Chi phí quản lý doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex giai đoạn 2003 (Trang 26 - 33)

III. Tình hình chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex từ 2003 –

9.Chi phí quản lý doanh

nghiệp 51.718 22.84 91.845 21.48 77.58 100.72 18.86 9.66 105.853 18.81 5.1 136.538 18.23 28.99 27.47

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Tôn Thị Thanh Huyền

Tổng chi hoạt động

kinh doanh bảo hiểm 226.358 100 427.66 100 88.93 534.137 100 24.89 562.864 100 5.38 749.054 100 33.08 34.87

Nguồn: công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

28

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:Th.S Tôn Thị Thanh Huyền

Từ số liệu về chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm như trên có thể biểu diễn tốc độ tăng qua biểu đồ sau:

Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PJICO từ năm 2003 đến năm 2005 có tốc độ tăng bình quân đạt 53,61% nhanh hơn mức bình quân 18,42% từ năm 2005 đến năm 2007. Có sự khác biệt rõ rệt này là do chiến lược chiếm lĩnh nhanh thị trường những năm trước 2005, cơ chế chi phí của công ty có phần nới lỏng để các nhân viên tranh thủ cơ hội cạnh tranh, lôi kéo khách hàng. Nhưng cơ chế quản lý chi phí của PJICO chưa chặt chẽ nên đã để xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực. Có nhiều nơi các nhân viên tìm cách khai tăng chi phí hoặc cấu kết với khách hàng để trục lợi bảo hiểm. Hơn nữa việc đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm chưa thực sự được chú trọng làm chi bồi thường nghiệp vụ tăng nhanh trung bình chiếm khoảng 68% trong tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Từ những tồn tại trên mà năm 2006 PJICO đã thay đổi chiến lược kinh doanh của mình sang phát triển ổn định, bền vững, các công tác thanh tra kiểm tra được giám sát chặt chẽ, đồng thời có những chính sách khai thác các nghiệp vụ hợp lý. Nhờ vậy, mà năm 2006 và đặc biệt năm 2007 PJICO đã quản lý chi phí tốt và đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

1. Về chi bồi thường bảo hiểm gốc.

Chi bồi thường bảo hiểm gốc của công ty PJICO là một khoản chi lớn nhất, hàng năm tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm gốc thường chiếm trên 50% tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tốc độ tăng bình quân về chi bồi thường bảo hiểm gốc từ 2003-2007 là 27,93%. Như vậy tốc độ tăng chi phí bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu bảo hiểm gốc( 27,27%) nên công ty cần có chính sách quản lý doanh thu và các nghiệp vụ bảo hiểm chặt

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Thư

Bảo Hiểm 46b-ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:Th.S Tôn Thị Thanh Huyền

chẽ hơn đồng thời thực hiện công tác quản lý rủi ro tốt hơn. Từ đó có thể tiết kiệm được chi bồi thường.

Mặc dù thế mạnh của PJICO là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới với tốc độ tăng doanh thu hàng năm khoảng 30%, vươn lên dẫn đầu thị trường về bảo hiểm xe máy. Nhưng hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm này không thực sự hiệu quả và chưa đem lại lợi nhuận cho công ty.

Tỷ lệ bồi thường các nghiệp vụ năm 2007 của công ty có chuyển biến tích cực so với 2006, tỷ lệ bồi thường của hầu hết các nghiệp vụ đều giảm như: nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tỷ lệ bồi thường 2007 là 16,7% giảm so với tỷ lệ bồi thường 18,2% năm 2006, hay nghiệp vụ bảo hiểm tàu biển tỷ lệ bồi thường 2007 của công ty là rất tốt khoảng 35,8%...Tuy nhiên tỷ lệ bồi thường xe ô tô năm 2007 là 75% đã giảm 9% so với 2006 nhưng vẫn rất cao hơn mức bình quân thị trường. Do đó nghiệp vụ ô tô lỗ. Công tác chi bồi thường nghiệp vụ ô tô ở một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc chưa hạch toán doanh thu phí bảo hiểm đã chi bồi thường. Trong thời gian tới công ty cần rà soát chặt chẽ để tìm hiểu nguyên nhân và việc quản lý chi phí bồi thường được tuân thủ đúng quy định của công ty và pháp luật. Bên cạnh đó tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xe máy năm 2007 là 12,2% giảm so với tỷ lệ bồi thường là 36% năm 2006, tuy nhiên tỷ lệ bồi thường thấp và giảm nhiều chủ yếu do việc bán bảo hiểm xe máy 2 năm.

Nghiệp vụ tàu thủy hàng năm vẫn giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh thu của công ty PJICO. Do công ty có chủ trương đúng đắn trong việc hoạch định chiến lược khai thác như: không nhận bảo hiểm đối với các tàu nhỏ dưới 1000MT, tàu lắp máy cũ, tàu già (trên 20 tuổi thuộc các chủ tàu nhỏ, lẻ) nên tỷ lệ bồi thường là rất tốt ở khoảng 35,8%. Tương tự như vậy nghiệp vụ tàu thủy năm 2007 công ty đã loại trừ trách nhiệm đối với hàng hóa, đâm va, nên tỷ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Thư

Bảo Hiểm 46b-ĐH Kinh Tế Quốc Dân

30

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:Th.S Tôn Thị Thanh Huyền

lệ bồi thường năm 2007 của công ty khả quan hơn so với tổn thất chung của thị trường, tỷ lệ bồi thường 60%.

2. Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm.

Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm là khoản chi khi hợp đồng nhận tái bảo hiểm gặp rủi ro theo quy định trong hợp đồng tái bảo hiểm. Khoản chi này phản ánh trình độ kinh doanh tái bảo hiểm của doanh nghiệp, một doanh nghiệp nếu đánh giá được rủi ro khi nhận tái bảo hiểm tốt thì tỷ lệ chi bồi thường sẽ ít và mang lại lợi nhuận cho công ty. Tỷ lệ bồi thường nhận tái bảo hiểm của PJICO qua các năm 2003-2007 như sau:

Bảng 9: Tỷ lệ bồi thường nhận tái bảo hiểm của PJICO từ 2003 – 2007

Đơn vị: tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Năm2003 Năm2004 Năm2005 Năm2006 Năm2007 Tốc độ tăngbình quân(%) Doanh thu 22,249 39,263 38.789 41,490 51,79 8 23,52 Bồi thường 5,722 12,081 19,063 20,503 37,78 6 60,36 Tỷ lệ bồi thường/doanh thu (%) 25,72 30,61 49,15 49,42 72,94 -

Nguồn: công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Thư

Bảo Hiểm 46b-ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:Th.S Tôn Thị Thanh Huyền

Mặc dù những năm gần đây tiền lực tài chính cuả PJICO càng tăng, hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm ngày càng được mở rộng và được chú trọng, doanh thu nhận tái bảo hiểm có tốc độ tăng bình quân từ 2003-2007 là 23,52% nhưng do kinh nghiệm chưa nhiều hoạt động đánh giá rủi ro trước khi nhận tái bảo hiểm bước đầu thực hiện nên tỷ lệ bồi thường nhận tái bảo hiểm còn cao, tốc độ tăng bình quân của chi bồi thường nhận tái bảo hiểm từ 2003-2007 là 60,36%. Để hoạt động nhận tái bảo hiểm đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận của PJICO thì công ty cần phải chuyên nghiệp hơn trong việc đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm và nghiên cứu phương pháp tái bảo hiểm tối ưu cho từng hợp đồng.

3. Chi trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Chi trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là khoản chi đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Quỹ dự phòng nghiệp vụ nhằm mục đích thanh toán cho các trách nhiệm còn lại của doanh nghiệp khi năm tài chính kết thúc. Mặc dù tiền này vẫn nằm trong tay doanh nghiệp bảo hiểm nhưng không thuộc vào doanh nghiệp, đây là khoản nợ doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải trả trong tương lai.

Từ bảng cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho thấy từ năm 2003-2007 thì có năm 2005 và 2007 là sử dụng đến khoản chi bồi thường từ dự phòng dao động lớn. Đây là quỹ dự phòng sẽ được chia ra khi có sự biến động lớn về xác suất rủi ro gây ra những tổn thất nhằm khắc phục những tổn thất lớn nằm ngoài dự kiến xảy ra mà tổng phí giữ lại trong năm tài chính sau khi trích lập dự phòng phí và dự phòng bồi thường không đủ để chi trả bồi thường phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.

Các khoản trích dự phòng dao động lớn hàng năm vẫn được trích bình quân có tốc độ tăng khoảng 24,82% từ năm 2003-2007. Khoản trích này thường

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Thư

Bảo Hiểm 46b-ĐH Kinh Tế Quốc Dân

32

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:Th.S Tôn Thị Thanh Huyền

chiếm trên dưới 5% so với tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đây là khoản chi cần thiết theo quy định của Bộ Tài Chính, được áp dụng thống nhất với tất cả các loại hình nghiệp vụ là 5% phí giữ lại trong năm và được trích cho đến khi bằng 100% phí giữ lại.

Cũng từ bảng cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho thấy năm 2003 và 2004 có sự giảm dự phòng bồi thường làm tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm hơn 4%. Nhưng những năm gần đây cho thấy dự phòng bồi thường liên tục được trích thêm làm tăng tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm khoảng 2% điều này chứng tỏ xác suất rủi ro của những đơn bảo hiểm gần đây đã tăng. Vì vậy việc quản lý rủi ro phải được công ty thực hiện một cách chặt chẽ hơn và kiểm soát các hồ sơ bồi thường để đảm bảo chi đủ và đúng đối tượng, tránh nguy cơ trục lợi bảo hiểm.

4.Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Ngoài các khoản chi trực tiếp kinh doanh bảo hiểm như trên thì hàng năm các khoản chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty PJICO cũng chiếm khoảng trên dưới 12% tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tốc độ tăng bình quân của khoản chi này từ 2003 – 2007 khoảng 27,93%. Các khoản chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty PJICO qua các năm từ 2003 – 2007 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 10: Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PJICO từ 2003 – 2007

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ tăng bình quân(%) 1. Chi khác hoạt động

kinh doanh bảo hiểm gốc 28,788 47,818 63,364 62,025 77,699 28,17

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Thư

Bảo Hiểm 46b-ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:Th.S Tôn Thị Thanh Huyền

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex giai đoạn 2003 (Trang 26 - 33)