Dự báo về ngành giầy da và định hướng phát triển của ngành đến năm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường của Công ty Da giầy Hà Nội (Trang 112)

III. Phân tích thực trạng hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường nội địa của Công ty da giầy Hà Nộ

1. Dự báo về ngành giầy da và định hướng phát triển của ngành đến năm

năm 2010

Trong chiến lược phát triển đến năm 2010, ngành giầy đồ da xác định mục tiêu hướng ra xuất khẩu thu hút ngoại tệ tự cân đối các điều kiện sản xuất và phát triển. Đồng thời không ngừng cũng cố thị trường trong nước phải thỏa mãn nhu cầu tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Ngành da giầy đã đề ra những chỉ tiêu:

Khẳng định quan điểm hướng ra xuất khẩu, chuyển từ gia công xuất khẩu sang chủ động sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, tìm kiếm thị trường xuất khẩu đảm bảo nâng cao thành quả, hiệu quả và lợi nhuận. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa công nghiệp thuộc da cao su, dệt, phẩm chất… với các công ty sản xuất giầy dép. Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, khai thác tối đa tiềm năng của thị trường nội địa phục vụ tốt đến người tiêu dùng trong nước. Chú trọng khâu thiết kế và sáng tạo mẫu, đổi mới thiết bị, đồng bộ sản phẩm tạo thế chủ động sản xuất. Đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển ngành cũng như mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ mỹ thuật của ngành đảm bảo tiếp thu nhanh chóng công nghệ, kỹ thuật, dây chuyền sản xuất hiện đại. Chú trọng đầu tư chiều sâu để cân đối lại các dây chuyền sản xuất cho đồng bộ, bổ sung thiết bị, thay thế các thiết bị lạc hậu, cải tạo nâng cấp một số thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm tăng sản lượng, tăng năng suất, giảm chi phí, mở rộngmặt hàng, khắc phục ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa, ngành da giầy Việt Nam tham gia phân công lao động quốc tế thể hiện sản phẩm giầy da Việt Nam được chấp nhận trên thị trường thế giới. Điều đó cũng có nghĩa là ngành giầy da Việt Nam phải cạnh tranh, tìm kiếm vị trí xứng đáng, đồng thời phải có nhãn hiệu gắn cho sản phẩm là của Việt Nam.

Với quan điểm và định hướng trên, ngành da giầy Việt Nam cần có chiến lược phát triển thích hợp, có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, đầu tư một cách toàn diện, công nghệ, nghiên cứu thị trường, đào tạo nhân lực… làm được điều đó thì ngành da giầy sẽ là ngành có thế mạnh trong cơ cấu ngành sản xuất mặt hàng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường của Công ty Da giầy Hà Nội (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w