán hàng đã đề ra. Động viên khen thưởng

đối với những quầy hoàn thành tốt chỉ tiêu, đồng thời xử lý những quầy không hoàn thành kế hoạch và vi phạm vào nội quy quy chế bán hàng. Về

cơ cấu nhân sự, cần kịp thời bố trí công việc phù hợp hoặc động viên nghỉ

chế độ đối với 4 nhân viên bán hàng là dược tá để đảm bảo đúng lộ trình thực hiện quầy thuốc đạt chuẩn GPP theo quy định của Bộ Y tế.

Nhìn chung năm 2011 màng lưới cung ứng thuốc trên địa bàn huyện

Đại Từ rất rộng lớn hầu như xã nào cũng có quầy thuốc, có xã có tới 6 quầy thuốc, song chủ yếu là các quầy thuốc tư nhân. Tính đến thời điểm 31/12/2011 có tới 20/31 xã, thị trấn trong huyện chưa có quầy thuốc của hiệu thuốc, các quầy của hiệu thuốc chỉ chiếm trên 20,3% so với tổng số

các quầy thuốc (14/69). Đây thể hiện sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các quầy của hiệu thuốc và các quầy thuốc tư nhân. Đòi hỏi hiệu thuốc phải có những giải pháp hết sức phù hợp để giữ vững và mở rộng thị trường. Đó là những chính sách tổ chức hệ thống bán hàng có tính chất chọn lọc, chính sách marketing linh hoạt, phù hợp thị trường, nâng cao năng lực, kỹ năng bán hàng của mậu dịch viên về tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng. Kết hợp tổ chức quản lý tốt các quầy của hiệu thuốc, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng, tăng cường công tác quản lý các quầy thuốc,

đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thuốc phục vụ nhân dân an toàn và hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Với kết quả khảo sát hoạt động cung ứng thuốc của Hiệu thuốc huyện Đại Từ năm 2011 như trên, tôi có một số nhận xét kết luận như sau:

5.1.1. Hệ thống tổ chức quản lý của Hiệu thuốc huyện Đại Từ năm 2011. 2011.

Hệ thống trên được tổ chức theo mô hình và phương thức hạch toán báo sổ như thời bao cấp. Công ty khai thác và hạch toán quản lý giá đầu vào đầu ra, hiệu thuốc là bộ phận bán ra theo doanh số khoán và được hưởng chi phí từ công ty. Xét về góc độ kinh doanh trong giai đoạn hiện nay thì hệ thống tổ chức quản lý của Hiệu thuốc huyện Đại Từ là không phù hợp ở chỗ: Do phụ thuộc hoàn toàn vào công ty nên hiệu thuốc không có quyền khai thác hàng hóa, không nắm bắt được giá cảđầu vào, không tự điều chỉnh được giá bán ra cho phù hợp với thị trường nên không có khả

năng cạnh tranh với thị trường để đẩy mạnh bán ra tăng lợi nhuận. Chưa chủ động được trong khâu mở rộng các điểm bán hàng ở khu vực các xã. Nhìn chung trong năm qua màng lưới cung ứng thuốc trên địa bàn huyện

Đại Từ đã đảm bảo thuận lợi cho người dân đi mua thuốc tuy nhiên hệ

thống cung ứng của hiệu thuốc còn quá mỏng.

5.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh:

.- Nguồn thuốc mua vào của hiệu thuốc là nguồn nhập từ công ty cổ

phần dược và VTYT Thái Nguyên đã được kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng.

- Danh mục thuốc cung ứng của hiệu thuốc tương đối phong phú, đa dạng, tỷ lệ thuốc thiết yếu trong tổng số thuốc kinh doanh cơ bản đảm bảo nhu cầu thuốc thiết yếu phục vụ nhân dân. Tuy nhiên chưa kịp thời trong việc đáp ứng các mặt hàng thuốc cần thiết phục vụ bán theo đơn vì chưa có DSĐH đứng tên nhà thuốc.

- Doanh số bán ra của hiệu thuốc năm 2011 đạt thấp (5.524 triệu

đồng), không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, hiệu quả kinh doanh thấp (lương CBNV chỉ đạt 2.164.000 đồng/tháng). Điều này thể hiện hạn chế yếu kém trong hạch toán kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ của lãnh

đạo, nhân viên Hiệu thuốc Đại Từ.

- Trong những năm trước đây hoạt động kinh doanh của hiệu thuốc

đã có những bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, hiệu quả

kinh doanh cao (năm 2009 doanh số đạt 5.649 triệu đồng; năm 2010 đạt 6.801 triệu đồng) tạo ra lợi nhuận nâng cao thu nhập của người lao động.

Đến năm 2011, mặc dù có nhiều cố gắng song do cơ chế thị trường biến

động phức tạp cùng với sự chậm đổi mới của phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác kinh doanh cung ứng hàng hóa của đơn vị nên chưa hoàn thành được kế hoạch đặt ra, đời sống cán bộ CNV chưa được cải thiện.

5.2. Ý kiến, kiến nghị

Hiệu thuốc Đại Từ là đơn vị chuyên môn đóng trên địa bàn huyện,

để công tác kinh doanh, cung ứng thuốc phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo kịp thời, an toàn và hiệu quả, đời sống CBCNV được cải thiện trong những năm tiếp theo. Tôi xin có một số ý kiến kiến nghị sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2.1. Đối với Công ty CP Dược và VTYT Thái Nguyên

Đểđảm bảo cho công tác hoạt động kinh doanh cung ứng thuốc phù hợp và đạt hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, Công ty cần kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo quản lý từ công ty đến các huyện đồng thời cho thành lập chi nhánh tại các huyện thay cho các hiệu thuốc. Giao quyền và nghĩa vụ trong phạm vi hoạt động kinh doanh cho phép. Cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng, chủng loại phong phú thị hiếu với từng địa phương khi hiệu thuốc có nhu cầu. Đặc biệt

quan tâm đến giá cả đầu vào hạ để đảm bảo áp giá bán cạnh tranh trên thị

trường. Đầu tư cơ sở vật chất cho quầy, nhà kho chi nhánh đảm bảo việc bảo quản và cung ứng thuốc. Tiếp tục quan tâm, cử cán bộ, nhân viên đi học, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

5.2.2. Đối với Hiệu thuốc huyện Đại Từ

Nếu được thành lập chi nhánh, hiệu thuốc cần xây dựng kế hoạch củng cố kiện toàn bộ máy hoạt động, thành lập thêm một số quầy ở các

điểm đông dân cư mà chưa có quầy thuốc. Chủ động khai thác tận gốc các chủng loại hàng với giá đầu vào hạ đểđảm bảo hạch toán vừa có lãi vừa có giá bán ra cạch tranh với các quầy thuốc tư nhân.

Quản lý, giao chỉ tiêu doanh số cho các quầy thuốc với phương châm vừa “động” vừa “mở” trên cơ sở tính giá xuất nội bộ từ giá đầu vào sau khi trừ chi phí hợp lý trên tinh thần tiết kiệm, các quầy thuốc tự tính giá bán lẻ

sao cho phù hợp với thị trường. Có như vậy thì mậu dịch viên bán hàng mới chủ động bán hàng tăng doanh số đồng nghĩa với việc tăng thu nhập,

đây cũng chính là vấn đề để gắn kết mối quan hệ bền chặt giữa người lao

động với hiệu thuốc.

Thường xuyên quan tâm hơn nữa đến CBCNV làm công tác trực tiếp bán hàng, nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp, tư vấn sử

dụng thuốc cho khách hàng đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Hiệu thuốc cần tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ với Bệnh viện đa khoa huyện trong việc cung ứng thuốc và vật tư y tế, hợp tác hai bên cùng có lợi nhằm tăng doanh số bán hàng thầu. Mở rộng quan hệ với các cơ sở y tế công lập (bệnh viện, trạm y tế của các nhà máy, xí nghiệp) trên địa bàn

để bán hàng cho các cơ sở này nhằm tăng doanh số, tăng thu nhập đảm bảo

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc của hiệu thuốc huyện đại từ tỉnh thái nguyên năm 2011 (Trang 50)