0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Giám sát chất thải rắn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN CẦU CỬA ĐẠI - TP. HỘI AN (Trang 37 -37 )

3. Căn cứ pháp luật thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

6.2.4 Giám sát chất thải rắn

- Giám sát quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn của cơ sở. - Tần suất giám sát : 2 lần/năm

CHƢƠNG 7: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

7.1 Ý kiến của UBND phƣờng Cẩm Thanh:

UBND phường Cẩm Thanh hoàn toàn nhất trí việc đầu tư xây dựng dự án cầu Cửa Đại. Đồng thời, UBND cũng đề nghị Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 – Cineco 5 thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp xử lý môi trường như đã nêu trong báo cáo, nghiêm chỉnh chấp hành việc kiểm tra của các cơ quan chức năng về môi trường và thực hiện giám sát môi trường theo quy định. Ngoài ra, Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách của Nhà nước và địa phương và các khoản chi phí khác theo quy định, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng.

Ý kiến của nhân dân phường Cẩm Thanh:

Hầu hết người dân trong vùng đều tán thành việc đầu tư dự án Cầu Cửa Đại tại địa phương và thỏa mãn với mức đền bù đã được thực hiện, đồng thời mong muốn dự án sớm thực hiện để tạo cảnh quan đẹp cho khu vực.

7.2 Ý kiến của UBMT phƣờng Cẩm Thanh:

UBMT nhận thấy việc đầu tư xây dựng cầu Cửa Đại tại địa phương có một số mặt tích cực: thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng nguồn thu ngân sách, đẩy mạnh phát triển du lịch. Ngoài ra, công trình sẽ góp phần tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch của tỉnh nhà. Tuy nhiên, UBMT cũng có một số ý kiến đề nghị:

- Ban dự án phải thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý môi trường như đã nêu ra trong báo cáo nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Tạo điều kiện tiếp nhận lao động tại địa phương, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách, đồng thời quan tâm giúp đỡ địa phương trong công tác nhân đạo, từ thiện.

CHƢƠNG 8 NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

8.1 Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu, tài liệu tham khảo

1. Bộ xây dựng, 1989, Tiêu chuẩn ngành - Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội.

2. GS. Trần Ngọc Chấn, 2004, Ô nhiễm không khí và Xử lý khí thải, Tập 3, NXB KH&KT, Hà Nội.

3. Phạm Ngọc Đăng, 1997, Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội.

4. PGS. Tăng Văn Đoàn và cs, 2002, Kỹ thuật môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. TS.Trần Đức Hạ, 2006, Xử lý nước thải đô thị, NXB KH&KT, Hà Nội.

6. Lê Xuân Hồng, 2006, Cơ sở đánh giá tác động môi trường, Viện KH&CN Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. PTS. Hoàng Huệ, 1993, Giáo trình cấp thoát nước, NXB Xây dựng, Hà Nội.

8. Lương Đức Phẩm, 2003, Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Các tài liệu khác:

1. Các số liệu điều tra từ các ban ngành của địa phương. Số liệu được lập từ khảo sát thực tế.

2. Báo cáo đề tài "Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Miền Chiêm Ngói" do Công ty TNHH Mùa Vàng chủ trì với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Quảng Nam.

4. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

8.2 Phƣơng pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trƣờng 8.2.1 Danh mục các phƣơng pháp sử dụng

- Phương pháp thống kê: dựa trên những số liệu về tự nhiên (khí tượng, thuỷ văn, đặc điểm sinh thái...) và kinh tế - xã hội tại khu vực dự án do địa phương cung cấp để đánh giá về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội trong khu vực trước khi thực hiện dự án. Phương pháp này sẽ giúp dự báo được những hiện tượng tự nhiên (như mưa bão, lũ lụt...) có thể xảy ra và ảnh hưởng đến hoạt động của dự án sau này.

- Phương pháp khảo sát hiện trường: là phương pháp khảo sát các đặc điểm về địa lý, địa hình, hệ sinh thái… tại vị trí thực hiện dự án để đánh giá đối tượng và mức độ bị ảnh hưởng khi triển khai xây dựng khu du lịch.

- Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập nhằm đánh giá sơ bộ và dự báo mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động của dự án đến môi trường xung quanh.

- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã được ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc các tiêu chuẩn Việt Nam ban hành trước đó (đối với các tiêu chuẩn chưa được ban hành trong tập tiêu chuẩn 2006).

8.2.2 Đánh giá mức độ tin cậy của các phƣơng pháp đã sử dụng

- Phương pháp thống kê: có mức độ tin cậy cao do các số liệu được lấy từ thực tế qua một quá trình khảo sát của địa phương.

- Phương pháp khảo sát hiện trường: có mức độ tin cậy trung bình do phụ thuộc vào tính chủ quan của người khảo sát.

- Phương pháp đánh giá nhanh: có mức độ tin cậy không cao do các số liệu đưa ra không phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

- Phương pháp so sánh: có mức độ tin cậy cao vì việc so sánh được đánh giá dựa trên các con số cụ thể.

8.3 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

- Đánh giá về hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội:

Hiện trạng môi trường tự nhiên được đánh giá dựa trên hai cơ sở: từ các số liệu thực tế do địa phương cung cấp và từ quá trình khảo sát.

Hiện trạng môi trường kinh tế - xã hội được đánh giá dựa trên các số liệu thu thập từ thực tế do địa phương cung cấp.

Như vậy, hầu hết các đánh giá về hiện trạng môi trường là khá chính xác do hầu hết các nguồn số liệu đều lấy từ thực tế và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, việc đánh giá còn dự báo được xu hướng biến đổi của môi trường tự nhiên nếu triển khai thực hiện dự án tại khu vực và sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đánh giá các tác động trong quá trình thi công xây dựng:

Báo cáo đã nêu ra được tất cả các nguồn tác động phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng. Tuy nhiên, phần lớn các tác động chỉ được đánh giá ở mức độ định tính do thiếu các số liệu cần thiết cho quá trình tính toán. Do vậy, chúng tôi chỉ có thể đưa ra một cách khái quát các đánh giá về mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các nguồn tác động đó.

- Đánh giá các tác động phát sinh khi dự án đi vào hoạt động:

Hầu hết các nguồn tác động phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án đều được lượng hoá cụ thể trên cơ sở phân tích, tính toán từ các nguồn số liệu đáng tin cậy, do vậy đảm bảo độ tin cậy cần thiết.

- Đánh giá tác động của các sự cố môi trường do hoạt động của dự án:

Báo cáo đã nêu được các sự cố môi trường có thể xảy ra do hoạt động của dự án gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hầu hết các số liệu có liên quan đều được thu thập từ thực tế do địa phương cung cấp trong những năm gần đây (đối với sự cố do thiên tai) và từ các kinh nghiệm thực tiễn (đối với sự cố do hoạt động của dự án) nên có độ tin cậy cao.

Nhìn chung, các phương pháp sử dụng trong quá trình lập ĐTM cho dự án “cầu Cửa Đại” khá đơn giản, phổ biến và đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, các đánh giá hầu hết đều có cơ sở và đáng tin cậy.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Đại cơ bản đã xác định được khá đầy đủ các nguồn tác động phát sinh trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động của dự án. Báo cáo đã nêu ra được nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của dự án là nước thải và rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân, đồng thời đề xuất được biện pháp để giảm thiểu các tác động đó. Hầu hết các biện pháp giảm thiểu đưa ra khá đơn giản, phổ biến, vừa phù hợp với quy mô của dự án, song vẫn đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải cho phép.

Đây là một dự án nên việc tạo ra một môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp được coi là tiêu chí hàng đầu nhằm thu hút khách du lịch đến lưu trú và nghỉ dưỡng. Do vậy, tất cả các tác động tiêu cực đến môi trường sẽ được kiểm soát chặt chẽ và khắc phục bằng các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật như đã đề xuất trong báo cáo.

Công ty cam kết sẽ thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, các công trình xử lý môi trường sẽ được xây dựng và hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động, việc vận hành, quản lý các công trình xử lý môi trường sẽ bố trí cho cán bộ có chuyên môn đảm nhiệm để có biện pháp ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra.

Dự án khi triển khai tại địa phương sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, làm tăng nguồn thu ngân sách của Nhà nước và địa phương.

2. KIẾN NGHỊ

Chủ đầu tư xin cam kết tuân thủ Luật bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình xây dựng và hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chương trình giám sát môi trường như đã đề ra. Vậy kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường để dự án được triển khai đúng tiến độ.

PHỤ LỤC 1- PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Khu vực điều tra:

- Tên khu vực điều tra: ... - Số hộ dân: ... (hộ). Tổng số dân: ...(người). Bình quân:... người/hộ. - Tỷ lệ tăng dân số trung bình: ... %.

2. Tình trạng đất đai:

- Tổng diện tích đất:... (ha). Trong đó đất nông nghiệp: ... (ha). - Ðất công nghiệp: ...(ha). Ðất khác: ... (ha). 3. Tình hình kinh tế:

- Số hộ làm nông nghiệp: ... (hộ). Phi nông nghiệp: (hộ)

- Số người làm trong các xí nghiệp công nghiệp tại địa phương: (người) - Thu nhập: Bình quân:... đ/tháng.

Cao nhất: ...đ/tháng Thấp nhất: ...đ/tháng

- Số hộ giàu: ... (hộ). Số hộ nghèo: (hộ) 4. Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực: - Cơ quan, Trường học, Viện nghiên cứu: ...(cơ sở) - Nhà máy, Xí nghiệp công nghiệp: ...(cơ sở) - Bệnh viện, Trạm Y tế: ...(cơ sở) - Chợ: ... (cơ sở). Nghĩa trang: ...(cơ sở) - Ðình, chùa, nhà thờ: ...(cơ sở)

- Trình trạng giao thông, đường:

+ Ðường đất:... %. + Ðường cấp phối: ...% + Ðường bê tông: ... %. + Ðường gạch:... % - Tình trạng cấp điện, nước:

+ Số hộ được cấp điện: ... (hộ). + Số hộ được cấp nước: ... (hộ) 5. Tình hình sức khoẻ:

- Bệnh mãn tính: ...(người) - Bệnh nghề nghiệp: ...(người)

6. Các yêu cầu và kiến nghị của địa phương về Dự án:

Xác nhận của chính quyền địa phương Ngày... tháng.... năm Người điều tra

PHỤ LỤC 2- CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐTM SỬ DỤNG CHO LOẠI HÌNH DỰ ÁN

Các phương pháp đánh giá tác động môi trường sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM nói chung và đối với các Dự án xử lý nước thải sinh hoạt đô thị nói riêng là:

- Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án.

- Phương pháp lập bảng liệt kê (Checklist): Được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của Dự án và các tác động môi trường.

- Phương pháp ma trận (Matrices): Phương pháp này cho phép phân tích, đánh giá một cách tổng hợp tác động tương hỗ đa chiều đồng thời giữa các hoạt động của dự án đến tất cả các yếu tố tài nguyên và môi trường trong vùng dự án.

- Phương pháp mạng lưới (Networks): Mục đích của phương pháp này là phân tích, đánh giá các tác động song song và nối tiếp do các hoạt động dự án gây ra và được diễn giải theo nguyên lý “nguyên nhân - hệ quả”. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các tác động sơ cấp (bậc 1) và chuỗi các tác động thứ cấp (bậc 2, 3, 4 …).

- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam

- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng đội ngũ các chuyên gia để đánh giá các tác động môi trường.

- Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Việt Nam và các tổ chức quốc tế (Ví dụ: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án.

- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất Dự án và khu vực xung quanh.

- Phương pháp mô hình hóa môi trường: Mô phỏng các quá trình thực tế dưới dạng các phương trình toán học cho từng đại lượng. Dùng các phương pháp số

để giải các phương trình này trên máy tính sẽ tìm được các tham số (hoặc đại lượng) cần biết tại các thời điểm và các điểm không gian khác nhau.

- Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích: là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.

- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án.

- Những phương pháp khác (Phương pháp phỏng vấn cá nhân; phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) ...).

PHỤ LỤC 3- HÌNH ẢNH

Hình1- Bảng tóm tắt dự án

Hình 3- San lấp mặt bằng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN CẦU CỬA ĐẠI - TP. HỘI AN (Trang 37 -37 )

×