3. Căn cứ pháp luật thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
4.2.9 Các biện pháp giảm thiểu khác
Để giảm thiểu tối đa các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án, ngoài các biện pháp trên ,chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Các nguyên vật liệu tại khu vực dự án không được đốt và chôn lấp tùy tiện tại khu vực dự án.
- Không tích lũy các nguyên vật liệu thải dễ cháy,chúng được vận chuyển thường xuyên ra khỏi công trình.
- Hóa chất được sử dụng cho công trường sẽ được đăng ký trước.
- Các thiết bị và máy móc cơ khí được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn.
- Không sử dụng các phương tiên truyền thanh có dung lượng lớn trên công trường.
4.3 Các biện pháp phòng chống sự cố môi trƣờng
Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế chủ yếu như sau:
4.3.1 Chống cháy nổ
- Các máy móc thiết bị làm việc ở nhiệt độ ,áp suất cao sẽ được quản lí thông qua hồ sơ lí lịch ,được kiểm tra ,đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng nhà nước.Các thiết bị này sẽ được lắp đặt các đồng hồ đo nhiệt độ áp suất mức dung dịch trong thiết bị …nhằm giám sát các thông số kĩ thuật.
- Các loại dung môi và nguyên liệu dễ cháy sẻ được lưu trữ tại các kho cách li đặc biệt.
-Trong các khu vực có thể gây cháy ,công nhân không được hút thuốc , không mang bật lửa , diêm quẹt ,các dụng cụ phát ra lửa ,do ma sát tia lửa điện.
4.3.2 Hệ thống chống sét
- Lắp đặt hệ thống chống sét cho vị trí cao của khu vực dự án.
- Lắp đặt hệ thống thu sét ,thu điện tích tụ và cải tiến hệ thống theo các công nghệ mới nhằm đạt độ an toàn cao cho các hoạt động của dự án.
- Tiến hành lắp đặt hệ thống chống sét chung cho toàn bộ khu vực dự án và công trình kho.
- Sử dụng loại thiết bị chống sét tích cực,các trụ chống sét được bố trí để bảo vệ khắp dự án với độ cao bảo vệ tính toán là 12m.
- Tiến hành đầu tư theo tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng.
4.3.3 Phòng chống thiên tai:
- Thành lập đội phòng chống bão lụt, đội ứng cứu, cứu hộ tại chỗ, bồi dưỡng kiến thức phòng chống, ứng cứu khi có sự cố do thiên tai xảy ra.
- Xây dựng phương án phòng chống bão trước mùa mưa bão.
- Lắp đặt hệ thống cảnh báo, báo động, thiết kế hệ thống đường thoát hiểm trong khu dự án đang thi công. Xây dựng phương án di tản kịp thời, nhanh nhất đến nơi an toàn khi xảy ra sự cố.
- Vào mùa mưa bão, phải thường xuyên liên lạc với Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tại địa phương để cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp triển khai các phương án phòng chống bão lụt.
4.3 Sự cố sạt lở bờ:
Dự án được xây dựng nằm sát bờ sông, khu đất của dự án lại có khả năng chịu lực yếu nên rất dễ xảy ra hiện tượng sạt lở bờ. Do vậy, khi thiết kế, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng bờ kè quanh khu vực dự án.
Tiến hành kè kiên cố toàn bộ bờ sông dọc khu vực dự án bằng bê tông hoặc đá hộc, đồng thời trồng cây xanh dọc theo bờ kè vừa tạo cảnh quan, vừa chống sạt lở đất, sụt lún bờ sông.
CHƢƠNG 5: CAM KẾT THỤC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
Ban quản lý sắp xếp dân cư ven biển tinh Quảng Nam xin cam kết sẽ thực hiện đầy đủ tất cả các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng cũng như quá trình dự án đi vào hoạt động như đã đề xuất trong báo cáo.
* Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường:
- Trong giai đoạn thi công xây dựng:
+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu phát sinh trong quá trình xây dựng.
+ Thực hiện các biện pháp về an toàn lao động trong xây dựng, trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân.
- Khi dự án đi vào hoạt động:
Thực hiện đầy đủ các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường như đã đề xuất trong báo cáo, cụ thể như sau:
+ Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí như đã nêu ở mục 4.2.4.
+ Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước như đã nêu ở mục 4.2.6
+ Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn như đã nêu ở mục 4.2.7.
+ Thực hiện các biện pháp phòng chống sự cố môi trường do hoạt động của dự án như đã nêu ở mục 4.3.
+ Thực hiện tốt công tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường .
Công ty cam kết sẽ tiến hành xây dựng và hoàn thành tất cả các công trình xử lý môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động.
* Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường:
Công ty cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành:
- Đối với môi trường không khí xung quanh: đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005 (Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh).
- Đối với tiếng ồn: đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5949-1998 (Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép).
- Đối với nước thải sinh hoạt: đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 (Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt, mức II).
- Chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất sẽ được thu gom và hợp đồng với Công ty Công trình công cộng Hội An đưa đi xử lý theo quy định.
Chủ dự án xin cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.
CHƢƠNG 6: CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG
6.1 Chƣơng trình quản lý môi trƣờng
Các biện pháp quản lý môi trường tại khu vực dự án như sau:
- Lập kế hoạch quản lý môi trường: Xây dựng kế hoạch cụ thể về quản lý môi trường, bảo vệ môi trường khi dự án đi vào hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường. Kế hoạch tập luyện phòng chống các sự cố môi trường.
- Thực hiện giám sát môi trường hàng năm theo quy định. Giám sát hiệu quả của các công trình xử lý ô nhiễm, phát hiện các nguyên nhân gây biến động môi trường và xây dựng các giải pháp khống chế hữu hiệu.
- Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý môi trường, tham mưu xử lý các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của khu du lịch cho lãnh đạo Công ty.
- Tuyên truyền và giáo dục thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Thực hiện việc kiểm tra an toàn cháy nổ trong từng khu vực và thực tập các phương án phòng chống cháy nổ theo định kỳ.
6.2 Chƣơng trình giám sát môi trƣờng
Để đảm bảo môi trường phát triển bền vững, đem lại các lợi ích về hoạt động kinh doanh,của dự án, chủ dầu tư thực hiện các đợt giám sát môi trường, có kế hoạch và lịch trình cụ thể. Các số liệu sẽ được cập nhật thường xuyên để theo dõi, đánh giá và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường tại địa phương. Nếu có những biểu hiện ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh, Công ty sẽ có giải pháp khắc phục kịp thời và báo cho các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý phù hợp. Chương trình giám sát môi trường được thực hiện như sau:
6.2.1 Giám sát chất lƣợng nƣớc ngầm
Địa điểm đặt vị trí giám sát: 1 mẫu nước giếng khoan tại khu vực dự án - Tần suất giám sát : 2 lần/năm.
- Chỉ tiêu giám sát : pH, DO, độ dẫn, độ cứng, Nitrat, Sunfat, chất rắn tổng số, Mangan, kẽm, Sắt, Coiform, E.Coli.
- Tiêu chuẩn đánh giá : TCVN 5944-1995.
6.2.2 Giám sát chất lƣợng môi trƣờng nƣớc thải
Địa điểm khảo sát lấy mẫu : 2 mẫu trước và sau hệ thống xử lý nước thải. - Thông số giám sát : pH, COD, BOD5, TSS, NH3, H2S, phosphat, dầu mỡ, tổng coliform.
- Tần suất giám sát : 2 lần/năm.
- Tiêu chuẩn so sánh : TCVN 6772-2000 (Mức II).
6.2.3 Giám sát chất lƣợng nƣớc biển ven bờ
- Thông số giám sát : pH, DO, COD, BOD5, Fe, TSS, tổng coliform, dầu mỡ. - Địa điểm khảo sát lấy mẫu: 2 mẫu nước biển (cách bờ 10m và 150m), - Tần suất giám sát : 2 lần/năm
- Tiêu chuẩn so sánh : TCVN 5943-1995.
6.2.4 Giám sát chất thải rắn
- Giám sát quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn của cơ sở. - Tần suất giám sát : 2 lần/năm
CHƢƠNG 7: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
7.1 Ý kiến của UBND phƣờng Cẩm Thanh:
UBND phường Cẩm Thanh hoàn toàn nhất trí việc đầu tư xây dựng dự án cầu Cửa Đại. Đồng thời, UBND cũng đề nghị Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 – Cineco 5 thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp xử lý môi trường như đã nêu trong báo cáo, nghiêm chỉnh chấp hành việc kiểm tra của các cơ quan chức năng về môi trường và thực hiện giám sát môi trường theo quy định. Ngoài ra, Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách của Nhà nước và địa phương và các khoản chi phí khác theo quy định, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng.
Ý kiến của nhân dân phường Cẩm Thanh:
Hầu hết người dân trong vùng đều tán thành việc đầu tư dự án Cầu Cửa Đại tại địa phương và thỏa mãn với mức đền bù đã được thực hiện, đồng thời mong muốn dự án sớm thực hiện để tạo cảnh quan đẹp cho khu vực.
7.2 Ý kiến của UBMT phƣờng Cẩm Thanh:
UBMT nhận thấy việc đầu tư xây dựng cầu Cửa Đại tại địa phương có một số mặt tích cực: thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng nguồn thu ngân sách, đẩy mạnh phát triển du lịch. Ngoài ra, công trình sẽ góp phần tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch của tỉnh nhà. Tuy nhiên, UBMT cũng có một số ý kiến đề nghị:
- Ban dự án phải thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý môi trường như đã nêu ra trong báo cáo nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Tạo điều kiện tiếp nhận lao động tại địa phương, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách, đồng thời quan tâm giúp đỡ địa phương trong công tác nhân đạo, từ thiện.
CHƢƠNG 8 NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
8.1 Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu, tài liệu tham khảo
1. Bộ xây dựng, 1989, Tiêu chuẩn ngành - Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội.
2. GS. Trần Ngọc Chấn, 2004, Ô nhiễm không khí và Xử lý khí thải, Tập 3, NXB KH&KT, Hà Nội.
3. Phạm Ngọc Đăng, 1997, Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội.
4. PGS. Tăng Văn Đoàn và cs, 2002, Kỹ thuật môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. TS.Trần Đức Hạ, 2006, Xử lý nước thải đô thị, NXB KH&KT, Hà Nội.
6. Lê Xuân Hồng, 2006, Cơ sở đánh giá tác động môi trường, Viện KH&CN Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. PTS. Hoàng Huệ, 1993, Giáo trình cấp thoát nước, NXB Xây dựng, Hà Nội.
8. Lương Đức Phẩm, 2003, Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Các tài liệu khác:
1. Các số liệu điều tra từ các ban ngành của địa phương. Số liệu được lập từ khảo sát thực tế.
2. Báo cáo đề tài "Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Miền Chiêm Ngói" do Công ty TNHH Mùa Vàng chủ trì với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Quảng Nam.
4. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
8.2 Phƣơng pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trƣờng 8.2.1 Danh mục các phƣơng pháp sử dụng
- Phương pháp thống kê: dựa trên những số liệu về tự nhiên (khí tượng, thuỷ văn, đặc điểm sinh thái...) và kinh tế - xã hội tại khu vực dự án do địa phương cung cấp để đánh giá về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội trong khu vực trước khi thực hiện dự án. Phương pháp này sẽ giúp dự báo được những hiện tượng tự nhiên (như mưa bão, lũ lụt...) có thể xảy ra và ảnh hưởng đến hoạt động của dự án sau này.
- Phương pháp khảo sát hiện trường: là phương pháp khảo sát các đặc điểm về địa lý, địa hình, hệ sinh thái… tại vị trí thực hiện dự án để đánh giá đối tượng và mức độ bị ảnh hưởng khi triển khai xây dựng khu du lịch.
- Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập nhằm đánh giá sơ bộ và dự báo mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động của dự án đến môi trường xung quanh.
- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã được ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc các tiêu chuẩn Việt Nam ban hành trước đó (đối với các tiêu chuẩn chưa được ban hành trong tập tiêu chuẩn 2006).
8.2.2 Đánh giá mức độ tin cậy của các phƣơng pháp đã sử dụng
- Phương pháp thống kê: có mức độ tin cậy cao do các số liệu được lấy từ thực tế qua một quá trình khảo sát của địa phương.
- Phương pháp khảo sát hiện trường: có mức độ tin cậy trung bình do phụ thuộc vào tính chủ quan của người khảo sát.
- Phương pháp đánh giá nhanh: có mức độ tin cậy không cao do các số liệu đưa ra không phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Phương pháp so sánh: có mức độ tin cậy cao vì việc so sánh được đánh giá dựa trên các con số cụ thể.
8.3 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
- Đánh giá về hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội:
Hiện trạng môi trường tự nhiên được đánh giá dựa trên hai cơ sở: từ các số liệu thực tế do địa phương cung cấp và từ quá trình khảo sát.
Hiện trạng môi trường kinh tế - xã hội được đánh giá dựa trên các số liệu thu thập từ thực tế do địa phương cung cấp.
Như vậy, hầu hết các đánh giá về hiện trạng môi trường là khá chính xác do hầu hết các nguồn số liệu đều lấy từ thực tế và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, việc đánh giá còn dự báo được xu hướng biến đổi của môi trường tự nhiên nếu triển khai thực hiện dự án tại khu vực và sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đánh giá các tác động trong quá trình thi công xây dựng:
Báo cáo đã nêu ra được tất cả các nguồn tác động phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng. Tuy nhiên, phần lớn các tác động chỉ được đánh giá ở mức độ định tính do thiếu các số liệu cần thiết cho quá trình tính toán. Do vậy, chúng tôi chỉ có