Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường của Công ty Da giầy Hà Nội (Trang 41)

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỘT CUỘC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

2.Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

2.1 Khách hàng

Đối tượng và mục đích nghiên cứu của một cuộc nghiên cứu thị trường chính là khách hàng, việc nghiên cứu thị trường cũng nhằm đạt được kết quả cuối cùng là sự thỏa mãn của khách hàng. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi khách hàng và tiên liệu những biến đổi về nhu cầu của họ. Để việc nắm và theo dõi thông tin về khách hàng, doanh nghiệp thường tập trung vào năm loại khách hàng tương ứng với năm thị trường sau: Thị trường người tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân. khách hàng này cũng là đối tượng nghiên cứu chính của các hoạt động nghiên cứu thị trường. Đây là những người cấu tạo nên bộ phận chính thức trong cơ cấu thị trường tiêu thụ có số lượng lớn nhất và là lực lượng tiêu thụ chính đối với những sản phẩm tiêu dùng. Thị trường thứ hai đó chính là các tổ chức và các doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ để gia công chế biến thêm sử dụng vào quá trình sản xuất khác đó chính là những khách hàng mua phần lớn các sản phẩm công nghiệp. đặc điểm của khách hàng này là có số lượng ít song khối lượng sản phẩm mà họ mua thì rất lớn những khách hàng này là đối tượng nghiên cứu của các nhà hoạt động marketing công nghiệp. Thị trường thứ ba là thị trường các

trung gian marketing hay chính là các nhà bán buôn, bán lẻ. Khách hàng này là các tổ chức và cá nhân mua hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp và bán lại cho các tổ chức, các nhân khác nhằm mục đích kiếm lời. Khách hàng này là một trong những thành viên cấu tạo nên kênh phân phối. Thường thì các doanh nghiệp khi tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường phải thông qua các trung gian để tổ chức, bố trí địa điểm thực hiện nghiên cứu hay thu thập thông tin của thị trường. Khách hàng thứ tư có thể kể đến đó là các cơ quan và tổ chức của chính phủ, khách hàng này mua hàng hóa và dịch vụ cho mục đích sử dụng trong lĩnh vực quản lý và hoạt động công cộng một trong những hoạt động marketing quan trọng nhất đối với khách hàng này là marketing quan hệ. Hoạt động nghiên cứu thị trường cũng cần marketing quan hệ nhằm mục đích tiếp cận nguồn thông tin về pháp luật, quản lý, và các tài liệu chứa đựng những thông tin quan trọng liên quan đến công việc nghiên cứu. Khách hàng cuối cùng trong phân loại khách hàng đó là khách hàng nước ngoài hày khách hàng quốc tế bao gồm người tiêu dùng, người sản xuất, người mua trung gian và Chính phủ của các quốc gia khác. Công tác nghiên cứu thị trường đối với thị trường nước ngoài là một công việc cực kỳ khó khăn về mọi mặt. Hoạt động nghiên cứu này khi được tiến hành ở nước ngoài cần thiết phải có sự cộng tác với các cơ quan chức năng của nước ngoài hay là những khách hàng hiện có trên thị trường này.

Có nhiều cấp độ hay phân loại cạnh tranh mỗi một đối thủ cạnh tranh công ty sẽ có một chiến lược khác nhau để thích ứng. Hoạt động nghiên cứu thị trường khi xem xét một vấn đề cần liên hệ với nhiều vấn đề khác có liên quan trong đó đối thủ cạnh tranh là một mục tiêu lớn của việc nghiên cứu. Khi nghiên cứu thị trường mục đích là nhằm nhận biết được nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu đó tốt hơn song việc thỏa mãn nhu cầu của công ty có nhiều cấp độ khác nhau, cơ sở của mức độ thỏa mãn này chính là việc dựa vào khả năng thỏa mãn nhu cầu của đối thủ cạnh tranh. Một cuộc nghiên cứu thị trường thành công là một cuộc nghiên cứu mà sau đó những chiến lược marketing của công ty làm cho khách hàng thỏa mãn tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Một công ty sẽ không đạt được mục đích khi dịch vụ kèm theo sản phẩm của họ kém hơn đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra nghiên cứu thị trường cũng nghiên cứu về những điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh thông qua những thông tin đánh giá, nhận xét của thị trường. Việc nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh sẽ góp phần vào chiến thắng cho doanh nghiệp trên thương trường.

2.3 Công chúng trực tiếp

Công chúng trực tiếp là bất kỳ một nhóm, một tổ chức nào đó có mối quan tâm thực sự hoặc sẽ quan tâm hay ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Mọi công ty đều hoạt động trong

một môi trường marketing bị vây bọc hay chịu tác động của hàng loạt tổ chức công chúng. Hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ do công chúng quyết định, họ có thể ủng hộ hay chống lại các quyết định marketing của doanh nghiệp từ đó có thể gầy thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp. Để thành công doanh nghiệp phải phân loại và thiết lập mối quan hệ với công chúng đúng mức với từng nhóm và từng tổ chức. Hoạt động nghiên cứu thị trường phải có sự lựa chọn công chúng chính xác và xem xét những đánh giá, nhận xét của họ về hình ảnh của công ty.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường của Công ty Da giầy Hà Nội (Trang 41)